Đề thi giữa HK2 môn GDCD 12 năm 2023-2024
Trường THPT Thuận Kiều
-
Câu 1:
Những người có tài năng sẽ được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho Tổ quốc là thể hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền sáng tạo.
B. Quyền dân chủ.
C. Quyền học tập.
D. Quyền được phát triển.
-
Câu 2:
Nhận định nào sau đây không phải là ý nghĩa của quyền học tập, quyền sáng tạo, quyền được phát triển của công dân?
A. Là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta.
B. Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện.
C. Giúp ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế đất nước.
D. Tạo điều kiện để những người học giỏi, tài năng phấn đấu học tập, nghiên cứu để trở thành nhân tài cho quê hương, đất nước.
-
Câu 3:
Nhận định nào không thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong thực hiện công bằng trong giáo dục?
A. Ban hành chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học.
B. Giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
C. Giúp đỡ con em thương binh, liệt sĩ, trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa.
D. Khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển.
-
Câu 4:
Đâu là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền sáng tạo?
A. Cố gắng học tập cho bố mẹ hài lòng.
B. Luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập.
C. Không cần sáng tạo vì chỉ có thiên tài mới có thể sáng tạo.
D. Chỉ cần học và làm theo những gì được dạy, không cần sáng tạo.
-
Câu 5:
Học sinh A đạt Huy chương vàng Olympic quốc tế nên được một số trường đại học xét tuyển thẳng. Học sinh A đã được hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào dưới đây?
A. Thay đổi thông tin.
B. Ứng dụng kĩ thuật tiên tiến.
C. Bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D. Phát minh, sáng chế.
-
Câu 6:
Sau khi tập thơ của anh B được nhà xuất bản Y phát hành thì chị X cho rằng anh B có hành vi vi phạm bản quyền nên làm đơn tố cáo. Khi cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định chính thức, anh B vẫn được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Sáng chế.
B. Sở hữu công nghiệp.
C. Chuyển giao công nghệ.
D. Tác giả.
-
Câu 7:
Trường N đã đặc cách cho em A vào lớp một vì em mới năm tuổi đã biết đọc, viết và tính nhẩm thành thạo nên bị phụ huynh học sinh Z cùng lớp tố cáo. Phụ huynh học sinh Z đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân?
A. Sáng tạo.
B. Được phát triển.
C. Thẩm định.
D. Quản lí xã hội.
-
Câu 8:
Trường Y tặng học bổng cho các em học sinh nghèo học giỏi là thực hiện phướng hướng nào dưới đây của chính sách giáo dục và đào tạo?
A. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
D. Mở rộng quy mô giáo dục.
-
Câu 9:
Thấy tiểu thuyết của nhà văn A hay nên đạo diễn X đã quyết định xây dựng thành phim mà không thông báo cho nhà văn A biết để tạo bất ngờ. Đạo diễn X đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Giải trí.
B. Phát triển.
C. Sáng tạo.
D. Học tập.
-
Câu 10:
Em B rất yêu thích vẽ và có nguyện vọng đăng kí thi vào trường Đại học Mỹ thuật. Nhưng bố mẹ B cho rằng học vẽ không có tương lai nên bắt B phải thi vào trường Đại học Thương mại. Bố mẹ B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập.
B. Phát triển.
C. Sáng tạo.
D. Giải trí.
-
Câu 11:
Dù đã gần 50 tuổi, nhưng bác Lan vẫn quyết tâm theo học cao học ngành Quản trị kinh doanh tại trường đại học Kinh tế quốc dân. Bác Lan đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học không hạn chế.
B. Tự do lựa chọn ngành nghề học tập.
C. Tự do lựa chọn hình thức học tập.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 12:
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, chị A đã xin việc làm và đi làm được hai năm. Sau đó, chị vừa làm vừa học liên thông lên đại học. Chị A đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học ở bậc cao hơn.
B. Học không hạn chế.
C. Học bất cứ ngành nghề nào.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 13:
Đối tượng nào dưới đây sẽ được ưu tiên xét tuyển vào các trường đại học?
A. Con em thương binh, bệnh binh, liệt sĩ.
B. Đạt giải học sinh giỏi quốc gia.
C. Người dân tộc thiểu số.
D. Thi tốt nghiệp THPT đạt loại giỏi.
-
Câu 14:
Hành động nào dưới đây giúp thể hiện quyền sáng tạo của công dân?
A. Miễn giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
B. Cấp học bổng cho học sinh học giỏi.
C. Giúp đỡ học sinh ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
D. Chăm lo điều kiện làm việc cho người nghiên cứu.
-
Câu 15:
Sau khi học xong lớp 9 và muốn theo đuổi sở thích múa. Nên bạn H đã xin bố mẹ cho học hệ phổ thông của trường cao đẳng Múa Việt Nam và được bố mẹ đồng ý, dù gia đình bạn có truyền thống làm nghề Sư phạm. H đã thực hiện quyền học tập nào dưới đây?
A. Học suốt đời.
B. Học không hạn chế.
C. Tự do lựa chọn ngành, nghề học tập.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 16:
Công dân được quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
D. Quyền tham gia quản lí xã hội.
-
Câu 17:
Những ai được thực hiện quyền khiếu nại?
A. Mọi công dân phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.
B. Công dân, tổ chức bị quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của mình.
C. Mọi công dân phát hiện quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của mình và người khác.
D. Mọi công dân, tổ chức phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.
-
Câu 18:
Những ai được thực hiện quyền tố cáo?
A. Mọi công dân phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.
B. Công dân, tổ chức bị quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của mình.
C. Mọi công dân phát hiện quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của mình và người khác.
D. Mọi công dân, tổ chức phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.
-
Câu 19:
Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo có mấy bước?
A. 2 bước.
B. 3 bước.
C. 4 bước.
D. 5 bước.
-
Câu 20:
Trong đời sống của mỗi công dân, quyền khiếu nại, tố cáo là quyền gì?
A. Dân chủ quan trọng.
B. Công dân quan trọng.
C. Dân chủ cơ bản.
D. Cơ bản quan trọng.
-
Câu 21:
Quyền khiếu nại, tố cáo là ………………… để công dân thực hiện có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân:
A. Yếu tố quan trọng.
B. Cơ sở quan trọng.
C. Căn cứ pháp lí.
D. Cơ sở pháp lí.
-
Câu 22:
Công dân được thực hiện bầu cử bằng hình thức nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. Tự viết phiếu bầu và nhờ người khác bỏ phiếu hộ.
B. Nhờ người khác viết phiếu bầu và tự mình bỏ phiếu.
C. Ủy quyền cho người khác viết phiếu bầu và bỏ phiếu giúp.
D. Tự mình viết phiếu bầu và bỏ phiếu.
-
Câu 23:
Việc làm nào dưới đây là thể hiện nguyên tắc bầu cử phổ thông?
A. Ủy quyền cho người khác đi bầu cử.
B. Người tàn tật không bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu giúp.
C. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
D. Giữ bí mật nội dung phiếu bầu của mình.
-
Câu 24:
Biểu hiện nào dưới đây là thể hiện nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
A. Cử tri tự mình viết phiếu và bỏ phiếu.
B. Mỗi cử tri có một phiếu bầu với giá trị ngang nhau.
C. Giữ bí mật nội dung phiếu bầu của mình.
D. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền đi bầu cử.
-
Câu 25:
Vào ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, ông A phải điều trị sau phẫu thuật tại bệnh viện K. Do đó, nhân viên X thuộc tổ bầu cử lưu động đã tự ý bỏ phiếu thay ông. Nhân viên X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Công khai.
B. Ủy quyền.
C. Thụ động.
D. Trực tiếp.
-
Câu 26:
Khi vợ chồng anh B gặp khó khăn, anh T đã cho vay một khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh B bầu cử cho chồng mình. Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh B vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó. Trong trường hợp này, vợ anh T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng.
B. Trực tiếp.
C. Phổ thông.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 27:
Do bận việc riêng, anh T đã nhờ chị H bỏ phiếu bầu cử giúp và được chị H đồng ý. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ M không biết chữ, nhân viên X của tổ bầu cử nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M tự bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Anh T, chị H, cụ M và nhân viên X.
B. Anh T và chị H.
C. Chị H và cụ M.
D. Chị H, cụ M và nhân viên X.
-
Câu 28:
Ở phạm vi cơ sở, nhân dân được thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hình thức nào?
A. Góp ý kiến xây dựng các văn bản luật.
B. Bàn bạc, quyết định những công việc cụ thể tại phường mình cư trú.
C. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề quan trọng của đất nước.
D. Phản ánh với đại biểu về những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật.
-
Câu 29:
Hành động nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân trên phạm vi cả nước?
A. Biểu quyết công khai tại các hội nghị toàn thể nhân dân xã.
B. Giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền xã.
C. Bàn bạc và quyết định những công việc cụ thể, thiết thực ở nơi mình sinh sống.
D. Thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.
-
Câu 30:
Theo em, quyền dân chủ nào sau đây là thuộc hình thức dân chủ gián tiếp?
A. Tố cáo.
B. Khiếu nại.
C. Bầu cử và ứng cử.
D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
-
Câu 31:
Đánh đập người là hành vi xâm phạm đến quyền công dân nào?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được sống và được tôn trọng của công dân.
-
Câu 32:
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mỗi công dân được hiểu là gì?
A. Không ai được làm tổn hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
B. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
C. Không ai được can thiệp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
D. Không ai được làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
-
Câu 33:
Bất kì một cá nhân hoặc tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm:
A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.
B. Quyền tự do cư trú.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ.
-
Câu 34:
Về nguyên tắc, bất kì ai cũng không được ai tự ý vào chỗ ở của người khác, trừ một số trường hợp và việc khám xét phải tuân theo:
A. Trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
B. Công văn hướng dẫn của Viện kiểm sát.
C. Chỉ đạo của Viện kiểm sát.
D. Chỉ đạo của cơ quan công an.
-
Câu 35:
Quyền của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là gì?
A. Bất kì ai vì bất kì lí do gì cũng không có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
B. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
C. Không ai được phép can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
D. Không cá nhân, tổ chức nào được phép kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
-
Câu 36:
Quyền công dân được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân, người nào vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc:
A. Kỉ luật.
B. Cảnh cáo.
C. Truy cứu trách nhiệm dân sự.
D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
Câu 37:
“Công dân được quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước”. Đây là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quyền tự do dân chủ.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bình đẳng của công dân.
D. Quyền làm chủ của công dân.
-
Câu 38:
Hành vi nào sau đây không thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận của mỗi công dân?
A. Trực tiếp phát biểu ý kiến tại các cuộc họp ở cơ quan.
B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về chính sách của Nhà nước.
C. Đóng góp ý kiến với đại biểu Hội đồng nhân dân trong cuộc đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở.
D. Nói chuyện riêng trong giờ học khi cô giáo đang giảng bài.
-
Câu 39:
Quyền tự do dân chủ nào là cơ sở, điều kiện để mỗi công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do đi lại.
C. Quyền tự do trao đổi.
D. Quyền tự do thân thể.
-
Câu 40:
Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của mỗi công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản?
A. Tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
B. Không ngừng học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
C. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
D. Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép.