Đề thi giữa HK2 môn GDCD 12 năm 2021
Trường THPT Lê Minh Xuân
-
Câu 1:
Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
B. Người đang điều trị ở bệnh viện.
C. Người đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.
D. Người đang thi hành án.
-
Câu 2:
Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào sau đây?
A. Quyền bầu cử, ứng cử.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền tố cáo.
-
Câu 3:
Nhận định sau đây: “Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước” thuộc hình thức dân chủ nào?
A. Dân chủ trực tiếp.
B. Dân chủ tập trung.
C. Dân chủ xã hội chủ nghĩa.
D. Dân chủ gián tiếp.
-
Câu 4:
Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Nhận thư không đúng tên mình gởi, đem trả lại cho bưu điện.
B. Đọc dùm thư cho bạn khiếm thị.
C. Kiểm tra số lượng thư trước khi gởi.
D. Bóc xem các thư gởi nhầm địa chỉ.
-
Câu 5:
Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là gì?
A. không ai được phép can thiệp tới phát ngôn của người khác.
B. công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.
C. không ai có quyền được bác bỏ ý kiến của người khác.
D. mọi người có quyền tự do nói những gì mà mình thích.
-
Câu 6:
Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Trong quá trình bầu cử, trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì .........
A. tổ bầu cử mang hòm phiếu bầu đến chỗ cử tri đó.
B. có thể bỏ phiếu bằng cách gửi thư.
C. người thân có thể đi bỏ phiếu thay.
D. không cần tham gia bầu cử.
-
Câu 7:
Cơ quan đại biểu của dân là cơ quan nào?
A. Quốc hội và hội đồng Nhân dân các cấp.
B. Ủy ban Nhân dân các cấp.
C. Quốc hội và Ủy ban Nhân dân các cấp.
D. Hội đồng Nhân dân các cấp và Ủy ban Nhân dân các cấp.
-
Câu 8:
Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi nhà nước trưng cầu dân ý. Công dân A đã thực hiện quyền gì dưới đây?
A. Quyền đóng góp ý kiến.
B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
C. Quyền ứng cử.
D. Quyền kiểm tra, giám sát.
-
Câu 9:
Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, thì trong thời hạn do luật định người đó có quyền gì?
A. không kiện nữa.
B. khởi kiện ra Tòa án Nhân dân.
C. khởi kiện ra Trung ương
D. khởi kiện lên cấp cao hơn.
-
Câu 10:
Khi thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận
B. Quyền tố cáo
C. Quyền nhân thân
D. Quyền khiếu nại
-
Câu 11:
Gia đình ông A nhận được quyết định của xã về việc thu hồi một phần đất ở của gia đình để làm đường giao thông. Gia đình ông A không đồng ý và không biết phải làm gì. Em sẽ lựa chọn cách làm phù hợp với pháp luật nào dưới đây để giúp gia đình ông A?
A. Viết đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân xã.
B. Phải chấp nhận vì đó là quyết định của xã, không thể thay đổi.
C. Thuê luật sư để giải quyết.
D. Viết đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.
-
Câu 12:
Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là đảm bảo điều gì?
A. quyền tự chủ của mỗi cá nhân.
B. quyền tự do cá nhân cho mỗi công dân.
C. đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân.
D. sự công bằng cho tất cả công dân.
-
Câu 13:
Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo mấy bước?
A. 3 bước.
B. 5 bước.
C. 4 bước.
D. 2 bước.
-
Câu 14:
Quyền tự do ngôn luận là quyền gì?
A. đảm bảo sự bình đẳng của công dân.
B. dân chủ cơ bản của công dân.
C. tự do cơ bản không thể thiếu của mỗi công dân.
D. đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
-
Câu 15:
Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo luật bầu cử?
A. Phổ thông.
B. Bỏ phiếu kín.
C. Trực tiếp.
D. Bình đẳng.
-
Câu 16:
Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm ..............
A. tuyệt đối an toàn.
B. an toàn và bí mật.
C. an toàn và bảo mật.
D. tuyệt đối bảo mật.
-
Câu 17:
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của ai?
A. công dân nam từ 17 tuổi trở lên.
B. công dân từ 20 tuổi trở lên.
C. công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
D. mọi công dân Việt Nam.
-
Câu 18:
Ðâu là nhận định đúng về quyền khiếu nại của công dân?
A. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức và công dân.
B. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước về những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức và công dân, đe dọa, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Công dân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước về những quyết định trái pháp luật của cơ quan, tổ chức xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
D. Công dân có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
-
Câu 19:
Pháp luật quy định đối tượng nào có quyền tố cáo?
A. Các cán bộ có thẩm quyền.
B. Cá nhân và tổ chức đều có quyền.
C. Chỉ công dân mới có quyền.
D. Chỉ các tổ chức mới có quyền.
-
Câu 20:
Công dân B tham gia góp ý vào dự thảo Hiến pháp. Vậy công dân B đã thực hiện quyền gì dưới đây?
A. Quyền tự do cá nhân.
B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. Quyền ứng cử.
D. Quyền kiểm tra, giám sát.
-
Câu 21:
Chị M bị Chủ tịch ủy ban nhân nhân xã N buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?
A. Quyền bình đẳng.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền dân chủ.
D. Quyền tố cáo.
-
Câu 22:
Mục đích của khiếu nại là gì?
A. khôi phục nhân phẩm và danh dự của công dân.
B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
C. phát hiện, ngăn ngừa, xử lý việc làm trái pháp luật.
D. phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật.
-
Câu 23:
Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hai con đường nào?
A. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
B. được đề cử và được giới thiệu ứng cử.
C. tự đề cử và tự ứng cử.
D. tự giới thiệu và được giới thiệu ứng cử.
-
Câu 24:
Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân khi thực hiện các quyền tự do cơ bản?
A. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
B. Tích cực giúp đỡ các cơ quan nhà nước thi hành pháp luật.
C. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật của người khác.
D. Học tập, tìm hiểu để nắm vững các quyền tự do cơ bản của mình.
-
Câu 25:
Việc nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở nội dung nào?
A. phạm vi cả nước.
B. phạm vi cơ sở.
C. mọi phạm vi.
D. phạm vi Trung ương.
-
Câu 26:
Trong quá trình bầu cử, việc cử tri không thể tự mình viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử?
A. Bỏ phiếu kín.
B. Bình đẳng.
C. Phổ thông.
D. Trực tiếp.
-
Câu 27:
Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến quyền và lợi ích cơ bản của công dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở phạm vi nào?
A. Cả nước.
B. Cơ sở.
C. Cơ sở và địa phương.
D. Địa phương.
-
Câu 28:
Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Bình đẳng.
B. Phổ thông.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Trực tiếp.
-
Câu 29:
Điền vào chỗ trống sau: “…là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”.
A. Quyền khiếu nại
B. Quyền tố cáo
C. Quyền góp ý
D. Quyền bầu cử
-
Câu 30:
Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?
A. Trực tiếp, bình đẳng, phổ thông.
B. Phổ thông, gián tiếp, bình đẳng.
C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
D. Trực tiếp, bỏ phiếu kín.