Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 10 năm 2021
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
Câu 1:
Các giai đoạn sản xuất công nghiệp đều được sử dụng bằng công cụ nào dưới đây?
A. Thủ công.
B. Bán thủ công.
C. Máy móc.
D. Sức người.
-
Câu 2:
Sự phối hợp nhiều ngành để tạo thành sản phẩm cuối cùng là hoạt động của hình thức sản xuất nào?
A. Tập trung hoá.
B. Liên hợp hoá.
C. Hợp tác hoá.
D. Chuyên môn hóa.
-
Câu 3:
Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước nào?
A. Có tiềm năng dầu khí lớn
B. Phát triển và những nước công nghiệp mới
C. Có trữ lượng than lớn
D. Có nhiều sông lớn
-
Câu 4:
Việc phân loại các ngành công nghiệp thành: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến dựa vào căn cứ nào sau đây?
A. Công dụng kinh tế của sản phẩm
B. Tính chất tác động đến đối tượng lao động
C. Nguồn gốc sản phẩm
D. Tính chất sở hữu của sản phẩm
-
Câu 5:
Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản dùng để chỉ loại tài nguyên nào?
A. Dầu khí
B. Than đá
C. Củi, gỗ
D. Sức nước
-
Câu 6:
“Điểm công nghiệp” được hiểu là gì?
A. Một đặc khu kinh tế.
B. Một điểm dân cư có vài xí nghiệp công nghiệp.
C. Một diện tích nhỏ dùng để xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp.
D. Một lãnh thổ nhất định thuận lợi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp.
-
Câu 7:
Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là gì?
A. Nâng cao đời sống dân cư
B. Cải thiện quản lí sản xuất
C. Xoá đói giảm nghèo
D. Công nghiệp hoá nông thôn
-
Câu 8:
Trình độ phát triển công nghiệp hoá của một nước biểu thị thông qua yếu tố nào?
A. Sức mạnh an ninh, quốc phòng của một quốc gia
B. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật
C. Trình độ lao động và khoa học kĩ thuật của mmọt quốc gia
D. Trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế
-
Câu 9:
Sự tập hợp của nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp là đặc điểm của:
A. Điểm công nghiệp
B. Khu công nghiệp tập trung
C. Trung tâm công nghiệp
D. Vùng công nghiệp
-
Câu 10:
Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật?
A. Luyện kim
B. Hóa chất
C. Năng lượng
D. Cơ khí
-
Câu 11:
Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, ngành công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây?
A. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ
B. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng
C. Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến
D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ
-
Câu 12:
Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là quốc gia nào?
A. Trung Đông
B. Bắc Mĩ
C. Mĩ Latinh
D. Nga và Đông Âu
-
Câu 13:
Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành nào sau đây?
A. dịch vụ công.
B. dịch vụ kinh doanh.
C. dịch vụ tiêu dùng.
D. dịch vụ cá nhân.
-
Câu 14:
Sự khác nhau về đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới.
A. Dầu mỏ tập trung ở các nước phát triển, công nghiệp điện chủ yếu ở các nước đang phát triển.
B. Dầu mỏ tập trung nhiều ở Tây Nam Á, điện lực chủ yếu ở Tây Âu.
C. Dầu mỏ tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, điện lực chủ yếu ở các nước phát triển.
D. Dầu mỏ và điện lực đều tập trung ở Bắc Bán Cầu.
-
Câu 15:
Ngành công nghiệp nào là cơ sở chủ yếu để phát triển công nghiệp hiện đại.
A. công nghiệp hóa chất
B. công nghiệp cơ khí
C. công nghiệp luyện kim
D. công nghiệp điện lực
-
Câu 16:
Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện ở mặt nào?
A. Tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
C. Cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế
D. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên
-
Câu 17:
Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu của ngành dịch vụ là gì?
A. quy mô, cơ cấu dân số.
B. mức sống và thu nhập thực tế.
C. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
D. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
-
Câu 18:
Điểm giống nhau cơ bản giữa trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp là gì?
A. có quy mô lớn về diện tích
B. đều không có dân cư sinh sống
C. cùng có ranh giới rõ ràng
D. có một số ngành nòng cốt tạo ra hướng chuyên môn hóa
-
Câu 19:
Để phát triển kinh tế - xã hội miền núi xa xôi, cơ sở hạ tầng đầu tiên cần phải chú ý điều gì?
A. Phát triển nhanh các tuyến giao thông vận tải
B. Xây dựng mạng lưới y tế, giáo dục
C. Cung cấp nhiều lao động và lương thực, thực phẩm
D. Mở rộng diện tích trồng rừng
-
Câu 20:
Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là gì?
A. Sản phẩm từ thủy sản
B. Sản phẩm từ trồng trọt
C. Sản phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi
D. Sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi và thủy hải sản
-
Câu 21:
Đa dạng về sản phẩm, quy trình sản xuất đơn giản, chịu ảnh hưởng lớn về lao động, thị trường và nguyên liệu. Đó là đặc điểm của ngành công nghiệp nào dưới đây?
A. sản xuất hàng tiêu tiêu dùng
B. điện tử - tin học
C. khai thác dầu khí
D. khai thác than
-
Câu 22:
Ý nào không đúng với vai trò của công nghiệp khai thác than.
A. Nhiên liệu quan trọng cho nhà máy luyện kim.
B. Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa học và dược phẩm.
C. Nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện
D. Là nhiên liệu quan trọng, “vàng đen” của nhiều quốc gia
-
Câu 23:
Đặc điểm nào dưới đây không đúng với sản xuất công nghiệp:
A. Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn
B. Nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mĩ và có sự phối hợp chặt chẽ
C. Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
D. Có tính chất tập trung cao độ
-
Câu 24:
Khu vực nào có trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất thế giới?
A. Bắc Mĩ
B. Đông Nam Á
C. Trung Đông
D. Mĩ Latinh
-
Câu 25:
Điểm nào dưới đây không đúng với vùng công nghiệp?
A. có đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế thuận lợi phát triển một ngành nhất định
B. các điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ với nhau
C. quy mô lãnh thổ rộng lớn
D. có vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa
-
Câu 26:
Tại sao các nhà máy điện chạy bằng than ở nước ta lại không được xây dựng ở miền Nam?
A. Xa nguồn nguyên liệu (các mỏ than).
B. Xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
C. Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
D. Thiếu đội ngũ lao động có trình độ.
-
Câu 27:
Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm các ngành nào sau đây?
A. Khai thác than, dầu khí
B. Khai thác than, dầu khí và điện lực
C. Khai thác dầu khí và điện lực
D. Khai thác than và điện lực
-
Câu 28:
Ngành công nghiệp xuất hiện sớm nhất là ngành nào?
A. Công nghiệp điện lực.
B. Công nghiệp khai thác dầu.
C. Công nghiệp luyện kim màu.
D. Công nghiệp khai thác than.
-
Câu 29:
Quy trình sản xuất công nghiệp thường chia thành bao nhiêu giai đoạn?
A. 4 giai đoạn
B. 3 giai đoạn
C. 5 giai đoạn
D. 2 giai đoạn
-
Câu 30:
Nhân tố ảnh hưởng tới hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ là gì?
A. Quy mô, cơ cấu dân số.
B. Mức sống và thu nhập thực tế.
C. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
D. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
-
Câu 31:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với hình thức tổ chức lãnh thổ điểm công nghiệp:
A. Đồng nhất với một điểm dân cư.
B. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng sản xuất hợp tác cao.
C. Không có mối quan hệ với các xí nghiệp.
D. Xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên liệu.
-
Câu 32:
Trữ lượng than tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
A. Bán cầu Nam
B. Bán cầu Bắc
C. Vòng cực Nam
D. Vòng cực Bắc
-
Câu 33:
Nhân tố nào sau đây có ý nghĩa quan trọng nhất để hình thành các điểm dịch vụ du lịch?
A. tài nguyên du lịch.
B. cơ sở hạ tầng du lịch.
C. mức thu nhập của dân cư.
D. nhu cầu của xã hội về du lịch.
-
Câu 34:
Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, thì sản xuất công nghiệp được chia thành 2 ngành chính nào?
A. Công nghiệp khai thác và công nghiệp nhẹ.
B. Công nghiệp khai thác và công nghiệp nặng.
C. Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
D. Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
-
Câu 35:
Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu hao nhiều nguyên vật liệu nhưng đòi hỏi nguồn lao động trẻ và có trình độ kĩ thuật cao là đặc điểm của ngành công nghiệp nào sau đây?
A. điện tử - tin học
B. cơ khí
C. hóa chất
D. thực phẩm
-
Câu 36:
Trong các nhân tố tự nhiên sau, nhân tố nào có vai trò quan trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển công nghiệp?
A. Sinh vật.
B. Nước – khí hậu.
C. Khoáng sản.
D. Đất.
-
Câu 37:
Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với?
A. Các trung tâm công nghiệp.
B. Các ngành kinh tế mũi nhọn.
C. Sự phân bố dân cư.
D. Các vùng kinh tế trọng điểm.
-
Câu 38:
Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là gì?
A. tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi và an toàn.
B. sự chuyên chở người và hàng hóa.
C. số lượng phương tiện.
D. mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa các nước.
-
Câu 39:
Các ngành kinh tế nào sau đây thuộc nhóm ngành dịch vụ:
A. Vận tải và thông tin liên lạc, Giải trí, khách sạn nhà hàng.
B. Sản xuất điện, Giải trí, chế biến thức ăn gia súc.
C. Sản xuất phần mềm, nuôi trồng thủy sản, khách sạn nhà hàng.
D. Thủy sản,Vận tải và thông tin liên lạc, hoạt động khoa học và công nghệ.
-
Câu 40:
“Khu vực có ranh giới rõ ràng, tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác cao”. Đó là đặc điểm của hình thức tổ chức công nghiệp nào?
A. điểm công nghiệp
B. khu công nghiệp tập trung
C. trung tâm công nghiệp
D. vùng công nghiệp