Đề thi giữa HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Trãi
-
Câu 1:
Ai là chủ thể của hợp đồng lao động?
A. người sử dụng lao động và đại diện người lao động.
B. người lao động và người sử dụng lao động.
C. đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
D. người lao động và đại diện người lao động.
-
Câu 2:
Luật giao thông đường bộ quy định như sau: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường… Ai không tuân thủ quy tắc này là ...............
A. vi phạm kỷ luật
B. vi phạm nội quy
C. vi phạm pháp luật
D. vi phạm trật tự
-
Câu 3:
Vi phạm hình sự ở mức độ tội phạm nghiêm trọng đối với người chưa thành niên, khung hình cao nhất là bao nhiêu?
A. 7 năm
B. 5 năm
C. 3 năm
D. 8 năm
-
Câu 4:
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt như thế nào?
A. Xử phạt một hành vi
B. Xử phạt hành vi nguy hiểm nhất
C. Xử phạt hành vi gần nhất
D. Xử phạt tất cả các hành vi
-
Câu 5:
Lái xe vượt đèn đỏ là vi phạm gì?
A. hành chính.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
-
Câu 6:
Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm gì?
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỉ luật.
-
Câu 7:
Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là gì?
A. phạt tiền, cảnh cáo.
B. buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra.
C. tịch thu tang vật, phương tiện.
D. tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ.
-
Câu 8:
Cảnh sát giao thông phạt người không đội nón bảo hiểm. Cảnh sát giao thông đã ............
A. thi hành pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
-
Câu 9:
Văn bản của trường học không trái với văn bản của Sở giáo dục là thể hiện đặc trưng nào?
A. Tính quy phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Quy phạm phổ biến
D. Chặt chẽ về hình thức.
-
Câu 10:
Vì không chấp hành biện pháp phòng chống dịch Covid nên anh A bị phạt. điều đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính phổ biến.
B. Chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Quy phạm phổ biến
-
Câu 11:
Chị A khởi kiện gia đình hàng xóm vì lấn đất nhà chị. Trong trường hợp này pháp luật có vai trò gì?
A. giải quyết kiện tụng.
B. ổn định trật tự xã hội.
C. quản lí xã hội.
D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
-
Câu 12:
Để phòng chống dịch Covid 19 lây lan, nhà nước ra quy định đeo khẩu trang nơi công cộng. Điều này thể hiện bản chất gì của pháp luật?
A. Áp đặt.
B. Xã hội.
C. Bắt buộc.
D. Quyền lực.
-
Câu 13:
Theo quy định của pháp luật, quyền của công dân không tách rời .............
A. lợi ích hợp pháp của công dân.
B. trách nhiệm pháp lí của công dân.
C. nghĩa vụ của công dân.
D. nhu cầu chính đáng của công dân.
-
Câu 14:
Anh A kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng. Hàng tháng, anh đến cơ quan thuế để nộp thuế. Như vậy, anh A đã ............
A. tuân thủ pháp luật
B. thi hành pháp luật
C. sử dụng pháp luật
D. áp dụng pháp luật
-
Câu 15:
Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải gánh chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Đó là nội dung về quyền bình đẳng của công dân về nội dung nào dưới đây?
A. nghĩa vụ.
B. trách nhiệm.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 16:
Người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì bị coi là gì?
A. Nghi phạm
B. Đồng phạm
C. Tội phạm
D. Bị can
-
Câu 17:
Trong các hành vi sau đây, hành vi nào là vi phạm hành chính?
A. Đánh mất xe của người khác.
B. Thường xuyên đi làm muộn.
C. Vượt đèn vàng.
D. Làm hàng giả với số lượng lớn.
-
Câu 18:
Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau, từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như thế nào?
A. khác nhau.
B. tương tự nhau.
C. cùng nhau.
D. như nhau.
-
Câu 19:
Nhà hàng xóm của em có người mắc bệnh ung thư phổi, họ tin vào lời đồn đại là nhờ cô đồng làm lễ giải hạn là sẽ khỏi bệnh. Em ủng hộ quan điểm nào sau đây cho đúng đắn?
A. Kệ họ vì chẳng liên quan đến mình.
B. Ủng hộ nhiệt tình.
C. Khuyên họ không nên làm lễ.
D. Phân tích cho họ thấy đó là hành vi vi phạm pháp luật.
-
Câu 20:
Mối quan hệ nào dưới đây thể hiện nội dung cơ bản trong quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật?
A. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội
B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
C. Quan hệ giữa vợ chồng và quan hệ giữa chồng với họ hàng nội, ngoại
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống
-
Câu 21:
Anh A là công an, khi tham gia giao thông bằng xe máy anh quên không đội mũ bảo hiểm. Chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ yêu cầu anh A đừng xe xử lý. Theo em anh A bị xử lý như thế nào là đúng quy định của pháp luật?
A. Bị phạt 150.000 đồng
B. Bị phạt 100.000 đồng
C. Nhắc nhở vì là công an.
D. Giữ thẻ công an.
-
Câu 22:
Anh T yêu chị H. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Nếu H là chị em, em sẽ lựa chọn cách dưới đây cho phù hợp quy định của pháp luật?
A. Khuyên anh chị cứ kết hôn, kệ bố.
B. Đồng ý với bố.
C. Khuyên bố cho anh chị kết hôn.
D. Phân tích cho bố hiểu ngăn cản chị kết hôn như vậy là trái pháp luật.
-
Câu 23:
Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào ..........
A. khả năng, nhu cầu, lợi ích của mỗi người.
B. tâm lý, kinh nghiệm, năng lực của mỗi người.
C. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
D. trách nhiệm, sở trường, năng lực của mỗi người.
-
Câu 24:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định về việc luân chuyển một số cán bộ từ các cơ sở về tăng cường cho Ủy ban nhân dân các huyện miền núi. Trong trường hợp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã ..............
A. sử dụng pháp luật
B. tuân thủ pháp luật
C. thi hành pháp luật
D. áp dụng pháp luật
-
Câu 25:
Đảng và Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào các dân tộc và miền núi nhằm mục đích gì?
A. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về xã hội.
B. tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.
C. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.
D. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ văn hóa.
-
Câu 26:
Anh H lái xe ô tô trên đường, do không quan sát kỹ nên va vào anh C làm anh C bị thương nhưng anh H vẫn tiếp tục đi. CSGT xử lý anh H như thế nào cho đúng pháp luật?
A. Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
B. Nhắc nhở.
C. Bỏ qua.
D. Phạt tiền đến 6.000.000 đồng.
-
Câu 27:
Quy phạm xã hội được áp dụng như thế nào?
A. Trong một đơn vị, tổ chức chính trị xã hội.
B. Cho mọi tổ chức trên phạm vi cả nước
C. Trong nhiều đơn vị thực hiện giống nhau.
D. Cho mọi cá nhân trên phạm vi cả nước.
-
Câu 28:
Mục đích nào không phải là tác dụng của trách nhiệm pháp lý?
A. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm.
B. Củng cố niềm tin của công dân ở tính nghiêm minh của pháp luật.
C. Trừng trị những người phạm tội.
D. Giáo dục, răn đe để những người khác tránh hoặc kiềm chế vi phạm pháp luật.
-
Câu 29:
Người nào không phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm của mình gây ra cho người khác và xã hội?
A. Không có hiểu biết về pháp luật
B. Không có năng lực trách nhiệm pháp lý
C. Cao tuổi, bị mắc bệnh.
D. Bị hạn chế về năng lực trách nhiệm pháp lý.
-
Câu 30:
Trộm cắp tiền có giá trị từ bao nhiêu trở lên bị khởi tố hình sự?
A. 1.000.000 đồng.
B. 3.000.000 đồng.
C. 4.000.000 đồng.
D. 2.000.000 đồng.
-
Câu 31:
Theo quy định của pháp luật, khi tham gia kinh doanh, chủ thể không cần phải thực hiện công việc nào sau đây?
A. Nộp thuế.
B. Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
C. Từ thiện.
D. Bảo vệ môi trường.
-
Câu 32:
Đâu là phương pháp quản lý xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất?
A. Pháp luật.
B. Giáo dục.
C. Kế hoạch.
D. Đạo đức.
-
Câu 33:
Khi phóng viên một tờ báo đến tác nghiệp tại Bệnh viện đa khoa huyện LT. Giám đốc bệnh viện này đã có những hành động ngăn cản và hành hung phóng viên. Lãnh đạo Sở y tế đã đình chỉ công tác 30 ngày để điều tra, làm rõ sự việc. Hành vi của Giám đốc thuộc vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm hành chính.
B. Vi phạm hình sự.
C. Vi phạm dân sự.
D. Vi phạm kỷ luật.
-
Câu 34:
Ông Tuấn là người có thu nhập cao, hàng năm ông Tuấn chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông Tuấn đã ...........
A. Áp dụng pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
-
Câu 35:
Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ...........
A. Quan hệ lao động và quan hệ xã hội.
B. Quan hệ tải sản và quan hệ nhân thân.
C. Quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.
D. Quan hệ lao động và quan hệ tài sản.
-
Câu 36:
Nguyễn văn T đánh H gây tổn thương vùng đầu phải đi bệnh viện cấp cứu. Cơ quan giám định H bị tổn hại đến sức khỏe với tỷ lệ thương tật 30%. Theo quy định Bộ Luật hình sự, hành vi của T phạm tội danh nào dưới đây?
A. Cố ý gây thương tích cho người khác.
B. Đánh người gây thương tích.
C. Gây tổn hại đến sức khỏe, danh sự của người khác.
D. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác.
-
Câu 37:
Ông Hùng viết giấy biên nhận cho ông Giang vay một khoản tiền và có hẹn ngày trả. Đúng đến ngày hẹn, ông Hùng đến đề nghị ông Giang trả số tiền vay nhưng ông Giang chưa trả với lý do chưa có và hẹn ngày khác. Đây là vi phạm dân sự với hành vi xâm phạm đến quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.
C. Quan hệ vay nợ.
D. Quan hệ hợp đồng.
-
Câu 38:
Một nhóm học sinh đã tát, túm tóc G và họ quay video và gửi lên trang Facebook nhằm bêu riếu, lăng mạ G. Theo quy định Bộ Luật hình sự, hành vi này gọi là tội danh gì?
A. Cố ý gây thương tích.
B. Vu khống người khác.
C. Xâm phạm đến quyền của phụ nữ.
D. Làm nhục người khác.
-
Câu 39:
Trên đường đi học, do đi nhanh H lái xe đạp điện va vào ô tô của bác T đã bị hỏng gương và sơn xe. Hành vi của H thuộc loại vi phạm pháp luật gì, hình thức xử phạt như thế nào?
A. Vi phạm kỷ luật, cảnh cáo.
B. Vi phạm hình sự, phạt tiền.
C. Vi phạm hành chính, tạm giữ phương tiện của H.
D. Vi phạm dân sự, bồi thường thiệt hại về tài sản.
-
Câu 40:
Hình thức phạt tù được áp dụng đối với trường hợp nào sau đây?
A. Người vi phạm dân sự, vi phạm hành chính.
B. Người vi phạm hình sự.
C. Người phạm tội khi đủ 18 tuổi.
D. Bất kỳ người vi phạm pháp luật nào.