Đề thi giữa HK2 môn GDCD 12 năm 2021
Trường THPT Long Thới
-
Câu 1:
Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về gì?
A. Cơ hội học tập.
B. Cơ hội việc làm.
C. Cơ hội phát triển.
D. Cơ hội lao động.
-
Câu 2:
Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Không phân biệt đối xử giữa các con.
B. Không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con.
C. Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.
D. Không chê bai con học kém hơn các bạn ở trường.
-
Câu 3:
Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung là gì?
A. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn.
B. Những tài sản có trong gia đình.
C. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn và tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
D. Tất cả phương án trên.
-
Câu 4:
Bình đẳng giữa các dân tộc là................... của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc.
A. Mục tiêu
B. Ý nghĩa
C. Cơ sở
D. Điều kiện
-
Câu 5:
Một cá nhân hoặc tổ chức tự ý vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm quyền gì?
A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư
B. Quyền tự do cư trú.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ.
-
Câu 6:
Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác, trừ một số trường hợp và việc khám xét phải tuân theo nội dung nào?
A. Trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
B. Công văn hướng dẫn của Viện kiểm sát.
C. Chỉ đạo của Viện kiểm sát.
D. Chỉ đạo của cơ quan công an.
-
Câu 7:
Bình đẳng giữa ông bà và cháu được thể hiện qua nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu, là mối quan hệ gì?
A. Một chiều.
B. Hai chiều.
C. Phụ thuộc.
D. Ràng buộc.
-
Câu 8:
Hành vi nào sau đây không phải là nội dung của bình đẳng giữa anh, chị, em?
A. Yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.
B. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ.
C. Dạy dỗ em học tập khi không còn cha mẹ nuôi dưỡng.
D. Sai em làm các công việc nặng nhọc để kiếm tiền.
-
Câu 9:
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là gì?
A. Các tôn giáo có quyền hoạt động trong khôn khổ pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
B. Cá tôn giáo khác nhau sẽ có quy định khác nhau về quyền và nghĩa vụ.
C. Các tôn giáo đều có quyền tự do hoạt động không giới hạn.
D. Các tôn giáo được ưu tiên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 10:
Tôn giáo được biểu hiện như thế nào?
A. Qua các đạo khác nhau
B. Qua các tín ngưỡng
C. Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức
D. Qua các hình thức lễ nghi
-
Câu 11:
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là gì?
A. Bất kì ai vì bất kì lí do gì cũng không có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
B. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
C. Không ai được phép can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
D. Không cá nhân, tổ chức nào được phép kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
-
Câu 12:
Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được .........
A. Đảng quản lí.
B. Pháp luật bảo hộ.
C. Các tổ chức tôn giáo giữ bí mật.
D. Quân đội nhân dân giữ gìn.
-
Câu 13:
Pháp luật nước ta yêu cầu đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo không thực hiện trách nhiệm nào dưới đây?
A. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
B. Giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước.
C. Kích động tín đồ chống phá Nhà nước.
D. Sống tốt đời, đẹp đạo.
-
Câu 14:
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thực hiện ở việc đối xử với nhau như thế nào?
A. Công bằng, bình đẳng, tôn trọng.
B. Công bằng, dân chủ, bình đẳng.
C. Công bằng, dân chủ, tôn trọng.
D. Công bằng, tôn trọng, yêu thương.
-
Câu 15:
Nội dung nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng về thu nhập trong lao động.
-
Câu 16:
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là ở Việt Nam, các tôn giáo đều bình đẳng và có quyền tự do hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của phương diện nào sau đây?
A. Pháp luật.
B. Giáo hội.
C. Đạo đức.
D. Tín ngưỡng.
-
Câu 17:
Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc.
B. Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc.
C. Tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta.
D. Giúp phát triển đời sống kinh tế cho nhân dân.
-
Câu 18:
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân, người nào vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc ........
A. Kỉ luật.
B. Cảnh cáo.
C. Truy cứu trách nhiệm dân sự.
D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
Câu 19:
“Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước” là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quyền tự do dân chủ.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bình đẳng của công dân.
D. Quyền làm chủ của công dân.
-
Câu 20:
Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Mọi người có quyền lựa chọn bất cứ nghề nghiệp nào mà bản thân thấy thích.
B. Mỗi người có quyền lựa chọn nơi để làm việc phù hợp với khả năng của bản thân.
C. Mỗi người đều có quyền làm việc phù hợp với khả năng của mình.
D. Mỗi người có quyền lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.
-
Câu 21:
Sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là gì?
A. Hợp đồng mua bán.
B. Hồ sơ lao động.
C. Hợp đồng lao động.
D. Hồ sơ mua bán.
-
Câu 22:
Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các chủ thể nào?
A. Dân tộc.
B. Công dân.
C. Vùng miền.
D. Giới tính.
-
Câu 23:
Hành động nào sau đây không thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Trực tiếp phát biểu ý kiến tại các cuộc họp ở cơ quan.
B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về chính sách của Nhà nước.
C. Đóng góp ý kiến với đại biểu Hội đồng nhân dân trong cuộc đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở.
D. Nói chuyện riêng trong giờ học khi cô giáo đang giảng bài.
-
Câu 24:
Quyền tự do dân chủ nào là cơ sở, điều kiện để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do đi lại.
C. Quyền tự do trao đổi.
D. Quyền tự do thân thể.
-
Câu 25:
Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản?
A. Tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
B. Không ngừng học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
C. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
D. Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép.
-
Câu 26:
Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thực hiện điều gì dưới đây?
A. Tạo sự bình đẳng giữa các thành phần dân cư.
B. Chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
C. Tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế.
D. Duy trì sự tồn tại của các dân tộc thiểu số.
-
Câu 27:
Các dân tộc thực hiện điều gì dưới đây để thực hiện quyền bình đẳng về văn hóa?
A. Buộc phải sử dụng tiếng nói, chữ viết phổ thông.
B. Duy trì tất cả các phong tục, tập quán của dân tộc mình.
C. Cải biến mọi phong tục, tập quán để phù hợp với dân tộc khác.
D. Có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
-
Câu 28:
Việc làm nào dưới đây là vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
A. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự.
B. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.
C. Tổ chức các lớp học giáo lí cho người theo đạo.
D. Hàng tháng đi lễ chùa đều đặn vào các ngày mùng một và rằm.
-
Câu 29:
Việc giao kết hợp đồng lao động không phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
C. Ưu tiên lao động nữ.
D. Giao kết trực tiếp.
-
Câu 30:
Anh A nợ anh B một số tiền lớn từ lâu nhưng chưa chịu trả dù anh B đã đòi nhiều lần. Quá tức giận, anh B đến trường học của con anh A, dụ cháu đến nhà mình chơi rồi giữ lại để buộc anh A phải trả tiền cho mình. Trong trường hợp này, anh B đã vi phạm quyền gì?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.