Đề thi giữa HK2 môn GDCD 12 năm 2021
Trường THPT Phùng Hưng
-
Câu 1:
Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
B. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
C. Bình đẳng trong kinh doanh.
D. Bình đẳng trong lao động.
-
Câu 2:
Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa các công dân.
B. Bình đẳng giữa các dân tộc.
C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.
D. Bình đẳng giữa các chủng tộc.
-
Câu 3:
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được quy định tại điều số bao nhiêu trong Hiến pháp 2013?
A. Điều 20
B. Điều 21
C. Điều 22
D. Điều 23
-
Câu 4:
Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái?
A. Đạo đức.
B. Quy định.
C. Pháp luật.
D. Ý thức tiến bộ.
-
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không thuộc về quan hệ bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
B. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
C. Bình đẳng giữa chú bác và cháu.
D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
-
Câu 6:
Quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nào?
A. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ tài sản và quan hệ thừa kế.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.
D. Quan hệ sở hữu và quan hệ tài sản.
-
Câu 7:
Khẳng định: “Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau” là đề cập đến nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa các công dân.
B. Bình đẳng giữa các dân tộc.
C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.
D. Bình đẳng giữa các giai cấp.
-
Câu 8:
Bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch giữa các dân tộc về phương diện nào sau đây?
A. Trình độ phát triển.
B. Vai trò chính trị.
C. Trình độ văn hóa.
D. Phát triển kinh tế.
-
Câu 9:
Các dân tộc đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện bình đẳng về lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 10:
Quyền công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội là thể hiện quyền bình đẳng về lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 11:
Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng nội dung gì?
A. Hướng dẫn của cấp trên.
B. Quy định của cơ quan điều tra.
C. Hướng dẫn của Viện Kiểm sát.
D. Trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
-
Câu 12:
Trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt?
A. Người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội nguy hiểm.
B. Người bị cho rằng đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
C. Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
D. Người bị nghi ngờ có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.
-
Câu 13:
Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là gì?
A. Các bên cùng có lợi
B. Bình đẳng
C. Đoàn kết giữa các dân tộc
D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số
-
Câu 14:
Vợ, chồng bình đẳng trong sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật là nội dung của bình đẳng trong quan hệ gì?
A. Quan hệ tài sản.
B. Quan hệ nhân thân.
C. Quan hệ lao động.
D. Quan hệ huyết thống.
-
Câu 15:
Số lượng các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là bao nhiêu?
A. 54
B. 55
C. 56
D. 57
-
Câu 16:
Dân tộc là gì?
A. Một bộ phận dân cư của 1 quốc gia
B. Một dân tộc thiểu số
C. Một dân tộc ít người
D. Một cộng đồng có chung lãnh thổ
-
Câu 17:
Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nội dung của bình đẳng về lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 18:
Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị doan là gì?
A. Niềm tin
B. Nguồn gốc
C. Hậu quả xấu để lại
D. Nghi lễ
-
Câu 19:
Khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người khẩn cấp, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn trong thời gian tối đa bao lâu?
A. 12 giờ.
B. 24 giờ.
C. 36 giờ.
D. 48 giờ.
-
Câu 20:
Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người thì người bị bắt phải được ........
A. Trả tự do sau 12 giờ.
B. Trả tự do ngay.
C. Phải được đền đù.
D. Phải được theo dõi trong 24 giờ.
-
Câu 21:
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền nào?
A. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
B. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng.
C. Mua, bán, đổi, cho vay mượn tài sản chung.
D. Mua, bán, đổi, cho vay, mượn, đầu tư kinh doanh.
-
Câu 22:
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình là nội dung bình đẳng về lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 23:
Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?
A. Thắp hương trước lúc đi xa
B. Yếm bùa
C. Không ăn trứng trước khi đi thi
D. Xem bói
-
Câu 24:
Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?
A. Buôn thần bán thánh
B. Tốt đời đẹp đạo
C. Kính chúa yêu nước
D. Đạo pháp dân tộc
-
Câu 25:
Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là gì?
A. Công dân có quyền không theo bất kì tôn giáo nào.
B. Người đã theo tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ mà theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.
C. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền tham gia hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đó.
D. Tất cả các phương án trên.
-
Câu 26:
Đánh người là hành vi xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được sống và được tôn trọng của công dân.
-
Câu 27:
Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?
A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình
B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù phợp với khả năng của mình
C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động
D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.
-
Câu 28:
Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân?
A. xây dựng gia đình hạnh phúc
B. củng cố tình yêu lứa đôi
C. tổ chức đời sống vật chất của gia đình
D. thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước
-
Câu 29:
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là gì?
A. Không ai được làm tổn hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
B. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
C. Không ai được can thiệp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
D. Không ai được làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
-
Câu 30:
Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trong việc hưởng thụ điều gì?
A. Chính sách học bổng.
B. Đầu tư tài chính.
C. Một nền giáo dục.
D. Nền giáo dục tiên tiến.