Đề thi giữa HK1 môn GDCD 12 năm 2022-2023
Trường THPT Ngọc Lâm
-
Câu 1:
Do mâu thuẫn với nhau, trên đường đi học về K rủ H đánh P nhưng H từ chối. Nhìn thấy P, K đã đuổi theo và đánh P bị thương tích. Trong lúc tự vệ, không may P vung tay đập phải mặt K. Lúc đó, H chứng kiến toàn bộ sự việc đe dọa giết P nếu tố với gia đình, nhà trường hoặc cơ quan công an. Trong trường hợp này những ai đã vi phạm pháp luật?
A. Chỉ có K.
B. Chỉ có P.
C. K và H.
D. K, H và P.
-
Câu 2:
Anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch Ủy ban dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch ủy ban xã là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuyên truyền.
D. Thực hiện quy chế.
-
Câu 3:
Ông M giám đốc công ty X kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T, nhưng sau một tháng anh T bị đuổi việc do thường xuyên vi phạm quy định của công ty. Quá bức xúc nên anh T tìm cách trả thù giám đốc M, phát hiện việc làm của chồng mình chị L đã can ngăn nhưng anh T vẫn thuê anh Q đánh trọng thương giám đốc M. Trong trường hợp trên những ai đã vi phạm pháp luật?
A. Ông M, anh T, anh Q và chị L.
B. Anh Q và chị L.
C. Ông M và anh Q.
D. Anh T và anh Q.
-
Câu 4:
Biết chồng giấu một khoản thu nhập để làm tài sản riêng, bà L đã tìm cách lấy trộm để cho cháu gáỉ V chung vốn với người yêu (anh K) để mở cửa hàng kinh doanh quần áo. Thấy cửa hàng đắt khách, bà L xui cháu V cất riêng ít tiền vào tài khoản của mình. Biết chuyện này, anh K đã tìm cách để một mình đứng tên cửa hàng đó khiến V bị trắng tay. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm pháp luật ?
A. Anh K và V.
B. Vợ chồng bà L, anh K và V.
C. Vợ chồng bà L và V.
D. Vợ chồng bà L.
-
Câu 5:
Do bố mẹ mất sớm, bản thân lại hay phải đi công tác xa nên anh M gửi em trai là anh N đang học đại học cho ông H và bà K là ông bà nội của mình nuôi dưỡng. Mặc dù được vợ chồng bà K quản lí chặt chẽ nhưng anh N vẫn thường xuyên trốn học đi chơi đỉện tử. Một lần, do cố tình chống đối ông bà nội nên N bị ông H tuyên bố cắt đứt quan hệ và đuổi ra khỏi nhà mặc cho bà K ra sức can ngăn. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Ông H và anh M.
B. Ông H và anh N.
C. Anh M, anh N và bà K.
D. Bà K.
-
Câu 6:
D cùng các bạn đá bóng, không may quả bóng bay vào sân nhà anh M làm vỡ cửa kính. Tức giận, anh M đuổi đánh cả nhóm, do chạy chậm nên D bị anh M bắt giữ và giam trong nhà kho của anh hai ngày. Anh D phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Kỷ luật.
D. Hành chính.
-
Câu 7:
Bà H lấn chiếm vỉa hè để bán hàng gây cản trở người đi bộ, khi bị nhắc và xử phạt bà đã không chấp hành và có hành vi chống đối làm một chiến sĩ công an bị thương nặng . Hành vi của bà H sẽ bị xử phạt vi phạm
A. dân sự và hành chính.
B. kỷ luật và hành chính.
C. dân sự và hình sự.
D. hành chính và hình sự.
-
Câu 8:
Là hàng xóm của nhau lại làm cùng công ty, bảo vệ K đã nhiều lần mở cổng công ty cho anh X ra ngoài giải quyết công việc riêng, anh T là bảo vệ cùng ca trực đã nhiều lần khuyên anh K không nên làm như vậy nhưng anh K không nghe lời. Trong trường hợp này những ai phải chịu trách nhiệm kỷ luật?
A. Anh K, X và T.
B. Anh K, T.
C. Anh X, T.
D. Anh K, X.
-
Câu 9:
Vì nghi ngờ em Q lấy trộm mỹ phẩm ở của hàng của mình nên chị C đã nhờ anh L bắt nhốt em Q suốt 5 giờ đồng hồ và dán tờ giấy có nội dung: “Tôi là kẻ trộm" lên người em Q để chụp ảnh làm bằng chứng. Cô T là nhân viên đã mượn điện thoại của anh A để quay clip và đăng lên Facebook. Những ai dưới đây không vi phạm pháp luật?
A. Chị C, cô T, anh A.
B. Anh A, em Q.
C. Anh L, chị C, cô T.
D. Cô T, anh A, em Q.
-
Câu 10:
Bà M thuê anh L phun thuốc trừ sâu cho vườn rau cạnh trường mầm non Z. Thấy gió thổi mạnh, lại đúng giờ các cháu đang tham gia hoạt động ngoài trời, chồng bà M ngăn cản nhưng bà M vẫn yêu cầu anh L tiếp tục công việc khiến nhiều cháụ phải nhập viện vì bị ngộ độc thuốc trừ sâu. Trong trường hợp này nhũng ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý?
A. Vợ chồng bà M.
B. Bà M.
C. Anh L và bà M.
D. Anh L.
-
Câu 11:
Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ.
B. quyền và trách nhiệm.
C. nghĩa vụ và trách nhiệm.
D. trách nhiệm và pháp lý.
-
Câu 12:
Cảnh sát giao thông xử phạt nguời tham gia giao thông đường bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông, bất kể người đó là ai. Điều này thể hiện nội dung quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng trước chính sách chung.
C. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng khi tham gia giao thông.
-
Câu 13:
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân đều
A. có quyền như nhau.
B. có nghĩa vụ như nhau.
C. có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
D. bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
-
Câu 14:
Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích
A. thẳng tay trừng trị nguời vi phạm pháp luật.
B. buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
C. cảnh cáo những người khác để họ hạn chế vi phạm pháp luật.
D. thực hiện quyền công dân trong xã hội.
-
Câu 15:
Nội dung nào dưới đây không thuộc nội dung công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.
D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.
-
Câu 16:
Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?
A. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về thành phần xã hội.
C. Bình đẳng tôn giáo.
D. Bình đẳng dân tộc.
-
Câu 17:
Phương án nào dưới đây là một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Ai cũng có quyền và nghĩa vụ như nhau.
B. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
C. Quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.
D. Mọi người đều có quyền ưu tiên như nhau.
-
Câu 18:
P tạm hoãn tham gia nhập ngũ vì đang học đại học, còn Q thì nhập ngũ phục vụ Quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là biểu hiện của
A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.
C. bình đẳng về trách nhiệm với Tổ quốc.
D. bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.
-
Câu 19:
M (13 tuổi) đi xe đạp và N (18 tuổi) đi xe máy cùng vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe; N bị phạt tiền, còn M chỉ bị nhắc nhở. Việc làm này của Cảnh sát giao thông có thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý không ? Vì sao?
A. Không, vì cả hai đều vi phạm như nhau.
B. Không, vì cần phải xử phạt nghiêm minh.
C. Có, vì M chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.
D. Có, vì M không có lỗi.
-
Câu 20:
Tòa án nhân dân tỉnh K quyết định áp dụng hình phạt tù đối với ông S là cán bộ có chức quyền trong tỉnh về tội “Tham ô tài sản”. Cùng chịu hình phạt tù còn có 2 cán bộ cấp dưới của ông S. Hình phạt của Tòa án áp dụng là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Nghĩa vụ bảo vệ tài sản.
B. Nghĩa vụ công dân.
C. Trách nhiệm pháp lý.
D. Chấp nhận hình phạt.
-
Câu 21:
Nội dung nào dưới đây không nói về nội dung công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.
D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.
-
Câu 22:
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật
A. đi vào cuộc sống.
B. gắn bó với thực tiễn.
C. quen thuộc trong cuộc sống.
D. có chỗ đứng trong thực tiễn.
-
Câu 23:
Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản, đó là quan hệ
A. hành chính, mệnh lệnh.
B. sở hữu, hợp đồng.
C. sản xuất, kinh doanh.
D. trật tự, an toàn xã hội.
-
Câu 24:
Vi phạm pháp luật là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây?
A. Tác động xấu đến tinh thần của người khác.
B. Trái pháp luật.
C. Có lỗi.
D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
-
Câu 25:
Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể
A. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
B. hiểu được hành vi của mình.
C. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.
D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.
-
Câu 26:
Dựa vào nội dung nào dưới đây của pháp luật mà nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân?
A. Đặc trưng của pháp luật.
B. Bản chất của pháp luật.
C. Chức năng của pháp luật.
D. Vai trò của pháp luật.
-
Câu 27:
Đặc trưng nào sau đây của pháp luật thể hiện ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông và cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính bắt buộc chung.
-
Câu 28:
Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh B đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
B. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.
C. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.
D. Bảo vệ quyền tham gia và quản lý xã hội.
-
Câu 29:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng
A. sức mạnh của quyền lực Nhà nước.
B. ý chí của nhà nước.
C. sức mạnh vũ lực của nhà nước.
D. quy định của nhà nước.
-
Câu 30:
Phương án nào sau đây là một trong những đặc trưng của Pháp luật?
A. Quy định rộng.
B. Quy phạm phổ biến.
C. Ràng buộc phổ biến.
D. Quy mô rộng khắp.
-
Câu 31:
Đặc trưng nào của pháp luật khiến cho quy phạm pháp luật khác với quy phạm đạo đức?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực bắt buộc chung.
D. Tính nhân văn, cao cả.
-
Câu 32:
Nội dung "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính nhân văn, cao cả.
-
Câu 33:
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được gọi là
A. văn bản quy định pháp luật.
B. văn bản quy phạm pháp luật.
C. văn bản thực hiện pháp luật.
D. văn bản áp dụng pháp luật.
-
Câu 34:
Văn bản quy phạm pháp luật nào có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta?
A. Nghị quyết.
B. Hiến pháp.
C. Quyết định.
D. Pháp lệnh.
-
Câu 35:
Hiến pháp của nước ta hiện nay do cơ quan nào công bố?
A. Quốc hội.
B. Thủ tướng chính phủ.
C. Chủ tịch nước.
D. Chính phủ.
-
Câu 36:
Văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
B. Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh A về thực hiện lấp Ban chỉ đạo kì thi Trung học hổ thông Quốc gia năm 2017 tại địa phương.
C. Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh A về việc phê duyệt kế hoạch thời gian năm học 2016 – 2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tại địa phương.
D. Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh A quy định mức thu đối với các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh.
-
Câu 37:
Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh B ban hành quy chế làm việc cảu Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kì 2016 – 2021.
B. Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh B về việc bãi bỏ văn bản do Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành trước đó.
C. Chỉ thị 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.
D. Lệnh công bố hiến pháp của Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
Câu 38:
Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
B. Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ.
C. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội , quốc phòng – an ninh năm 2016 và chỉ tiêu kế hoạch năm 2017.
-
Câu 39:
Nội dung “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật” đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính nhân văn , nhân đạo.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-
Câu 40:
Đáp án nào sau đây là sức mạnh đặc trưng của pháp luật?
A. Tính thuyết phục.
B. Hình Phạt.
C. Tính công bằng.
D. Tính quyền lực.