Trắc nghiệm Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit Hóa Học Lớp 10
-
Câu 1:
Xác định a, b biết để a gam bột sắt trong không khí một thời gian được 7,52 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Hòa tan hết X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được 0,672 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y được b gam muối khan.
-
Câu 2:
Cần bao nhiêu gam Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được dung dịch X và 4,48 lít SO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất của S+6)
-
Câu 3:
Xác định SP khử biết hòa tan 2,4 gam hỗn hợp Cu, Fe có tỉ lệ mol 1 :1 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Kết thúc phản ứng thu được 0,05 mol 1 sản phẩm khử duy nhất có chứa lưu huỳnh.
-
Câu 4:
Tìm M biết hòa tan hoàn toàn 16,8 gam một kim loại M vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lít khí SO2 (đktc).
-
Câu 5:
Xác định R biết hòa tan hoàn toàn 13 gam một kim loại R hóa trị II vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 4,48 lít khí SO2 (đktc).
-
Câu 6:
Xác định X biết khi cho 7,2 gam Mg kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc thu được 1,68 lít khí X (đktc, là sản phẩm khử duy nhất).
-
Câu 7:
Cho m gam Zn tan vào H2SO4 đặc nóng thu được 6,72 lít hỗn hợp hai khí H2S và SO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 24,5. Tính giá trị của m.
-
Câu 8:
Cho m gam Cu kim loại tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 56 gam muối sunfat và V lít SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất của S+6 . Giá trị của m và V là
-
Câu 9:
Tính % khối lượng của Zn khi cho 21 gam hỗn hợp Zn và CuO vào 600 ml dung dịch H2SO4 0,5mol/l, phản ứng vừa đủ.
-
Câu 10:
Dùng 300 tấn quặng pirit (FeS2) có lẫn 20% tạp chất để sản xuất axit H2SO4 có nồng độ 98%. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng axit H2SO4 98% thu được là
-
Câu 11:
Tính CM thu được khi trộn 200 g dung dịch H2SO4 12% với 300 g dung dịch H2SO4 40%
-
Câu 12:
Tính V khí khi cho 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, dư.
-
Câu 13:
Axit sunfuric loãng tác dụng với?
-
Câu 14:
Tính chất của các chất phản ứng trong PTHH:
\(2Mg + SO_2 → 2MgO + S\)
-
Câu 15:
Điền hệ số phản ứng:
\({H_2}S + KMn{O_4} + {H_2}S{O_4}\xrightarrow{{}}{H_2}O + S + MnS{O_4} + {K_2}S{O_4}\)
-
Câu 16:
Cho 5,4 gam Al tác dụng với dung dịch H2SO4 vừa đủ thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
-
Câu 17:
Có thể phân biệt hai chất khí riêng biệt SO2 và H2S bằng chất gì?
-
Câu 18:
Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 11,5 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 2,8 lít (đktc). Kim loại M là
-
Câu 19:
Thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp X gồm KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152 gam. Khối lượng KCl trong 197 gam X là
-
Câu 20:
Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là
-
Câu 21:
Cấu hình electron ở trạng thái kích thích của S khi tạo SO2 là:
-
Câu 22:
Trong 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là
-
Câu 23:
Đun nóng 4,8 gam bột Mg với 9,6 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí), thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
-
Câu 24:
Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 39,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là
-
Câu 25:
Hấp thụ 4,48 lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
-
Câu 26:
Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2S và CO2 vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được 23,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của H2S trong X là
-
Câu 27:
Dẫn V lít khí SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Br2, thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào X, thu được 23,3 gam kết tủa. Giá trị của V là
-
Câu 28:
Dẫn từ từ V lít khí SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Br2, không thấy khí thoát ra. Thêm tiếp dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng, thu được 23,3 gam kết tủa. Giá trị của V là
-
Câu 29:
Hấp thụ 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Chất tan trong X là
-
Câu 30:
Sử dụng nước và hóa chất nào sau đây làm thuốc thử, có thể phân biệt các chất bột sau: NaCl, CaCO3, Na2S, K2SO3 , Na2SO4
-
Câu 31:
Hấp thụ V lít SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 21,7g kết tủa. Tính V
-
Câu 32:
Dẫn a mol SO2 vào dung dịch chứa 1,5a mol KOH. Phát biểu nào sau đây đúng?
-
Câu 33:
Sục 6,72 lít SO2 ở đktc vào dung dịch brom rồi cho dung dịch thu được tác dụng với BaCl2 dư, kết tủa thu được có khối lượng (g) là:
-
Câu 34:
Thể tích dung dịch KOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 0,3 mol SO2 là:
-
Câu 35:
Dẫn 2,24 lít khí SO2 (đkc) vào 200 ml dung dịch KOH 1,5M vậy khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được:
-
Câu 36:
Dẫn V lít (đktc) khí SO2 vào 200 ml dung dịch KOH 1M thu được 12 gam muối KHSO3. Vậy V có giá trị là:
-
Câu 37:
Dẫn khí SO2 qua 200 ml dung dịch Ba(OH)2 aM thu được 21,7 g kết tủa, thêm tiếp dung dịch NaOH đến dư vào lại thu thêm 10,85 gam kết tủa nữa. Tính a
-
Câu 38:
Hấp thụ 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 2M. Tính khối lượng muối thu được?
-
Câu 39:
Hấp thụ 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH aM. Tính a biết sau phản ứng chỉ thu được muối trung hòa.