Trắc nghiệm Con lắc đơn Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 50 N/m. Khi con lắc dao động điều hòa với biên độ 4 cm thì động năng cực đại của con lắc là
-
Câu 2:
Kéo con lắc đơn có chiều dài 2 m ra khỏi vị trí cân bằng một góc nhỏ so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ cho dao động. Khi đi qua vị trí cân bằng, dây treo vị vướng vào một chiếc đinh đóng dưới điểm treo con lắc một đoạn 1 m. Lất g = 10 m/s2. Chu kỳ dao động của con lắc là:
-
Câu 3:
Kéo con lắc đơn có chiều dài l = 1m ra khỏi vị trí cân bằng một góc nhỏ so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ cho dao động. Khi đi qua vị trí cân bằng, dây treo bị vướng vào một chiếc đinh đóng dưới điểm treo con lắc một đoạn 36cm. Lấy g = 10m/s2. Chu kì dao động của con lắc là
-
Câu 4:
Con lắc đơn dao động trong môi trường không khí. Kéo con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng 1 góc 0,1 rad rồi thả nhẹ. Biết lực cản của không khí tác dụng lên con lắc là không đổi và bằng 0,001 lần trọng lượng của vật, coi biên độ giảm đều trong từng chu kì. Số lần con lắc qua vi trí cân bằng rồi dừng lại là
-
Câu 5:
Khi làm thực hành về hiện tượng cộng hưởng cơ ta có hệ thống các con lắc đơn bố trí như hình vẽ.
Con lắc 1 là con lắc điều khiển. Kéo con lắc điều khiển 1 lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả nhẹ cho dao động. Các con lắc còn lại, con lắc nào dao động mạnh nhất?
-
Câu 6:
Có hai con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một nơi, có chiều dài hơn kém nhau 48 cm. Trong cùng một khoảng thời gian con lắc thứ nhất thực hiện được 20 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 12 dao động. Cho g = 10m/s2. Chu kỳ dao động của con lắc thứ nhất là:
-
Câu 7:
Có hai con lắc, trong cùng một khoảng thời gian con lắc thứ nhất thực hiện được 10 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 15 dao động. Tần số dao động của con lắc nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
-
Câu 8:
Trong bài thực hành khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn (Bài 6, SGK Vật lí 12), một học sinh đã tiến hành thí nghiệm, kết quả đo được học sinh đó biểu diễn bởi đồ thị như hình vẽ bên. Nhưng do sơ suất nên em học sinh đó quên ghi ký hiệu đại lượng trên các trục tọa độ Oxy. Dựa vào đồ thị ta có thể kết luận trục Ox và Oy tương ứng biểu diễn cho
-
Câu 9:
Một con lắc đơn có chiều dài 1 m, đầu trên cố định đầu dưới gắn với vật nặng có khối lượng m. Điểm cố định cách mặt đất 2,5 m. Ở thời điểm ban đầu đưa con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc a = 0,09 rad, rồi thả nhẹ khi con lắc vừa qua vị trí cân bằng thì sợi dây bị đứt. Bỏ qua mọi sức cản, lấy g = 9,8 m/s2. Tốc độ của vật nặng ở thời điểm t = 0,08 s có giá trị gần bằng:
-
Câu 10:
Biết bán kính trái đất là R=6400km, gia tốc trọng trường phụ thuộc vào độ cao theo biểu thức \( g = {g_0}\frac{{{R^2}}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}};{g_0} = {\pi ^2}m/{s^2}\) . Khi được đưa lên cao 3200km, một con lắc đơn có chu kì dao động điều hòa thay đổi một lượng bằng 1s so với ở mặt đất. Chiều dài dây treo con lắc là
-
Câu 11:
Một con lắc đơn treo vào trần một toa xe đặt trên đường nằm ngang. Khi xe đứng yên con lắc dao động với chu kỳ 2 s tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,86 m/s2. Khi xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 4 m/s2, con lắc dao động với chu kỳ gần bằng:
-
Câu 12:
Một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng 100 g, dao động tại nơi có g = 9,8 m/s2. Từ vị trí cân bằng đưa vật tới vị trí dây treo hợp phương thẳng đứng một góc 600 rồi buông cho vật dao động. Tại vị trí động năng bằng 3 lần thế năng, lực căng dây treo có độ lớn bằng:
-
Câu 13:
Cùng một nơi trên Trái Đất con lắc đơn có chiều dài l1 dao động với tần số f1 = 60 Hz, con lắc có chiều dài l2 dao động với tần số f2 = 80 Hz.Tần số dao động của con lắc đơn có chiều dài l1 + l2 dao động tại nơi đó bằng:
-
Câu 14:
Một con lắc đơn được treo trong thang máy, dao động điều hòa với chu kì T khi thang máy đứng yên. Nếu thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc \(\frac{g}{{10}}\) (g là gia tốc rơi tự do) thì chu kì dao động của con lắc là:
-
Câu 15:
Con lắc đơn m100g mang điện \(q = {4.10^{ - 4}}C,l = 1m,g = 10m/{s^2}\)đặt trong điện trường đều \(E = 2,{5.10^6}\). Để chu kì dao động của con lắc là 2s thì vectơ \(\overrightarrow E \) hợp với mặt phẳng dao động của con lắc đơn góc:
-
Câu 16:
Một con lắc đơn chiều dài l=1m, được treo vào trần một ôtô đang chuyển động theo phương ngang với gia tốc a, khi ở vị trí cân bằng dây treo hợp với phương thẳng đứng góc\(\alpha = {30^0}.\) Gia tốc của xe là:
-
Câu 17:
Một con lắc đơn treo vào trần một thang máy, cho\(g = 10 m/s^2\). Khi thang máy đứng yên chu kỳ dao động của con lắc là T=2s Khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2 thì chu kỳ dao động của con lắc là:
-
Câu 18:
Một con lắc đơn có chu kì T=2s khi đặt trong chân không. Quả lắc làm bằng một hợp kim khối lượng riêng \(D = 8,67g/cm^3\) Tính chu kì T’ của con lắc khi đặt trong không khí, sức cản của không khí xem như không đáng kể, quả lắc chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet, khối lượng riêng của không khí là d=1,3 g/l.
-
Câu 19:
Một con lắc đơn tạo bởi một quả cầu kim loại tích điện dương khối lượng m=1kg buộc vào một sợi dây mảnh cách điện dài l,4m. Con lắc được đặt trong một điện trường đều của một tụ điện phẳng có các bản đặt thẳng đứng với cường độ điện trường \(E = {10^4}\) V/m. Khi vật ở vị trí cân bằng sợi dây lệch 30° so với phương thẳng đứng. Cho g=9,8 m/s2, bỏ qua mọi ma sát và lực cản. Xác định chu kì dao động bé của con lắc đơn.
-
Câu 20:
Một con lắc đơn tạo bởi một quả cầu kim loại tích điện dương khối lượng m=1kg buộc vào một sợi dây mảnh cách điện dài l,4m. Con lắc được đặt trong một điện trường đều của một tụ điện phẳng có các bản đặt thẳng đứng với cường độ điện trường \(E = {10^4}\)V/m. Khi vật ở vị trí cân bằng sợi dây lệch 30° so với phương thẳng đứng. Cho g=9,8 m/s2, bỏ qua mọi ma sát và lực cản. Xác định điện tích của quả cầu.
-
Câu 21:
Một con lắc đơn gồm một sợi dây nhẹ không dãn, cách điện và quả cầu khối lượng m=100g. Tích điện cho quả cầu một điện lượng \(q = {10^{ - 5}}\)C và cho con lắc dao động trong điện trường đều hướng thẳng đứng lên trên và cường độ \(E = {5.10^4}\) V/m. Lấy gia tốc trọng trường là \(g = 9,8m/s^2\). Bỏ qua mọi ma sát và lực cản.
Tính chu kỳ dao động của con lắc. Biết chu kì dao động của con lắc khi không có điện trường là \({T_0} = 1,5s.\)
-
Câu 22:
Một con lắc đơn dây treo có chiều dài 0,5m, quả cầu có khối lượng m=10g. Cho con lắc dao động với li độ góc nhỏ trong không gian với lực F có hướng thẳng đứng từ trên xuống có độ lớn 0,04 N. Lấy \(g = 9,8m/s^2\), \(\pi = 3,14.\)Xác định chu kỳ dao động nhỏ?
-
Câu 23:
Người ta đưa một con lắc đơn từ mặt đất lên một nơi có độ cao 5 km. Hỏi độ dài của nó phải thay đổi như thế nào để chu kì dao động không thay đổi ( km)?
-
Câu 24:
Một con lắc đơn khi dao động trên mặt đất tại nơi có gia tốc trọng trường =9,819 m/s2 chu kỳ dao động là 2s. Đưa con lắc đơn đến nơi khác có 9,793 m/s2 mà không thay đổi chiều dài thì chu kì dao động là bao nhiêu?
-
Câu 25:
Một con lắc đơn dao động với chu kì 2s, đem con lắc lên Mặt Trăng mà không thay đổi chiều dài thì chu kì dao động của nó là bao nhiêu? Biết rằng khối lượng Trái Đất gấp 81 lần khối lượng Mặt Trăng, bán kính Trái Đất bằng 3,7 lần bán kính Mặt Trăng.
-
Câu 26:
Một con lắc đơn có dây treo tăng 20 % thì chu kỳ con lắc đơn thay đổi như thế nào?
-
Câu 27:
Để tăng chu kỳ con lắc đơn lên 5% thì phải tăng chiều dài của nó thêm:
-
Câu 28:
Một con lắc đang đơn dao động điều hòa với chu kỳ T trong thang máy chuyển động đều, khi thang máy chuyển động lên trên chậm dần đều với gia tốc bằng một nửa gia tốc trọng trường thì con lắc dao động với chu kỳ
-
Câu 29:
Một con lắc đơn đang dao động điều hòa trong thang máy thì thang máy bị đứt dây và rơi tự do. Chu kỳ của con lắc là bao nhiêu biết khi thang máy đứng yên con lắc dao động với chu kỳ T.
-
Câu 30:
Trong thang máy có một con lắc đơn và một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Nếu thang máy đi lên thẳng đều với vận tốc 2m/s thì:
-
Câu 31:
Một con lắc đơn có chiều dài dây là l được đặt trong thang máy, khi thang máy đứng yên con lắc dao động với chu kỳ T. Hỏi khi thang máy đi lên nhanh dần thì chu kỳ sẽ như thế nào?
-
Câu 32:
Cho một con lắc có dây treo cách điện, quả cầu m tích điện q. Khi con lắc đặt trong không khí nó dao động với chu kì T. Khi nó đặt vào trong một điện trường đều nằm ngang thì chu kì dao động sẽ:
-
Câu 33:
Đặt một con lắc đơn trong một chiếc xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a trên một đoạn đường nằm ngang tại nơi có gia tốc g. Chu kì dao động T' mới của con lắc được xác định bằng biểu thức nào sau đây?
-
Câu 34:
Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là l và vật nặng có khối lượng m, khối lượng riêng là D. Đặt con lắc dao động trong chân không thì chu kì dao động của nó là \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} .\) Nếu đặt con lắc trong không khí có khối lượng riêng D0 thì chu kì dao động của con lắc là:
-
Câu 35:
Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là l. Cho quả cầu của con lắc tích điện dương q và dao động nhỏ trong điện trường có đường sức hướng thẳng đứng lên trên. Tần số góc của con lắc là:
-
Câu 36:
Quả cầu kim loại con lắc đơn có khối lượng m=0,1kg tích điện \({10^{ - 7}}\)C được treo bằng một sợi dây mảnh không dãn, cách điện, chiều dài l tại nơi có gia tốc trọng trường \(g = 9,8m/s^2\)và được đặt trong một điện trường nằm ngang có cường độ \(E = {2.10^6}\) V/m. Ban đầu người ta giữ quả cầu để sợi dây có phương thẳng đứng vuông góc với phương của điện trường rồi buông nhẹ với vận tốc ban đầu bằng 0. Lực căng của sợi dây khi quả cầu qua vị trí cân bằng là
-
Câu 37:
Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 1m và vật nhỏ có khối lượng 100g mang điện tích \({2.10^{ - 5}}\)C. Treo con lắc đơn này trong điện trường đều với vectơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 5.104 V/m. Trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm treo song song với vectơ cường độ điện trường, kéo vật nhỏ theo chiều của vectơ cường độ điện trường sao cho dây treo hợp với vectơ gia tốc trọng trường một góc 54° rồi buông nhẹ cho con lắc dao động điều hòa. Lấy\(g = 10m/s^2\) Trong quá trình dao động, tốc độ cực đại của vật nhỏ là
-
Câu 38:
Một con lắc đơn treo trên trần của một toa xe đang chuyển động theo phương ngang. Gọi T là chu kì dao động của con lắc khi toa xe chuyển động thẳng đều và T' là chu kì dao động của con lắc khi toa xe chuyển động với gia tốc \(a \ne 0.\) Với góc là góc hợp bởi dây treo con lắc và phương thẳng đứng khi con lắc ở vị trí cân bằng. Hệ thức liên hệ giữa T' và T là:
-
Câu 39:
Treo con lắc đơn vào trần một ô tô tại nơi có gia tốc trọng trường \(g = 9,8m/s^2\). Khi ô tô đứng yên thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 2s. Nếu ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường thẳng nằm ngang với gia tốc 2 m/s2 thì chu kì dao động điều hòa của con lắc xấp xỉ bằng:
-
Câu 40:
Một con lắc đơn dao động điều hòa trong thang máy đứng yên tại nơi có gia tốc trọng trường g=9,8 m/s2 với năng lượng dao động là 150mJ, gốc thế năng ở vị trí cân bằng của quả nặng. Đúng lúc vận tốc của con lắc bằng 0 thì thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên với gia tốc 2,5 m/s2. Con lắc sẽ tiếp tục dao động điều hòa trong thang máy với năng lượng dao động
-
Câu 41:
Một con lắc đơn được treo trên trần một thang máy. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn a thì chu kỳ dao động điều hòa của con lắc là 2 s. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên chậm dần đều với gia tốc có cùng độ lớn a thì chu kỳ dao động điều hòa của con lắc là 3s. Khi thang máy đứng yên thì chu kỳ dao động điều hòa của con lắc là
-
Câu 42:
Một con lắc đơn được treo ở trần một thang máy. Khi thang máy đứng yên, con lắc dao động điều hòa với chu kì 0,5T0. Khi thang máy đi xuống thẳng đứng, nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn bằng một nửa gia tốc trọng trường tại nơi đặt thang máy thì con lắc dao động điều hòa với chu kỳ T' bằng:
-
Câu 43:
Một con lắc đơn có khối lượng vật nhỏ g đang dao động điều hòa. Đặt trên con lắc một nam châm thì vị trí cân bằng không thay đổi. Biết lực hút của nam châm tác dụng lên vật dao động của con lắc là 0,02 N. Lấy \(g = 10m/s^2\) Chu kỳ dao động của con lắc tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với lúc ban đầu?
-
Câu 44:
Cho con lắc đơn dao động điều hòa tại nơi có \(g=10 m/s^2\). Biết rằng trong khoảng thời gian 12s thì nó thực hiện được 24 dao động, vận tốc cực đại của con lắc là \(6\pi \) cm/s. Lấy \({\pi ^2} = 10.\) Giá trị góc lệch của dây treo ở vị trí mà ở đó thế năng của con lắc bằng động năng là:
-
Câu 45:
Con lắc đơn dao động điều hòa theo phương trình \(s = 16\cos \left( {2,5t + \frac{\pi }{3}} \right)cm.\) Những thời điểm nào mà ở đó động năng của vật bằng ba lần thế năng?
-
Câu 46:
: Một con lắc đơn gồm quả cầu nặng khối lượng m=500g treo vào một sợi dây mảnh dài Khi con lắc đang ở vị trí cân bằng thì cung cấp cho nó một năng lượng 0,015J, khi đó con lắc sẽ thực hiện dao động điều hòa. Biên độ dao động của con lắc là:
-
Câu 47:
Tại nơi có gia tốc trọng trường là 9,8 m/s2, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 6°. Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là 90g và chiều dài dây treo là 1 m. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, cơ năng của con lắc xấp xỉ bằng
-
Câu 48:
Con lắc đơn có chiều dài l=98cm, khối lượng vật nặng là m=90 g dao động với biên độ góc \(\alpha = {6^0}.\) tại nơi có gia tốc trọng trường \(g=9,8m/s^2\)m/s2. Cơ năng dao động điều hoà của con lắc có giá trị bằng:
-
Câu 49:
Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc \(\alpha = {5^0}.\) Với li độ góc \(\alpha \) bằng bao nhiêu thì động năng của con lắc gấp hai lần thế năng?
-
Câu 50:
Hai con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một nơi trên mặt đất, có năng lượng như nhau. Quả nặng của chúng có cùng khối lượng, chiều dài dây treo con lắc thứ nhất dài gấp đôi chiều dài dây treo con lắc thứ hai. Quan hệ về biên độ góc của hai con lắc là