500 câu trắc nghiệm Kỹ thuật an toàn lao động

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Kỹ thuật an toàn lao động dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng thuộc khối ngành kỹ thuật ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.

500 câu
521 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)

Chọn phần

ADSENSE
  • Câu 1:

    Dòng điện đi qua người theo đường nào là lớn nhất: 


    A. Từ tay qua tay. 


    B. Từ tay trái qua chân. 


    C. Từ tay phải qua chân. 


    D. Từ chân sang chân.


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

    Khi mở và đóng câu dao điện ta cần chú ý các biện pháp nào sau đây:


    A. Nên đeo găng tay khô, nghiêng đầu về một bên để tránh tình trạng bị bỏng do tia lửa điện gây nên lúc mở và đóng cầu dao


    B. Phải đi giầy cao su hoặc dùng tấm gỗ khô để lót dưới chân


    C. Vỏ ngoài của máy và cầu dao phải tiếp đất tốt


    D. Tất cả đều đúng


  • Câu 3:

    Nếu thấy có người bị điện giật bước đầu tiên chúng ta phải: 


    A. Chạy đi gọi người tới cứu chữa.


    B. Cấm dùng tay để kéo người bị giật ra khỏi nguồn điện.


    C. Ngắt nguồn điện hoặc tách người bị giật ra khỏi nguồn điện. 


    D. Tất cả đều đúng.


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Tác hại khi thiết bị chịu áp lực bị nổ vỡ:


    A. Khi bị nổ vỡ tác hại của nó gây ra rất lớn, có thể làm chết và bị thương nhiều người và sậy đổ công trình.


    B. Khi bị nổ vỡ tác hại của nó gây ra hư hỏng thiết bị.


    C. Khi bị nổ vỡ tác hại của nó gây ra tiếng nổ lớn gây khó chịu cho người vận hành.


    D. Tất cả đều đúng.


  • Câu 5:

    Yếu tố nguy hiểm là gì?


    A. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động


    B. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố có thể gây ra tai nạn lao động và bệnh nghệ nghiệp 


    C. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây ra cháy, nổ, mất an toàn lao động


    D. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố có hại


  • Câu 6:

    Yếu tố có hại là gì?


    A. Yếu tố có hại là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động


    B. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động


    C. Yếu tố có hại là yếu tố tác động làm người lao động bị bệnh nghề nghiệp sau quá trình lao động


    D. Cả a, b, c đều đúng


  • Câu 7:

    Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là gì?


    A. Là việc gây ra cháy, nổ, tai nạn lao động


    B. Là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường


    C. Là thiết bị lạc hậu trong quá trình sản xuất gây ra tai nạn lao động


    D. Cả a, b, c đều sai


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Thế nào là tai nạn lao động?


    A. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động


    B. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho người lao động có tỷ lệ thương tật từ 5 đến 10%


    C. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất


    D. Cả a, b, c đều sai


  • Câu 9:

    ATVSLĐ mang tính khoa học công nghệ bao gồm:


    A. Quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn


    B. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động trong quá trình lao động sản xuất


    C. Khoa học kỹ thuật về ATVSLĐ gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất


    D. Cả 3 câu a,b,c đều đúng


  • Câu 10:

    Công tác ATVSLĐ mang tính khoa học công nghệ phụ thuộc vào:


    A. Trình độ công nghệ sản xuất của xã hội.


    B. Các quy định về tổ chức lao động.


    C. Quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.


    D. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động trong quá trình lao động sản xuất.


  • Câu 11:

    Tính quần chúng của công tác ATVSLĐ thể hiện ở các khía cạnh sau:


    A. Quần chúng lao động là những người trực tiếp thực hiện quy phạm, quy trình. 


    B. Biện pháp kỹ thuật an toàn, cải thiện điều kiện làm việc. 


    C. Cả a và b đều đúng. 


    D. Cả a và b đều sai. 


  • Câu 12:

    Công tác ATVSLĐ bao gồm những nội dung chủ yếu sau:  


    A. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động trong quá trình lao động sản xuất.


    B. Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, các chính sách, chế độ bảo hộ lao động.


    C. Các quy định về tổ chức lao động.


    D. Cả 3 câu a, b, c đều đúng. 


  • Câu 13:

    Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh là:


    A. Kỹ thuật thông gió, điều hòa nhiệt độ, chống bụi, khí độc, kỹ thuật chống tiếng ồn và rung sóc, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường.


    B. Xác định vùng nguy hiểm. 


    C. Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn.


    D. Cả a và b,c đều đúng.


  • Câu 14:

    Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh phải được quán triệt ngay từ khâu:


    A. Thiết kế, xây dựng các công trình nhà xưởng.


    B. Tổ chức nơi sản xuất.


    C. Thiết kế, chế tạo các máy móc, thiết bị, quá trình công nghệ.


    D. Cả a, b,c đều đúng.


  • Câu 15:

    Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm:


    A. Các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức quản lý, cơ chế quản lý công tác lao động


    B. Chế độ nhằm đảm bảo sử dụng sức lao động hợp lý, khoa học


    C. Bồi dưỡng phục hồi sức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi


    D. Tất cả các câu trên đều đúng


  • Câu 16:

    Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên quan tâm theo dõi các vấn đề nào sau đây:


    A. Sự phát sinh các yếu tố có hại. Thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại. Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép


    B. Xác định vùng nguy hiểm


    C. Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh


    D. Cả a và b,c đều đúng


  • Câu 17:

    Công tác bảo hộ lao động phụ thuộc rất lớn vào: 


    A. Trình độ công nghệ sản xuất của xã hội


    B. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ


    C. Cả a và b đều đúng


    D. Cả a và b đều sai


  • Câu 18:

    Người lao động là người trực tiếp thực hiện quy phạm, quy trình và các biện pháp kỹ thuật an toàn, cải thiện điều kiện làm việc.Vì vậy bảo hộ lao động mang tính: 


    A. Bảo hộ lao động mang tính quần chúng.


    B. Bảo hộ lao động mang tính khoa học công nghệ.


    C. Bảo hộ lao động mang tính pháp luật.


    D. Cả a và b,c đều đúng.


  • Câu 19:

    Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn có tính chất bắt buộc rất cao là:


    A. Bảo hộ lao động mang tính quần chúng.


    B. Bảo hộ lao động mang tính khoa học công nghệ.


    C. Bảo hộ lao động mang tính pháp luật.


    D. Cả a, b, c đều đúng.


  • Câu 20:

    Muốn thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động chúng ta phải: 


    A. Tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động gắn liền với việc nghiên cứu cải tiến trang bị, cải tiến kỹ thuật công nghệ sản xuất.


    B. Nghiên cứu những vấn đề về kỹ thuật an toàn, cải thiện điều kiện làm việc...


    C. Nghiên cứu đưa vào chương trình tiến bộ kỹ thuật, công nghệ để huy động đông đảo cán bộ và người lao động tham gia.


    D. Cả a, b, c đều đúng.


  • Câu 21:

    Nghĩa vụ của người sử dụng lao động phải:


    A. Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.


    B. Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn – vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.


    C. Cả a và b đều sai.


    D. Cả a và b đều đúng.


  • Câu 22:

    Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm:


    A. Thực hiện huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn quy định, biện pháp an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động.


    B. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định.


    C. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động...


    D. Tất cả đều đúng.


  • Câu 23:

    Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm: 


    A. Phân công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp.


    B. Phối hợp với Công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của màng lưới an toàn viên và vệ sinh viên.


    C. Cả a và b đều đúng.


    D. Cả a và b đều sai.


  • Câu 24:

    Quyền của người sử dụng lao động được:


    A. Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn – vệ sinh lao động.


    B. Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn – vệ sinh lao động.


    C. Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra về an toàn – vệ sinh lao động, nhưng vẫn phải chấp hành các quyết định đó khi chưa có quyết định mới.


    D. Cả a và b,c đều đúng.


  • Câu 25:

    Chọn câu sai: Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm:


    A. Phân công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp.


    B. Phối hợp với Công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của màng lưới an toàn viên và vệ sinh viên.


    C. Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn – vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.


    D. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định.


  • Câu 26:

    Quyền của người lao động được yêu cầu người sử dụng lao động:


    A. Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cải thiện điều kiện lao động. 


    B. Trang bị, cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.


    C. Huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động. 


    D. Cả a và b,c đều đúng.


  • Câu 27:

    Chọn câu sai: Quyền của người lao động được:


    A. Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cải thiện điều kiện lao động


    B. Yêu cầu người sử dụng lao động huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động


    C. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc có sự cố nguy hiểm


    D. Tất cả đều đúng


  • Câu 28:

    Chọn câu sai: Nghĩa vụ của người lao động phải:


    A. Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, các thiết bị an toàn – vệ sinh nơi làm việc. 


    B. Nếu làm mất, làm hư hỏng thì phải bồi thường. 


    C. Từ chối làm công việc hoặc dời bỏ nơi làm việc, khi thấy nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng.


    D. Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.


  • Câu 29:

    Công đoàn là tổ chức đại diện cho:


    A. Người lao động.


    B. Người sử dụng lao động. 


    C. Đại diện cho pháp luật.


    D. Tất cả đều đúng.


  • Câu 30:

    Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức Công đoàn là:


    A. Công đoàn cơ sở thay mặt người lao động ký thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động.


    B. Tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động. 


    C. Cử đại diện tham gia vào các đoàn điều tra tai nạn lao động.


    D. Tất cả đều đúng.


ZUNIA9