Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 10 CTST năm 2022-2023
Trường THPT Lương Thế Vinh
-
Câu 1:
Lịch sử là gì?
A. Là khoa học dự đoán về tương lai.
B. Là những gì đang diễn ra ở hiện tại.
C. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
D. Là những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
-
Câu 2:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?
A. Luôn thay đổi và phát triển không ngừng theo thời gian.
B. Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.
C. Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan.
D. Phản ánh những nhận thức của con người về quá khứ.
-
Câu 3:
Nhận thức lịch sử là gì?
A. Là phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.
B. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
C. Là tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
D. Là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
-
Câu 4:
Sử học là gì?
A. Là khoa học nghiên cứu lịch sử xã hội loài người.
B. Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
C. Là những nhận thức của con người về quá khứ.
D. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.
-
Câu 5:
Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
A. quá trình hình thành và phát triển của các sinh vật trên Trái Đất.
B. sự ra đời và chu kì vận động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
C. cuộc sống hiện tại và trong tương lai của xã hội loài người.
D. quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ.
-
Câu 6:
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành khái nhiệm sau: “…… là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm”.
A. Sử học.
B. Lịch sử.
C. Tri thức lịch sử.
D. Hiện thực lịch sử.
-
Câu 7:
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử?
A. Làm cho cuộc sống của con người biến đổi không ngừng.
B. Là cơ sở để con người dự đoán về tương lai xã hội loài người.
C. Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân.
D. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
-
Câu 8:
Tri thức lịch sử được hình thành qua những quá trình nào sau đây?
A. Học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm về lịch sử.
B. Khám phá, nghiên cứu, trải nghiệm và sáng tạo lịch sử.
C. Nghiên cứu, phục dựng và sáng tạo các sự kiện lịch sử.
D. Phân tích, đánh giá về hiện tại, tương lai của loài người.
-
Câu 9:
Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với con người?
A. Giúp con người dự báo chính xác tương lai của loài người.
B. Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.
C. Giúp con người hiểu rõ quy luật sinh - diệt của Trái Đất.
D. Là cơ sở để con người thay đổi quá khứ của loài người.
-
Câu 10:
Tri thức lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với mỗi cá nhân và xã hội?
A. Góp phần hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
B. Là cơ sở để mỗi cá nhân học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các thế hệ sau.
D. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
-
Câu 11:
Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân chứng tỏ Sử học là môn khoa học liên ngành?
A. Sử học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau.
B. Sử học do con người sáng tạo ra trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng của quá khứ.
C. Sử học là ngành khoa học xã hội, gắn liền với đời sống hiện tại và tương lai của con người.
D. Sử học là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.
-
Câu 12:
Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học cần phải khai thác tri thức của các ngành khoa học liên quan vì
A. Sử học là ngành bổ trợ cho các ngành khoa học.
B. Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành.
C. Sử học phụ thuộc hoàn toàn vào các ngành khoa học.
D. tri thức lịch sử bắt nguồn từ tri thức của các ngành khác.
-
Câu 13:
Nội dung nào sau đây không chứng minh Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành?
A. Sử học có đối tượng nghiên cứu liên quan đến nhiều ngành khoa học.
B. Sử học tập trung nghiên cứu sâu vào chuyên môn của các ngành khoa học.
C. Sử học có khả năng liên kết các môn học, các ngành khoa học với nhau.
D. Sử học sử dụng tri thức các ngành khoa học để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề.
-
Câu 14:
Đối tượng nghiên cứu của Sử học và các ngành khoa học nhân văn khác là
A. các hành tinh.
B. các sinh vật trên Trái Đất.
C. xã hội loài người.
D. các hiện tượng tự nhiên.
-
Câu 15:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác?
A. Cung cấp tri thức về sự hình thành và phát triển của các ngành.
B. Cung cấp toàn diện kiến thức chuyên môn của các ngành khoa học.
C. Luôn biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
D. Là cơ sở dẫn tới sự ra đời của mọi ngành khoa học xã hội và nhân văn.
-
Câu 16:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa?
A. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
B. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.
C. Sử học giúp giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
D. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa.
-
Câu 17:
Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là hoạt động
A. lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị những di sản của thời trước để lại.
B. giao lưu, kết nối văn hóa dân tộc với các nền văn hóa trên thế giới.
C. tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu nền văn hóa dân tộc.
D. kết nối giữa nền văn hóa truyền thống với nền văn hóa hiện đại.
-
Câu 18:
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Cung cấp mọi thông tin về các di sản văn hóa, thiên nhiên.
B. Thúc đẩy các ngành khoa học xã hội và nhân văn phát triển.
C. Đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
D. Phục dựng bức tranh lịch sử về di sản văn hóa, thiên nhiên.
-
Câu 19:
Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.
B. Góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.
C. Hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, cộng đồng.
D. Làm phong phú và hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc.
-
Câu 20:
Chủ thể đóng vai trò bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là
A. tự nhiên.
B. các di sản.
C. con người.
D. khí hậu.
-
Câu 21:
Các chức năng của Sử học bao gồm
A. khoa học, xã hội và giáo dục.
B. khách quan, trung thực và khoa học.
C. xã hội, văn hóa và giáo dục.
D. trung thực, khoa học và giáo dục.
-
Câu 22:
Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?
A. Rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cho cuộc sống hiện tại.
B. Bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học.
C. Nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người.
D. Giáo dục tư tưởng, đạo đức và phát triển nhân cách con người.
-
Câu 23:
Trong nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nào?
A. Tiến bộ, toàn diện, cụ thể, chủ quan và trung thực.
B. Trung thực, tiến bộ, phiến diện và khách quan.
C. Khách quan, chủ quan, tiến bộ, toàn diện và cụ thể.
D. Khách quan, trung thực, tiến bộ, toàn diện và cụ thể.
-
Câu 24:
Sử liệu là gì?
A. Là tất cả những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
B. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
C. Là những tài liệu để nghiên cứu và tái hiện lịch sử.
D. Là những dấu vết của các loài sinh vật trên Trái Đất.
-
Câu 25:
Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị thông tin, sử liệu được chia thành những loại nào?
A. Sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp.
B. Sử liệu thành văn và sử liệu hiện vật.
C. Sử liệu truyền miệng và sử liệu hiện vật.
D. Sử liệu đa phương tiện và sử liệu viết.
-
Câu 26:
Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của con người?
A. Giúp con người tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ.
B. Là yếu tố quyết định đến tương lai của con người.
C. Giúp con người dự báo chính xác về tương lai.
D. Giúp con người kế thừa mọi yếu tố trong quá khứ.
-
Câu 27:
Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
A. Tri thức lịch sử ở nhà trường không có ý nghĩa đối với đời sống.
B. Hiện thực lịch sử của loài người có thể thay đổi theo thời gian.
C. Nhận thức về lịch sử không bao giờ thay đổi theo thời gian.
D. Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất rộng lớn và đa dạng.
-
Câu 28:
Một trong những lợi ích của việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời là
A. giúp con người cập nhật và mở rộng tri thức.
B. tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.
C. giúp con người phát triển về cả thể chất và trí óc.
D. làm phong phú và đa dạng quá khứ của loài người.
-
Câu 29:
Nội dung nào sau đây không phải là lí do cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
A. Nhận thức về lịch sử có nhiều chuyển biến mới theo thời gian.
B. Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài.
C. Giúp con người tác động và thay đổi quá khứ xã hội loài người.
D. Giúp mỗi người cập nhật, mở rộng tri thức, hoàn thiện kĩ năng.
-
Câu 30:
Việc thu thập thông tin, sử liệu có vai trò như thế nào trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử?
A. Là cơ sở để khám phá và sáng tạo ra lịch sử loài người.
B. Là cơ sở để tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ, chính xác.
C. Giúp con người kết nối được quá khứ với tương lai.
D. Góp phần làm phong phú các nguồn sử liệu về quá khứ.
-
Câu 31:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học?
A. Phục dựng lại quá trình hình thành và phát triển của Sử học.
B. Giúp tri thức lịch sử trở nên chính xác, toàn diện và sâu sắc.
C. Là cơ sở khoa học của những nhận thức lịch sử của con người.
D. Là nền tảng tiếp cận duy nhất khi tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử.
-
Câu 32:
Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có mối quan hệ như thế nào?
A. Luôn tách rời và không có quan hệ qua lại.
B. Mối quan hệ gắn bó, tương hỗ lẫn nhau.
C. Mối quan hệ một chiều, không tác động qua lại.
D. Chỉ Sử học mới tác động đến các ngành khoa học.
-
Câu 33:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác?
A. Là đối tượng nghiên cứu duy nhất của các ngành.
B. Dự báo xu hướng vận động và phát triển của các ngành.
C. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành và phát triển.
D. Xác định nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.
-
Câu 34:
Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học?
A. Giúp tri thức lịch sử trở nên toàn diện và sâu sắc.
B. Giúp kết quả nghiên cứu lịch sử trở nên chính xác.
C. Tạo điều kiện giúp khoa học lịch sử đạt kết quả tốt hơn.
D. Là cơ sở hình thành nhận thức về lịch sử xã hội loài người.
-
Câu 35:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
A. Là thước đo giá trị của mọi phát minh khoa học - công nghệ.
B. Phục dựng lịch sử phát triển của các ngành khoa học và công nghệ.
C. Là nền tảng dẫn tới mọi phát minh khoa học và công nghệ hiện đại.
D. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.
-
Câu 36:
Tổ chức nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị của các di sản trên thế giới?
A. EU.
B. UN.
C. APEC.
D. UNESCO.
-
Câu 37:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Cung cấp mọi kiến thức chuyên môn của ngành.
B. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo.
C. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa.
D. Lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, thiên nhiên.
-
Câu 38:
Nội dung nào sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?
A. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học.
B. Cung cấp tư liệu giúp Sử học khôi phục bức tranh quá khứ một cách đầy đủ, chính xác.
C. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất phục vụ công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử.
D. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học.
-
Câu 39:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Quan hệ gắn bó, tác động qua lại.
B. Tách rời, không liên quan đến nhau.
C. Chỉ Sử học tác động đến công nghiệp văn hóa.
D. Chỉ công nghiệp văn hóa tác động đến Sử học.
-
Câu 40:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Cung cấp ý tưởng cho một số ngành công nghiệp văn hóa.
B. Quảng bá rộng rãi thành tựu của các ngành công nghiệp văn hóa.
C. Cung cấp chất liệu cốt lõi cho một số ngành công nghiệp văn hóa.
D. Thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa.