Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022
Trường THPT Bùi Thị Xuân
-
Câu 1:
Tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, ngày 8 tháng 3 năm 2006, tới ga Sài Gòn vào lúc 4h00min ngày 10 tháng 3 năm 2006. Trong thời gian đó tàu phải nghỉ ở một số ga để trả khách mất 39min. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Sài Gòn là
A. 32h21min
B. 33h00min
C. 33h39min
D. 32h39min
-
Câu 2:
Một ô tô chạy trên đường thẳng. Trên nửa đầu của đường đi, ô tô chuyển động với vận tốc không đổi (20km/h ). Trên nửa quãng đường sau, ô tô chạy với vận tốc không đổi (30km/h ). Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:
A. 24km/h
B. 25km/h
C. 28km/h
D. Một kết quả khác
-
Câu 3:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công
A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công
B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi
C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi
-
Câu 4:
Trên một toa tàu đang chuyển động thẳng đều, người ta thả một hòn đá xuống đường. Bỏ qua sức cản không khí. Một người đứng bên đường thấy quỹ đạo hòn đá có dạng:
A. Đường Parabol.
B. Đường thẳng xiên về phía trước.
C. Đường thẳng xiên về phía sau.
D. Đường thẳng đứng
-
Câu 5:
Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với vận tốc 30 km/h, 2 giờ kế tiếp với vận tốc 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe là:
A. v = 34 km/h.
B. v = 35 km/h.
C. v = 30 km/h.
D. v = 40 km/h
-
Câu 6:
Lúc 7 giờ, ô tô thứ nhất đi qua điểm A, ô tô thứ 2 đi qua điểm B cách A 10km. Xe đi qua A với vận tốc 50km/h, đi qua B với vận tốc 40km/h. Biết hai xe chuyển động cùng chiều theo hướng từ A đến B. Coi chuyển động của hai ô tô là chuyển động đều. Quãng đường xe A đã đi được đến khi gặp xe B
A. 40km
B. 30 km
C. 56 km
D. 50 km
-
Câu 7:
Một chiếc ô tô đi 2 km trong 2,5 phút. Nếu nó đi một nữa quãng đường với tốc độ 40km/h thì phần còn lại của quãng đường nó đi với tốc độ:
A. 30 km/h
B. 60km/h
C. 18 km/h
D. 70 km/h
-
Câu 8:
Một chiếc xe chuyển động với tốc độ 50km/h trong 6km đầu tiên và 90km/h trong 6km tiếp theo. Tốc độ trung bình của xe trong quãng đường 12km này là
A. Bằng 70km/h
B. Lớn hơn 70km/h
C. Nhỏ hơn 70km/h
D. Bằng 38 km/h
-
Câu 9:
Xe ô tô xuất phát từ A lúc 8h, chuyển động thẳng tới B lúc 9 giờ 30 phút. Biết khoảng cách từ A tới B bằng 45km. Tốc độ trung bình của xe là
A. 20 km/h
B. 30 km/h
C. 10 km/h
D. 15 km/h
-
Câu 10:
Một xe ca chuyển động với vận tốc 5m/s trong giây thứ nhất, 10m/s trong giây thứ hai và 15m/s trong giây thứ ba. Quãng đường vật đã đi được trong 3s là
A. 30m
B. 15 m
C. 35 m
D. 20 m
-
Câu 11:
Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB. Tốc độ của xe đạp trên nửa quãng đường đầu là 12 km/h và trên nửa quãng đường sau là 18 km/h. Tốc độ trung bình của xe đạp trên cả quãng đường AB là
A. 12,4km/h
B. 14,4 km/h
C. 16,4km/h
D. 18,4 km/h
-
Câu 12:
Một người đi bộ trên một đường thẳng với vân tốc không đổi 2m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường 780m là
A. 6min15s.
B. 7min30s.
C. 6min30s
D. 7min15s.
-
Câu 13:
Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 45km có hai ô tô xuất phát, chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng AB, theo chiều từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54km/h và của ô tô chạy từ B là 45km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai ô tô làm chiều dương. Khoảng cách từ A đến địa điểm hai xe gặp nhau là?
A. 225km
B. 270km
C. 300km
D. 155km
-
Câu 14:
Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 4t – 10. (x: km, t: h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là:
A. 4,5 km.
B. 2 km.
C. 6 km.
D. 8 km.
-
Câu 15:
Một xe máy đi từ Hà Nam đến Hà Nội với vận tốc đều là 36 km/h. Cùng lúc đó ô tô đi từ Hà Nội về Hà Nam với vận tốc đều là 15m/s. Biết quãng đường Hà Nội và Hà Nam dài 90km. Hai xe gặp nhau bao lâu sau khi chuyển động?
A. 1,765h
B. 1h
C. 5h
D. 1,5h
-
Câu 16:
Lúc 8h sáng, một người đi xe máy khởi hành từ A chuyển động thẳng đều với vận tốc 40km/h. Sau khi chuyển động 30 phút, người đó ở đâu ?
A. 60 km.
B. 20 km.
C. 40 km.
D. 80 km.
-
Câu 17:
Một người đứng cách xe buýt 50 m. Khi xe bắt đầu chuyển động với gia tốc 1 m/s2 thì người đó cũng bắt đầu đuổi theo xe. Biết vận tốc chạy của người không đổi và bằng v và coi chuyển động của người và xe buýt trên cùng một đường thẳng. Giá trị nhỏ nhất của v để người đó có thể bắt kịp xe buýt là
A. 12 m/s
B. 10 m/s
C. 11 m/s
D. 8 m/s
-
Câu 18:
Một vật chuyển động biến đổi đều, đi được 10m trong 5 s đầu và 10 m nữa trong 3s tiếp theo. Quãng đường vật sẽ đi được trong 2 s tiếp theo nữa là
A. 8,5 m.
B. 6,3 m.
C. 8,3 m.
D. 8,9 m.
-
Câu 19:
Một chất điểm chuyển động theo phương trình, t tính theo giây. Tốc độ trung bình của chất điểm trong 5 s đầu là:
A. 6,8 m/s.
B. 8 m/s.
C. 4,8 m/s.
D. 5,8 m/s.
-
Câu 20:
Một chất điểm chuyển động thẳng dọc theo trục Ox từ vận tốc -20m/s chậm dần đều tới khi dừng hẳn trong khoảng thời gian 5s. Gia tốc chất điểm là.
A. \(4m/s^2\)
B. \(-4m/s^2\)
C. \(3m/s^2\)
D. \(-3m/s^2\)
-
Câu 21:
Một vật đang chuyển động với vận tốc 5m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
B. Vật đổi hướng chuyển động.
C. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 5m/s.
D. Vật dừng lại ngay.
-
Câu 22:
Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1 phút tàu đạt tốc độ 36 km/h. Nếu tiếp tục tăng tốc như vậy thì sau bao lâu nữa tàu đạt tốc độ 72km/h.
A. 20s
B. 40s
C. 60s
D. 80s
-
Câu 23:
Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp:
A. Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng .
B. Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu thì bằng tích các sai số tuyệt đối của các số hạng .
C. Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu thì bằng thương các sai số tuyệt đối của các số hạng .
D. Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu thì bằng sai số tuyệt đối của số hạng có giá trị lớn nhất .
-
Câu 24:
Chọn phát biểu không đúng về sai số tỉ đối:
A. Sai số tỉ đối là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình
B. Sai số tỉ đối càng nhỏ thì phép đo càng chính xác.
C. Sai số tỉ đối càng lớn thì phép đo càng chính xác.
D. Công thức của sai số tỉ đối: \( \delta A = \frac{{\Delta {\rm{A}}}}{{\overline A }}.100\% \)
-
Câu 25:
Dùng một thước chia độ đến milimét để đo khoảng cách l giữa hai điểm A, B và có kết quả đo là 600 mm. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Cách ghi nào sau đây không đúng với số chữ số có nghĩa của phép đo?
A. l = 6,00 ± 0,01 dm.
B. l = 0,6 ± 0,001 m.
C. l = (60 ± 0,1) cm.
D. l = (600 ± 1) mm.
-
Câu 26:
Dùng một thước có chia độ đến milimét đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị là 1,345 m. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết là
A. \( d = (1345 \pm 2)mm\)
B. \( d = (1,345 \pm 0,001)m\)
C. \( d = (1345 \pm 3)mm\)
D. \( d = (1,345 \pm 0,0005)m\)
-
Câu 27:
Diện tích mặt tròn tính bằng công thức \( S = \frac{{\pi {d^2}}}{4}\) . Đo đường kính d, ta có sai số tỉ đối của phép đo diện tích là:
A. \( \frac{{\Delta S}}{{\overline S }} = \frac{{2\Delta d}}{{\overline d }} + \frac{{\Delta \pi }}{\pi } = 0,5\% + \frac{{\Delta \pi }}{\pi };\frac{{\Delta \pi }}{\pi } = 0,5\% \)
B. \( \frac{{\Delta S}}{{\overline S }} = \frac{{2\Delta d}}{{\overline d }} + \frac{{\Delta \pi }}{\pi } = 0,5\% + \frac{{\Delta \pi }}{\pi };\frac{{\Delta \pi }}{\pi } < 0,5\% \)
C. \( \frac{{\Delta S}}{{\overline S }} = \frac{{2\Delta d}}{{\overline d }} + \frac{{\Delta \pi }}{\pi } = 0,5\% + \frac{{\Delta \pi }}{\pi };\frac{{\Delta \pi }}{\pi } = 0,05\% \)
D. \( \frac{{\Delta S}}{{\overline S }} = \frac{{2\Delta d}}{{\overline d }} + \frac{{\Delta \pi }}{\pi } = 0,5\% + \frac{{\Delta \pi }}{\pi };\frac{{\Delta \pi }}{\pi } < 0,05\% \)
-
Câu 28:
Người ta có thể bỏ qua sai số dụng cụ khi phép đo không gồm yếu tố nào sau đây ?
A. Công thức xác định đại lượng đo gián tiếp tương đối phức tạp.
B. Các dụng cụ đo trực tiếp có độ chính xác tương đối cao.
C. Sai số phép đo chủ yếu gây ra bởi các yếu tố ngẫu nhiên
D. Trong công thức xác định sai số gián tiếp có chứa các hằng số.
-
Câu 29:
Trong đơn vị SI, đơn vị nào là đơn vị dẫn xuất ?
A. mét(m).
B. giây (s).
C. mol(mol).
D. Vôn (V).
-
Câu 30:
Chọn ý sai ? Sai số ngẫu nhiên
A. không có nguyên nhân rõ ràng
B. là những sai xót mắc phải khi đo.
C. có thể do khả năng giác quan của con người dẫn đến thao tác đo không chuẩn.
D. chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài
-
Câu 31:
Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 4N, 5N và 6N. Nếu bỏ đi lực 6N thì hợp lực của hai lực còn lại bằng bao nhiêu
A. 9N
B. 6N
C. 1N
D. không biết vì chưa biết góc giữa hai lực
-
Câu 32:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về phép phân tích lực.
A. Phép phân tích lực là phép thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực thành phần.
B. Phép phân tích lực là phép làm ngược lại với phép tổng hợp lực
C. Phép phân tích lực tuân theo qui tắc hình bình hành.
D. Cả a, b và c đều đúng.
-
Câu 33:
Hai người cột hai sợi dây vào đầu một chiếc xe và kéo. Lực kéo xe lớn nhất khi hai lực kéo \( \overrightarrow {{F_1}} \) và \( \overrightarrow {{F_2}} \)
A. vuông góc với nhau
B. ngược chiều với nhau
C. cùng chiều với nhau
D. tạo với nhau một góc 450
-
Câu 34:
Lí do chính khi ô tô đi qua những đoạn đường có khúc cua thì phải đi chậm lại là
A. để ô tô không bị văng về phía tâm khúc cua
B. để lực hướng tâm cần thiết giữ ô tô chuyển động tròn không quá lớn.
C. để lái xe có thể quan sát xe đi ngược chiều.
D. để tăng lực ma sát nghỉ cực đại giữ ô tô không bị văng ra khỏi đường.
-
Câu 35:
Điều nào sau đây là sai khi nói về phép tổng hợp lực?
A. Tổng hợp lực là phép thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như toàn bộ các lực ấy
B. Phép tổng hợp lực có thể thực hiện bằng quy tắc hình bình hành.
C. Độ lớn của hợp lực luôn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần.
D. Về mặt toán học, phép tổng hợp lực thực chất là phép cộng tất cả các vectơ lực thành phần.
-
Câu 36:
Một sợi dây có khối lượng không đáng kể, một đầu được giữ cố định, đầu kia có gắn một vật nặng có khối lượng m. Vật đứng yên cân bằng. Khi đó
A. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
B. vật chịu tác dụng của trọng lực, lực ma sát và lực căng dây.
C. vật chịu tác dụng của ba lực và hợp lực của chúng bằng không.
D. vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.
-
Câu 37:
Một thanh AB dài 2m đồng chất có tiết diện đều, m = 2kg. Người ta treo vào đầu A của thanh một vật m1 = 5kg, đầu B một vật m2 = 1kg. Hỏi phải đặt một giá đỡ tại điểm O cách đầu A một khoảng OA là bao nhiêu để thanh cân bằng.
A. 1 m
B. 0,5 m
C. 2 m
D. 1,5 m
-
Câu 38:
Một người gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 300N, thúng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài 1,5m. Hỏi vai người ấy phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng và vai chịu một lực là bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.
A. cách đầu treo thúng gạo 60cm, vai chịu lực 500 N
B. cách đầu treo thúng gạo 30cm, vai chịu lực 300 N
C. cách đầu treo thúng gạo 20cm, vai chịu lực 400 N
D. cách đầu treo thúng gạo 50cm, vai chịu lực 600 N
-
Câu 39:
Hai lực có giá đồng quy có độ lớn 7 N và 13 N. Độ lớn hợp lực của hai lực này không thể có giá trị nào sau đây?
A. 7 N.
B. 13 N.
C. 20 N.
D. 22 N.
-
Câu 40:
Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực thành phần có độ lớn 6 N là 8 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 10 N, góc tạo bởi hai lực này là
A. 90o
B. 30o
C. 45o
D. 60o