340+ Câu hỏi trắc nghiệm môn Đấu thầu

tracnghiem.net sưu tầm và chia sẻ đến các bạn 300+ câu hỏi trắc nghiệm môn Đấu thầu có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về đấu thầu, quá trình tổ chức đấu thầu, các gói thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!

349 câu
552 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)

Chọn phần

ADSENSE
  • Câu 1:

    Phương thức đấu thầu một giai đoạn - một túi hồ sơ được áp dụng cho các hình thức lựa chọn nhà thầu nào?


    A. Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ


    B. Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp.


    C. Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp


    D. Tất cả các hình thức a, b, c.


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

    Phát biểu nào sau đây là đúng về áp dụng các phương thức đấu thầu?


    A. Phương thức một giai đoạn - một túi hồ sơ và một giai đoạn - hai túi hồ sơ: có thể áp dụng cho gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp tùy theo quy mô, tình chất của gói thầu.


    B. Phương thức hai giai đoạn chỉ áp dụng cho các gói thầu đơn giản quy mô nhỏ.


    C. Phương thức một giai đoạn - một túi hồ sơ được áp dụng cho toàn bộ các gói thầu đấu thầu hạn chế


    D. Cả b và c là đáp án đúng. 


  • Câu 3:

    Hình thức chỉ định thầu được áp dụng trong trường hợp nào?


    A.  Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra dosự cố bất khả kháng


    B. Gói thầu cấp bách cần triển khai nhắm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo. 


    C. Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng


    D. Tất cả các phương án a, b, c. 


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.


    A. 0,03% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng (một triệu đồng) và tối đa là 30.000.000 (ba mươi triệu đồng)


    B. 0,05 % giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng (một triệu đồng) và tối đa là 30.000.000 (ba mươi triệu đồng)


    C. 0,07 % giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu đồng)


    D. 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu đồng)


  • Câu 5:

    Gói thầu nào không phải áp dụng Bảo đảm dự thầu khi tổ chức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh?


    A. Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn


    B. Gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn


    C. Gói thầu xây lắp, gói thầu hỗn hợp


    D. Gói thầu mua sắm hàng hóa


  • Câu 6:

    Hình thức đấu thầu nào phải áp dụng Bảo đảm dự thầu trong lựa chọn nhà thầu:


    A. Chỉ định thầu


    B. Mua sắm trực tiếp


    C. Đấu thầu hạn chế


    D. Tự thực hiện


  • Câu 7:

    Thời gian có hiệu lực của Bảo đảm dự thầu được quy định trong HSMT, HSYC như thế nào?


    A. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 10 ngày


    B. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 20 ngày


    C. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày


    D. Luật Đấu thầu không có quy định về thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Khi nhà thầu liên danh tham gia đấu thầu, thực hiện bảo đảm dự thầu như thế nào?


    A. Từng thành viên trong liên danh thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ với tổng giá trị cao hơn mức yêu cầu trong HSMT.


    B. Từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh.


    C. Từng thành viên trong liên danh thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ với tổng giá trị thấp hơn mức yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.


    D. Nhà thầu liên danh không phải thực hiện bảo đảm dự thầu


  • Câu 9:

    Nhà thầu được nhận lại bảo đảm dự thầu trong trường hợp nào?


    A. Trong thời hạn hai mươi ngày (20 ngày) đối với nhà thầu kể từ khi nhận được thông báo trúng thầu mà không tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.


    B. Rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau khi đóng thầu mà hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất vẫn còn hiệu lực.


    C. Nhà thầu trúng thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật Đấu thầu.


    D. Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu


  • Câu 10:

    Nhà thầu được đánh giá là độc lập về pháp lý và tài chính với nhà thầutư vấn, với chủ đầu tư, bên mời thầu khi:


    A. Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp.


    B. Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cố phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau.


    C. Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên. 


    D. Tất cả các phương án a, b, c.


  • Câu 11:

    Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu được quy định như thế nào?


    A. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định của Tổ chuyên gia.


    B. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu. 


    C. Việc đánh giá hồ sơ còn phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu


    D. Phương án b, c


  • Câu 12:

    Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu nào không sử dụng để đánh giá gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu hỗn hợp:


    A. Phương pháp giá thấp nhất


    B. Phương pháp giá đánh giá


    C. Phương pháp dựa trên kỹ thuật 


    D. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá 


  • Câu 13:

    Việc mở thầu được quy định như thế nào ?


    A. Việc mở thầu được tiến hành công khai và chỉ khi có đầy đủ tất các nhà thầu tham dự. 


    B. Việc mở thầu được thực hiện theo thứ tự nhà thầu nào nộp hồ sơ trước sẽ được mở thầu trước.


    C. Việc mở thầu không nhất thiết phải ngay sau thời điểm đóng thầu mà phụ thuộc vào quy định của từng đơn vị. 


    D. Việc mở thầu phải được tiến hành ngay trong vòng 01 giờ kể từ thời điểm đóng thầu.


  • Câu 14:

    Nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu:


    A. Việc xử lý tình huống trong đấu thầu phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. 


    B. Người có thẩm quyền là người ra quyết định xử lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.


    C. Việc xử lý tình huống trong đấu thầu phải căn cứ vào kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, nội dung của hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.


    D. Tất cả các phương án a, b, c.


  • Câu 15:

    Việc hủy đấu thầu sẽ không được thực hiện trong các trường hợp nào sau đây:


    A. Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã được nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.


    B. Bên mời thầu không lựa chọn được nhà thầu theo ý của mình.


    C. Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.


    D. Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.


  • Câu 16:

    Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:


    A. Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. 


    B. Việc thương thảo có thể làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch và trừ đi giảm giá (nếu có) tùy theo thỏa thuận của hai bên.


    C. Bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu tiến hành thương thảo tất cả các nội dung trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu. 


    D. Phương án b và c.


  • Câu 17:

    Hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn:


    A. Một gói thầu có thể được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng; trong một hợp đồng có thể áp dụng một hoặc nhiều loại hợp đồng quy định tại Điều 62 của Luật đấu thầu.


    B. Một gói thầu chỉ có một hợp đồng duy nhất.


    C. Hợp đồng được ký kết giữa các bên là hợp đồng dân sự, quy định không được sử dụng trọng tài khi xảy ra tranh chấp.


    D. Trường hợp là nhà thầu liên danh, thì người đứng đầu liên danh sẽ thay mặt liên danh đứng ra ký hợp đồng với chủ đầu tư.


  • Câu 18:

    Trong trường hợp nhà thầu liên danh, việc ký kết hợp đồng với chủ đầutư được quy định như sau:


    A. Người đứng đầu liên danh sẽ thay mặt liên danh đứng ra ký kết hợp đồng với chủ đầu tư


    B. Tất cả các thành viên tham dự liên danh đều phải ký tên trong hợp đồng với chủ đầu tư


    C. Việc ký tên trong hợp đồng với chủ đầu tư được quy định trong thỏa thuận liên danh


    D. Không có đáp án nào đúng.


  • Câu 19:

    Thành phần hợp đồng bao gồm:


    A. Văn bản hợp đồng; Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.


    B. Văn bản hợp đồng; Phụ lục hợp đồng (nếu có); Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; Biên bản hoàn thiện hợp đồng; Văn bản thỏa thuận về điều kiện hợp đồng; Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các văn bản làm rõ, Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.


    C. Văn bản hợp đồng; Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; Hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và các văn bản làm rõ. 


    D. Văn bản hợp đồng; Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; Văn bản thỏa thuận về điều kiện hợp đồng.


  • Câu 20:

    Có bao nhiêu loại hợp đồng với nhà thầu:


    A. 1


    B. 2


    C. 4


    D. 5


  • Câu 21:

    Các loại hợp đồng với nhà thầu được quy định trong Luật đấu thầu:


    A. Hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm


    B. Hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.


    C. Hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo đơn giá cố định.


    D. Hợp trọn gói, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. 


  • Câu 22:

    Phải áp dụng hợp đồng trọn gói đối với những gói thầu nào?


    A. Gói thầu xây lắp, hỗn hợp chưa xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng và có đơn giá có thể điều chỉnh căn cứ theo thỏa thuận trong hợp đồng.


    B. Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ. 


    C. Các gói thầu tư vấn phức tạp, kéo dài thời gian như tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng.


    D. Các gói thầu xây lắp, hỗn hợp quy mô nhỏ có đơn giá có thể điều chỉnh căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng. 


  • Câu 23:

    Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng của gói thầu không được tiến hành trong trường hợp nào sau đây:


    A. Trường hợp bất khả kháng, không liên quan đến phạm vi hoặc sơ suất của các bên tham gia hợp đồng.


    B. Thay đổi phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công do yêu cầu khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng. 


    C. Nhà thầu không thu xếp được nguồn vốn để thực hiện dự án theo đúng tiến độ.


    D. Bàn giao mặt bằng chậm tiến độ nhưng không làm kéo dài thời gian hoàn thành dự án thì các bên tham gia thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. 


  • Câu 24:

    Quy định nào sau đây về giám sát thực hiện hợp đồng là không chính xác:


    A. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm giám sát nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng.


    B. Chủ đầu tư không được phép trực tiếp thực hiện việc giám sát nhà thầu.


    C. Chủ đầu tư có thể trực tiếp thực hiện việc giám sát nhà thầu, cũng có thể thuê tổ chức, cá nhân bên ngoài.


    D. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có hành vi che dấu, thông đồng với tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm giám sát.


  • Câu 25:

    Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với các gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá trị:


    A. Không quá 3 tỷ đồng.


    B. Không quá 5 tỷ đồng.


    C. Không quá 7 tỷ đồng. 


    D. Không quá 9 tỷ đông.


ZUNIA9