Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2023 - 2024
Trường THPT Nguyễn Hiền
-
Câu 1:
Vua A-cơ-ba (Ấn Độ) trị vì dưới vương triều
A. Gúp-ta.
B. Mô-gôn.
C. Hác-sa.
D. Đê-li.
-
Câu 2:
Vào khoảng thời gian nào cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?
A. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN.
B. Khoảng thiên niên kỉ III TCN.
C. Khoảng thiên niên kỉ I TCN.
D. Khoảng thiên niên kỉ II TCN.
-
Câu 3:
Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại Phương Đông là
A. săn bắt, hái lượm kết hợp với trồng trọt và chăn nuôi.
B. kinh tế nông nghiệp là chính.
C. trồng trọt, chăn nuôi kết hợp công thương nghiệp.
D. phát triển đều các ngành kinh tế.
-
Câu 4:
Đâu không phải là hoạt động kinh tế chủ yếu của Lào và Cam-pu-chia thời phong kiến?
A. Rèn sắt, đúc đồng.
B. Sản xuất giấy.
C. Làm đồ gốm.
D. Trồng lúa.
-
Câu 5:
Xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản nào?
A. Địa chủ và nông dân.
B. Chủ nô và nông dân công xã.
C. Quý tộc và nông dân.
D. Chủ nô và nô lệ.
-
Câu 6:
Quốc gia cổ đại phương Đông nào dưới đây hình thành sớm nhất?
A. Lưỡng Hà.
B. Ấn Độ.
C. Trung Quốc.
D. Ai Cập.
-
Câu 7:
Tầng lớp thấp nhất trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. nông dân công xã.
B. nô lệ và nông nô.
C. nô lệ.
D. nông nô.
-
Câu 8:
Chế độ phong kiến Trung Quốc đạt đến đỉnh cao dưới triều đại nào?
A. Thanh.
B. Đường.
C. Hán.
D. Minh.
-
Câu 9:
Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông là
A. Chuyên chế cổ đại.
B. Cộng hòa.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Dân chủ
-
Câu 10:
Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là
A. tất cả cư dân sống ở thành thị.
B. mỗi thành thị có nhiều quốc gia.
C. quốc gia có thành thị.
D. mỗi thành thị là một quốc gia.
-
Câu 11:
Vì sao nói đến thời kì Hi Lạp và Rô-ma, các hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học?
A. Ảnh hưởng đến nhiều nước.
B. Có tính hệ thống.
C. Độ chính xác và khái quát cao.
D. Đạt nhiều thành tựu.
-
Câu 12:
Công trình kiến trúc nào sau đây không thuộc văn hóa cổ đại phương Đông?
A. Vạn lý trường thành.
B. Vườn treo Ba-bi-lon.
C. Đền Pác-tê-nông.
D. Lăng Ta-giơ Ma-han.
-
Câu 13:
Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, lực lượng lao động chính làm ra của cải cho xã hội là
A. bình dân.
B. kiều dân.
C. nô lệ.
D. chủ nô.
-
Câu 14:
Thành tựu nào dưới đây là một trong 4 phát minh kĩ thuật quan trọng của người Trung Quốc thời phong kiến?
A. Súng trường.
B. Tàu biển.
C. Máy hơi nước.
D. La bàn.
-
Câu 15:
Tư tưởng, tôn giáo nào dưới đây có ảnh hưởng nhiều nhất đối với giáo dục Đại Việt?
A. Nho giáo.
B. Hồi giáo.
C. Thiên Chúa giáo.
D. Đạo giáo.
-
Câu 16:
Triều đại nào đánh dấu sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc?
A. Thanh.
B. Tần.
C. Minh.
D. Đường.
-
Câu 17:
Văn hóa Lào và Cam-pu-chia thời phong kiến đều chịu ảnh hưởng chủ yếu từ văn hóa
A. Ấn Độ.
B. Việt Nam.
C. Thái Lan.
D. Trung Quốc.
-
Câu 18:
Tôn giáo nào du nhập từ bên ngoài vào Ấn Độ?
A. Hồi giáo.
B. Hin đu giáo.
C. Phật giáo.
D. Ấn Độ giáo.
-
Câu 19:
Văn hóa truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển dưới vương triều
A. Hồi giáo Đê-li.
B. Mô-gôn.
C. Gúp-ta.
D. Ma-ga-đa.
-
Câu 20:
Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất ở Cam-pu-chia thời phong kiến là
A. Lăng Ta-giơ Ma-han.
B. Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.
C. Vạn lý trường thành.
D. Thạt Luổng.
-
Câu 21:
Phát minh và là cống hiến to lớn của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại là sự ra đời của
A. hệ thống chữ số.
B. các công trình kiến trúc.
C. lịch pháp và thiên văn học.
D. hệ thống chữ cái A,B,C.
-
Câu 22:
Di cốt Người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở những khu vực nào?
A. Ở Tây Á, Gia-va, Bắc Kinh.
B. Ở Đông Phi, Gia-va, Bắc Kinh.
C. Ở Bắc Kinh, Tây Á, Gia-va.
D. Ở Đông Phi, Tây Á, Gia-va.
-
Câu 23:
Biết làm sạch tắm da thú che thân cho ấm và cho “có văn hoá”. Đó là đặc điểm của:
A. Thời kì đồ sắt
B. Cách mạng đá mới
C. Người tinh khôn
D. Người tối cổ
-
Câu 24:
Quan hệ xã hội của Người tối cổ chưa có những quy định xã hội nên gọi là
A. quan hệ cộng đồng.
B. quan hệ nguyên thủy.
C. quan hệ bình đẳng.
D. bầy người nguyên thuỷ.
-
Câu 25:
Quá trình chuyển biến từ vượn thành người nhờ tính chất chuyển tiếp trung gian là:
A. phát minh ra lửa.
B. người tối cổ.
C. chế tác công cụ.
D. lao động
-
Câu 26:
Đặc điểm của Người tinh khôn là gì?
A. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.
B. Là Người tối cổ tiến bộ.
C. Vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người.
D. Đã biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.
-
Câu 27:
Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện chế độ tư hữu.
A. Xã hội có sự phân chia chức phận khác nhau.
B. Trong xã hội đã có sản phẩm dư thừa.
C. Sự không công băng trong xã hội.
D. Cả ba nguyên nhân trên.
-
Câu 28:
Kết quả nào dưới đây được đánh giá là kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim khí, nhất là đồ sắt?
A. Đưa năng suất lao động tăng lên
B. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa.
C. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng
D. Khai khẩn được đất bỏ hoang
-
Câu 29:
Phương thức kiếm sống của loài người từ thời nguyên thủy đến thời kì hình thành xã hội có giai cấp trải qua các bước tiến là:
A. săn bắn, hái lượm, trồng trọt.
B. săn bắn, hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi.
C. săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi.
D. săn bắn, hái lượm, sản xuất nông nghiệp.
-
Câu 30:
Khi chế độ tư hữu xuất hiện đã kéo theo sự thay đổi lớn nhất trong xã hội nguyên thuỷ như thế nào?
A. Gia đình mẫu hệ xuất hiện
B. Gia đình phụ hệ xuất biện
C. Xã hội bắt đầu phân chia thành giai cấp
D. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo
-
Câu 31:
Từ bầy người nguyên thủy đến xã hội có giai cấp, loài người phải trải qua các chế độ xã hội nào?
A. Công xã thị tộc mẫu hệ
B. Công xã thị tộc mẫu hệ và công xã thị tộc phụ hệ
C. Xã hội có dư thừa và giàu nghèo xuất hiện
D. Xã hội nguyên thủy
-
Câu 32:
Khi chế độ tư hữu xuất hiện đã kéo theo sự xuất hiện gia đình như thế nào?
A. Gia đình mẫu hệ xuất hiện
B. Gia đình ba thế hệ xuất hiện
C. Gia đình phụ hệ xuất hiện
D. Gia đình hai thê hệ xuất hiện
-
Câu 33:
Trong xã hội ứng với thời kì bây người nguyên thủy và công xã thị tộc mẫu hệ, con người đã sử dụng công cụ lao động bằng gì?
A. Đá.
B. Đồng đỏ.
C. Đồng thau.
D. Kim khí
-
Câu 34:
Những công trình kiến trúc thời cổ đại ở phương Đông đến ngày nay vẫn phát huy:
A. kì tích về sức lao động.
B. tài năng sáng tạo của con người.
C. công trình kiến trúc đồ sộ.
D. kĩ thuật xây dựng.
-
Câu 35:
Trên lưu vực sông Nin, vào khoảng giữa thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập cổ đại đã khá đông đúc, sống tập trung theo từng:
A. tộc người.
B. làng xã.
C. cộng đồng.
D. công xã.
-
Câu 36:
Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập thạo về hình học?
A. Phải đo lại ruộng đất và vẽ các hình để xây tháp.
B. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua.
C. Phải tính toán các công trình kiến trúc.
D. Phải đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân.
-
Câu 37:
Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phương Đông cổ đại là mâu thuẫn giữa các giai cấp nào?
A. Địa chủ với nông dân.
B. Quý tộc với nông dân công xã.
C. Quý tộc với nô lệ.
D. Vua với nông dân công xã.
-
Câu 38:
Những khó khăn của cư dân phương Đông thời cổ đại vẫn còn kéo dài mãi đến ngày nay là:
A. thiếu thốn về vật chất.
B. thiếu tốn về tinh thần.
C. nạn lũ lụt gây mất mùa.
D. thiếu hiểu biết về thiên văn học.
-
Câu 39:
Đứng đầu giai cấp thông trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là ai?
A. Vua chuyên chế.
B. Đông đảo quý tộc quan lại.
C. Tất cả các tầng lớp đó.
D. Chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ.
-
Câu 40:
Việc xây dựng Kim tự tháp ở Ai Cập và Vạn lí trường thành ở Trung Quốc biểu hiện quyền lực gì dưới thời cổ đại ở phương Đông?
A. Sức mạnh của nô lệ
B. Sức mạnh của nhà nước quân chủ chuyên chế
C. Kì tích về sức lao động của con người
D. Tài năng sáng tạo của con người.