Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 CD năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Thị Diệu
-
Câu 1:
Đối tượng nghiên cứu của Vật lí học là
A. các tế bào, sinh vật.
B. chất, năng lượng và mối quan hệ giữa chúng.
C. các phản ứng hóa học.
D. các công thức, phương trình, hàm số của toán học.
-
Câu 2:
Học tốt môn Vật lí sẽ giúp ích gì cho bạn trong nhà trường phổ thông?
A. Hình thành kiến thức, kĩ năng cốt lõi về mô hình vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.
B. Vận dụng kiến thức để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.
C. Nhận biết được năng lực, sở trường từ đó có kế hoạch, định hướng nghề nghiệp phát triển bản thân.
D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 3:
Đâu không phải là ứng dụng của vật lí vào trong cuộc sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ?
A. Nghiên cứu và chế tạo xe ô tô điện.
B. Lai tạo giống cây trồng năng suất cao.
C. Ứng dụng đặc điểm của lazer vào việc mổ mắt.
D. Chế tạo pin mặt trời.
-
Câu 4:
Sai số hệ thống là
A. kết quả của những thay đổi trong các lần đo do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên (thời tiết, độ ẩm, thiết bị, …) gây ra.
B. sai số do con người tính toán sai.
C. sai số có giá trị không đổi trong các lần đo, được tiến hành bằng cùng dụng cụ và phương pháp đo.
D. tỉ số tính ra phần trăm của sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
-
Câu 5:
Độ dịch chuyển là
A. độ dài quãng đường vật di chuyển.
B. khoảng cách mà vật di chuyển theo một hướng xác định.
C. khoảng cách giữa vị trí xuất phát và vị trí kết thúc quá trình di chuyển.
D. tỉ số giữa quãng đường và thời gian di chuyển.
-
Câu 6:
Tốc độ trung bình là
A. đại lượng đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.
B. đại lượng được đo bằng thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
C. cho biết hướng của chuyển động.
D. cho biết tốc độ của chuyển động tại một thời điểm.
-
Câu 7:
Một bạn học sinh đạp xe từ nhà đến trường hết thời gian 30 phút. Biết quãng đường từ nhà đến trường dài 3 km thì tốc độ trung bình của bạn là bao nhiêu?
A. 90 km/h.
B. 0,1 km/h.
C. 10 km/h.
D. 6 km/h.
-
Câu 8:
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo của tốc độ?
A. km/h.
B. m/s.
C. m/s2.
D. hải lí/giờ.
-
Câu 9:
Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian cho biết sự phụ thuộc của các đại lượng nào với nhau?
A. Độ dịch chuyển và thời gian.
B. Quãng đường và thời gian.
C. Độ dịch chuyển và vận tốc.
D. Quãng đường và vận tốc.
-
Câu 10:
Cho đồ thị độ dịch chuyển - thời gian như hình dưới. Đặc điểm của đồ thị này.
A. Vật chuyển động theo một chiều.
B. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
C. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
D. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
-
Câu 11:
Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian bên dưới. Xác định tốc độ của chuyển động?
A. 340 m/s.
B. 4 m/s.
C. 1360 m/s.
D. 85 m/s.
-
Câu 12:
Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động thẳng như hình dưới. Độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp của chuyển động là bao nhiêu?
A. 800 m.
B. 1000 m.
C. 200 m.
D. – 800 m.
-
Câu 13:
Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6,0 s đạt vận tốc 18 m/s. Độ lớn gia tốc của ô tô là
A. – 3 m/s2.
B. 3 m/s2.
C. – 6 m/s2.
D. 6 m/s2.
-
Câu 14:
Người lái xe ô tô hãm phanh để xe giảm tốc độ từ 23 m/s đến 11 m/s trong 20 s. Độ lớn của gia tốc.
A. – 0,6 m/s2.
B. 23 m/s2.
C. 0,6 m/s2.
D. 11 m/s2.
-
Câu 15:
Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5,0 m/s2 trong 2,0 giây đầu tiên. Vận tốc của vận động viên sau 2,0 s là
A. 5 m/s.
B. 10 m/s.
C. 15 m/s.
D. 20 m/s.
-
Câu 16:
Cho đồ thị vận tốc – thời gian. Đồ thị này cho biết đặc điểm gì của chuyển động?
A. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
B. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
C. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
D. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
-
Câu 17:
Chọn câu sai. Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s2 có nghĩa là
A. lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1 s vận tốc của nó bằng 4 m/s.
B. lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1 s vận tốc của nó bằng 6 m/s.
C. lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2 s vận tốc của nó bằng 8 m/s.
D. lúc vận tốc bằng 4 m/s thì sau 2 s vận tốc của nó bằng 12 m/s.
-
Câu 18:
Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần, sau 1 phút đạt vận tốc 40 km/h. Gia tốc của đoàn tàu gần giá trị nào sau đây nhất?
A. \(0,185{\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\)
B. \(0,285{\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\)
C. \(0,288{\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\)
D. \(0,188{\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\)
-
Câu 19:
Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh chạy chậm dần, sau 10 s vận tốc giảm xuống còn 15 m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu kể từ khi tàu có vận tốc 72 km/h thì tàu dừng hẳn (coi gia tốc không đổi)?
A. 30 s.
B. 40 s.
C. 50 s.
D. 60 s.
-
Câu 20:
Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần, sau 20 s tàu đạt tốc độ 36 km/h. Tính gia tốc của tàu.
A. \(0,5{\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\)
B. \(2{\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\)
C. \(1,5{\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\)
D. \(3{\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\)
-
Câu 21:
Kết quả của một phép đo được viết như thế nào?
A. \(A = A + \overline {\Delta A} \)
B. \(A = \bar A \pm \overline {\Delta A} \)
C. \(A = \bar A + \Delta A\)
D. \(A = \bar A \pm \Delta A\)
-
Câu 22:
Bảng ghi thời gian rơi của một vật giữa hai điểm cố định
Giá trị trung bình của thời gian rơi là bao nhiêu?
A. 0,344 s.
B. 0,345 s.
C. 0,346 s.
D. 0,343 s.
-
Câu 23:
Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?
A. Cho phép sử dụng lửa.
B. Cảnh báo bề mặt nóng.
C. Cảnh báo nguy cơ dễ cháy.
D. Cảnh báo chất độc.
-
Câu 24:
Thứ tự các bước đúng trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí?
A. Quan sát, suy luận => Đề xuất vấn đề => Hình thành giả thuyết => Kiểm tra giả thuyết => Rút ra kết luận.
B. Hình thành giả thuyết => Kiểm tra giả thuyết => Quan sát, suy luận => Đề xuất vấn đề => Rút ra kết luận.
C. Quan sát, suy luận => Hình thành giả thuyết => Đề xuất vấn đề => Kiểm tra giả thuyết => Rút ra kết luận.
D. Hình thành giả thuyết => Quan sát, suy luận => Đề xuất vấn đề => Kiểm tra giả thuyết => Rút ra kết luận.
-
Câu 25:
Khi nào quãng đường và độ dịch chuyển của một vật chuyển động có cùng độ lớn?
A. Khi vật chuyển động vừa đúng một đường tròn.
B. Khi vật chuyển động trên một đường thẳng.
C. Khi vật chuyển động trên một đường thẳng và đổi chiều chuyển động.
D. Khi vật chuyển động trên một đường thẳng và không đổi chiều.
-
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc?
A. Bạn Nam đi từ nhà đến trường với vận tốc 10 km/h.
B. Xe ô tô đi từ A đến B theo hướng Bắc với tốc độ 40 km/h.
C. Mỗi giờ, con ốc sên đi được 100 cm.
D. Con báo đuổi theo con ninh dương một đoạn là 3 km theo hướng Nam.
-
Câu 27:
Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A đi đến tỉnh B, rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Xe này đã dịch chuyển, so với vị trí xuất phát một đoạn bằng bao nhiêu?
A. 0.
B. AB.
C. 2AB.
D. AB2.
-
Câu 28:
Một ô tô chuyển động trên đường thẳng. Tại thời điểm t1, ô tô ở cách vị trí xuất phát 5 km. Tại thời điểm t2, ô tô cách vị trí xuất phát 12 km. Từ t1 đến t2, độ dịch chuyển của ô tô đã thay đổi một đoạn bằng bao nhiêu?
A. 17 km.
B. -7 km.
C. 7 km.
D. -17 km.
-
Câu 29:
Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động thẳng như hình dưới. Tốc độ của vật chuyển động trước khi đổi chiều là bao nhiêu?
A. \(\frac{8}{3}m/s\)
B. 4 m/s.
C. – 4 m/s.
D. \( - \frac{8}{3}m/s\)
-
Câu 30:
Người ta ném một hòn đá từ vách đá ở bờ biển xuống dưới. Hòn đá chạm vào mặt biển với vận tốc v có thành phần thẳng đứng xuống dưới là v1 và thành phần ngang là v2. Biết vận tốc v = 24 m/s; v1 = 17 m/s. Giá trị của v2 là
A. 24 m/s.
B. -16,9 m/s.
C. 16,9 m/s.
D. – 24 m/s.
-
Câu 31:
Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một người đang bơi trong một bể bơi dài 50 m. Vận tốc của người trong 25 s đầu là bao nhiêu?
A. 2 m/s.
B. -2 m/s.
C. 4 m/s.
D. – 4 m/s.
-
Câu 32:
Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một người đang bơi trong một bể bơi dài 50 m. Trong 20 s cuối cùng, vận tốc của người đó là bao nhiêu?
A. 2 m/s.
B. – 2 m/s.
C. – 1 m/s.
D. 1 m/s.
-
Câu 33:
Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động thẳng. Gia tốc của người đi xe máy trong thời gian 15 s cuối cùng là bao nhiêu?
A. 2 m/s2.
B. 3 m/s2.
C. - 3 m/s2.
D. - 2 m/s2.
-
Câu 34:
Xác định độ biến thiên vận tốc sau 8 s của chuyển động được ghi ở bảng số liệu dưới.
A. 45 m/s.
B. – 45 m/s.
C. – 12,5 m/s.
D. 12,5 m/s.
-
Câu 35:
Đại lượng cho biết sự thay đổi của vận tốc là đại lượng nào trong các đại lượng sau?
A. Gia tốc.
B. Độ dịch chuyển.
C. Quãng đường.
D. Vận tốc.
-
Câu 36:
Đồ thị vận tốc – thời gian (hình sau) biểu diễn chuyển động thẳng của ô tô trong khoảng thời gian 30 s. Tính độ dịch chuyển của chuyển động trong 30 s bằng đồ thị.
A. 420 m.
B. 160 m.
C. 240 m.
D. 320 m.
-
Câu 37:
Chuyển động dưới đây được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi?
A. Một cái lá cây.
B. Một sợi chỉ.
C. Một chiếc khăn tay.
D. Một mẩu phấn.
-
Câu 38:
Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.
B. Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
-
Câu 39:
Một vật rơi tự do từ độ cao h trong thời gian 10 s. Hãy tính thời gian vật rơi trong 95 m cuối cùng. Lấy \(g = 10m/{s^2}\)
A. 1 s.
B. 0,1 s.
C. 2 s.
D. 3 s.
-
Câu 40:
Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào
A. vận tốc ném.
B. độ cao từ chỗ ném đến mặt đất.
C. khối lượng của vật.
D. thời điểm ném.