Trắc nghiệm Hệ sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được mô tả trong câu ca dao “Tò vò mà nuôi con nhện, đến khi nó lớn nó quện nhau đi; tò vò ngồi khóc tỉ ti, nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào” là
-
Câu 2:
Các tài nguyên nào sau đây được xếp vào dạng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?
(1) Không khí sạch.(2) Năng lượng mặt trời.(3) Đất.
(4) Nước sạch.(5) Đa dạng sinh học.(6) Năng lượng gió.
(7) Năng lượng thủy triều.(8) Năng lượng sóng.
-
Câu 3:
Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tỷ lệ giới tính trong quần thể?
-
Câu 4:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Ổ sinh thái của một loài là "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
II. Do nhu cầu về ánh sáng của các loài cây khác nhau dẫn đến hình thành các các ổ sinh thái về ánh sáng khác nhau.
III. Các quần thể động vật khác loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn.
IV. Các loài chim cùng sinh sống trên một loài cây chắc chắn sẽ có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.
-
Câu 5:
Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 bậc dinh dưỡng.
II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
IV. Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài C sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài A
-
Câu 6:
Một quần thể sóc sống trong môi trường có tổng diện tích 185 ha và mật độ cá thể tại thời điểm cuối năm 2012 là 12 cá thể/ha. Cho rằng không có di cư, không có nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số 2220 cá thể.
II. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm quần thể có số cá thể ít hơn 2250.
III. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì sau 2 năm quần thể có mật độ là 13,23 cá thể/ha.
IV. Sau một năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 2115 cá thể thì chứng tỏ tỉ lệ sinh sản thấp hơn tỉ lệ tử vong
-
Câu 7:
Xét chuỗi thức ăn: Cỏ " Cào cào " Cá rô " Rắn " Đại bàng. Ở chuỗi thức ăn này có bao nhiêu loài là sinh vật tiêu thụ bậc 3
-
Câu 8:
Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là
-
Câu 9:
Khi nói về nhóm sinh vật sản xuất của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
-
Câu 10:
Xét một lưới thức ăn như sau:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích.
II. Nếu loài G bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.
III. Nếu hệ sinh thái trên bị nhiễm độc thì loài M bị nhiễm chất độc nặng nhất.
IV. Nếu loài M bị tuyệt diệt thì loài E sẽ tăng số lượng cá thể.
-
Câu 11:
Có bao nhiêu ví dụ sau đây không gây hại cho các loài tham gia?
I. Hải quỳ và cua làm tổ chung.
II. Phong lan sống bám trên cây gỗ.
III. Trùng roi sống trong ruột mối.
IV. Giun sống trong ruột lợn.
V. Vi khuẩn lam sống trên bèo hoa dâu.
VI. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào tạo thành địa y.
-
Câu 12:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hai loài có ổ sinh thái trùng nhau thì cạnh tranh với nhau.
II. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái.
III. Cạnh tranh khác loài là nguyên nhân làm thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài.
IV. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài.
-
Câu 13:
Trong các đặc điểm sau, kiểu phân bố ngẫu nhiên có bao nhiêu đặc điểm?
I. Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.
II. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
III. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.
IV. Các cá thể quần tụ với nhau để hỗ trợ nhau.
-
Câu 14:
Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng
I. Có 11 chuỗi thức ăn, trong đó chuỗi ngắn nhất có 4 mắt xích.
II. Nếu loài K bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ có tối đa 7 loài.
III. Loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn.
IV. Chuỗi thức ăn ngắn nhất chỉ có 3 mắt xích.
-
Câu 15:
Một loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, sinh sản của loài cá lớn. Loài cá ép sau khi bám lên cá lớn thì tạo nên các khe hở để 5 loài vi sinh vật khác bám lên và sinh sống nhưng không gây bệnh cho các loài tham gia. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ giữa các cá ép với các loài vi sinh vật là quan hệ kí sinh.
II. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ hỗ trợ khác loài.
III. Quan hệ giữa vi sinh vật với cá lớn là quan hệ hội sinh.
IV. Nếu loài cá ép tách khỏi cá lớn thì các loài vi sinh vật sẽ tách ra khỏi cá lớn.
-
Câu 16:
Trong các đặc điểm sau, kiểu phân bố ngẫu nhiên có bao nhiêu đặc điểm?
I. Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.
II. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
III. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.
IV. Các cá thể quần tụ với nhau để hỗ trợ nhau.
-
Câu 17:
Tảo giáp nở hoa làm chết các loài cá, tôm là mối quan hệ gì?
-
Câu 18:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hai loài có ổ sinh thái trùng nhau thì cạnh tranh với nhau.
II. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái.
III. Cạnh tranh khác loài là nguyên nhân làm thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài.
IV. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài.
-
Câu 19:
Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài sống trong một môi trường và sử dụng một nguồn thức ăn thì luôn có ổ sinh thái trùng nhau.
II. Các loài có ổ sinh thái giống nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau.
III. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường rộng hơn các loài sống ở vùng ôn đới.
IV. Hai loài có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau, khi sống chung trong một môi trường thì vẫn có thể không cạnh tranh với nhau.
-
Câu 20:
Ở rừng Amazôn, loài cây dây leo Stepsza. SP sống bám lên các loài cây thân gỗ nhưng không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cây thân gỗ. Một phần thân của cây Stepsza. SP phồng lên tạo thành khoang trống giúp cho loài kiến có nơi để sinh sống và làm tổ. Loài kiến này sử dụng sâu đục thân ở cây thân gỗ làm thức ăn. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ giữa loài Stepsza.SP và loài kiến là cộng sinh.
II. Quan hệ giữa loài kiến và cây thân gỗ là hợp tác.
III. Loài kiến là sinh vật thiên địch.
IV. Nếu số lượng kiến giảm thì số lượng cây thân gỗ sẽ giảm.
-
Câu 21:
Trong các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ có ít nhất một loài có hạn?
I. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
II. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
III. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
IV. Giun sán sống trong ruột lợn.
-
Câu 22:
Một lưới thức gồm có 10 loài sinh vật được mô tả như hình vẽ sau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn còn loài G chỉ tham gia vào 4 chuỗi thức ăn.
II. Trong lưới thức ăn này sinh khối loài A là nhỏ nhất.
III. Nếu loài A bị tiêu diệt thì lưới thức ăn này chỉ còn lại 8 chuỗi thức ăn
IV. Loài E có thể là một loài động vật không xương sống.
-
Câu 23:
Ở lần điều tra thứ nhất, người ta thấy kích thước quần thể chuồn chuồn ở một đầm nước là khoảng 50.000 cá thể. Tỷ lệ giới tính là 1 : 1. Mỗi cá thể cái đẻ khoảng 400 trứng. Lần điều tra thứ hai cho thấy kích thước quần thể của thế hệ tiếp theo là 50.000 cá thể và tỷ lệ giới tính vẫn là 1 : 1. Tỷ lệ sống sót trung bình (tới giai đoạn trưởng thành) trung bình của trứng là bao nhiêu?
-
Câu 24:
Khi tìm hểu về một hệ sinh thái, một học sinh xây dựng được một lưới thức ăn như hình bên. Sau đó, học sinh này ghi vào sổ thực tập một số nhận xét như sau:
I. Ở hệ sinh thái này có 2 loại chuỗi thức ăn.
II. Ở hệ sinh thái này có 6 chuỗi thức ăn và chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích.
III. Lưới thức ăn của hệ sinh thái này có 7 mắt xích.
IV. Nếu lúa bị loại bỏ khỏi quần xã thì hệ sinh thái này còn 4 chuỗi thức ăn.
Theo em, trong các nhận xét trên, có bao nhiêu nhận xét phù hợp.
-
Câu 25:
Xét một lưới thức ăn như sau:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích.
II. Quan hệ giữa loài C và loài E là quan hệ cạnh tranh khác loài.
III. Tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của 9 loài còn lại.
IV. Nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ bị giảm số lượng cá thể.
-
Câu 26:
Cho một sơ đồ lưới thức ăn giả định ở hình dưới đây. Mỗi chữ cái trong sơ đồ biểu diễn một mắt xích trong lưới thức ăn. Có bao nhiêu phát biểu về lưới thức ăn này là đúng?
I. Mắt xích có thể là sinh vật sản xuất là B
II. Mắt xích có thể là động vật ăn thịt là: D, E,A.
III. Mắt xích có thể là động vật ăn thực vật là: C, D, A
IV. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn trên có 5 mắt xích.
-
Câu 27:
Trong một hệ sinh thái, trong các nhóm loài sinh vật sau đây, có bao nhiêu nhóm loài thuộc sinh vật phân giải?
I. Các loài vi khuẩn phân giải xác chết của động, thực vật thành mùn cung cấp cho cây.
II. Các loài động vật ăn thực vật và bài tiết ra chất thải ra môi trường làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
III. Các loài động vật ăn thịt sử dụng các loài động vật khác làm thức ăn và phân giải thức ăn thành chất thải.
IV. Các loài nấm sử dụng các nguyên liệu thực vật để sinh truởng và phát triển.
V. Một số loài động vật không xương sống có khả năng sử dụng các chất mùn hữu cơ làm thức ăn và biến chất mùn hữu các thành các chất vô cơ.
-
Câu 28:
Tháp sinh thái nào sau đây luôn có đáy rộng, đỉnh hẹp?
-
Câu 29:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
I. Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
II. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
III. Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
IV. Bảo vệ các loài thiên địch.
-
Câu 30:
Cá đực bảy màu nước ngọt (Poecilia Reticulata) có các chấm sáng lớn trên thân hấp dẫn cá cái nhiều hơn do vậy làm tăng khả năng sinh sản. Đồng thời, cá đực cũng dễ dàng bị kẻ thù phát hiện trong tự nhiên, làm tăng khả năng bị ăn thịt. Xem xét cá đực từ 3 dòng sông khác nhau: X, Y và Z. Cá đực từ X có các chấm sáng lớn nhất, cá đực từ Y có chấm sáng trung bình và cá đực từ Z có chấm sáng nhỏ nhất. Mô tả nào sau đây về cá trong 3 dòng sông là đúng?
-
Câu 31:
Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây thường có tổng sinh khối lớn nhất?
-
Câu 32:
Nhận định đúng về vai trò của mối quan hệ cạnh tranh của sinh vật là
-
Câu 33:
Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về quan hệ cạnh tranh?
-
Câu 34:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
-
Câu 35:
Trong một ao nuôi cá mè, thực vật nổi là nguồn thức ăn trực tiếp của các loài giáp xác. Mè hoa và rất nhiều cá tạp như cá mương, cá thong dong, cân cấn coi giáp xác là thức ăn yêu thích. Vật dữ đầu bảng trong ao là cá quả chuyên ăn các loài cá mương, thong dong, cân cấn nhưng số lượng rất ít ỏi. Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong ao biển pháp sinh học đơn giản nhất là
-
Câu 36:
Cho các hình sau đây mô tả tháp sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và trên cạn
Nhận xét nào sau đây đúng?
-
Câu 37:
Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây thường có tổng sinh khối lớn nhất?
-
Câu 38:
Trật tự nào sau đây của chuỗi thức ăn là không đúng?
-
Câu 39:
Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái →Rắn hổ mang→ Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất?
-
Câu 40:
Cho các phát biểu sau:
(1) Cấu trúc lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp, từ bờ biển ra khơi đại dương.
(2) Trong quá trình diễn thế, sinh khối, tổng số lượng và sản lượng sơ cấp tinh đều tăng.
(3) Quần xã có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng ít thì càng ổn định và khó bị diệt vong vì sự cạnh tranh xảy ra ít.
(4) Sự cạnh tranh trong từng loài là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến độ đa dạng của quần xã.
Số phát biểu sai là:
-
Câu 41:
Xét một lưới thức ăn của hệ sinh thái trên cạn. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích.
II. Quan hệ giữa loài C và loài E là quan hệ cạnh tranh khác loài.
III. Trong 10 loài nói trên, loài A tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.
IV. Tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của 9 loài còn lại.
V. Nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ bị giảm số lượng cá thể.
-
Câu 42:
Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là:
-
Câu 43:
Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải xác chết và các chất hữu cơ.
II. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu sinh của môi trường.
III. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
IV. Hầu hết các loài động vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
V. Tất cả sinh vật sản xuất đều thuộc nhóm thực vật.
-
Câu 44:
Cho lưới thức ăn sau:
I. Có 11 chuỗi thức ăn.
II. Chuỗi thức ăn dài nhất 6 mắt xích.
III. Loài H tham gia vào 7 chuỗi thức ăn.
IV. Nếu tăng sinh khối của A thì tổng sinh khối của cả hệ sinh thái sẽ tăng lên.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
-
Câu 45:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
-
Câu 46:
Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài thú đều được xếp và nhóm sinh vật tiêu thụ.
II. Tất cả các loài vi khuẩn đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
III. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần vô cơ của môi trường.
IV. Chỉ có các loài thực vật mới được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
-
Câu 47:
Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 2?
-
Câu 48:
Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 bậc dinh dưỡng.
II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
IV. Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài H sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài A.
-
Câu 49:
Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 15 chuỗi thức ăn.
II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.
III. Nếu loài K bị tuyệt diệt thì loài lưới thức ăn này có tối đa 7 loài.
IV. Nếu loài E bị con người đánh bắt làm giảm số lượng thì loài M sẽ tăng số lượng.
-
Câu 50:
Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một hệ sinh thái luôn có các loài sinh vật và môi trường sống của sinh vật.
II. Tất cả các loài thực vật đều được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
III. Sinh vật phân giải có chức năng chuyển hóa chất vô cơ thành chất hữu cơ để cung cấp cho các sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái.
IV. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu sinh của hệ sinh thái.