Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2022
Trường THPT Nguyễn Thị Định
-
Câu 1:
Đốt một lượng rất dư sắt trong khí clo thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X vào nước thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Dung dịch Y chứa chất tan là
A. FeCl2 và FeCl3.
B. FeCl3
C. FeCl2
D. Đáp án khác.
-
Câu 2:
Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại ?
A. Cu2+, Mg2+, Pb2+.
B. Cu2+, Ag+, Na+.
C. Sn2+, Pb2+, Cu2+.
D. Pb2+, Ag+, Al3+.
-
Câu 3:
Trong bình điện phân với điện cực trơ có xảy ra quá trình: 2H2O → 4H+ + O2 + 4e ở cực dương (anot) khi điện phân dung dịch:
A. dung dịch KBr.
B. dung dịch NaCl
C. dung dịch Na2SO4
D. dung dịch HgCl2.
-
Câu 4:
Cho các phát biểu sau:
1. Trong môi trường axit, Br2 oxi hóa CrO2- thành CrO42-.
2. CrO3 là một oxit axit
3. Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng tạo thành Cr3+.
4. Cr(OH)2 tan được trong dung dịch NaOH đặc.
Số phát biểu đúng là?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 5:
Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện
A. Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe
B. CO + CuO →Cu + CO2
C. CuCl2 đpdd→ Cu + Cl2
D. 2Al2O3 đpnc→ 4Al + 3O2
-
Câu 6:
Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3.
B. CaCl2.
C. CuSO4.
D. KCl.
-
Câu 7:
Trong số các phản ứng cho sau đây có mấy phản ứng viết sai :
1) 2Al + 3MgSO4 → Al2(SO4)3 + 3Mg.
2) Al + 6HNO3 đặc, nguội → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O.
3) 8Al + 5NaOH + 3NaNO3 + 2H2O → 8NaAlO2 + 3NH3
4) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
5) 2Al + 2H2O + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 3H2
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. HCO3-, Cl-;
B. Na+, K+.
C. SO42-, Cl-.
D. Ca2+, Mg2+.
-
Câu 9:
Cho các phương pháp: (1) đun nóng trước khi dùng; (2) dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ; (3) dùng dung dịch Na2CO3; (4) dùng dung dịch NaCl; (5) dùng dung dịch HCl. Chất không dùng làm mềm nước cứng tạm thời?
A. 1, 2.
B. 3, 4.
C. 4,5.
D. 1, 2, 3.
-
Câu 10:
Cho các phản ứng sau:
1) dung dịch FeCl2 + dung dịch AgNO3
2) dung dịch FeSO4 dư + Zn
3) dung dịch FeSO4 + dung dịch KMnO4 + H2SO4
4) dung dịch FeSO4 + khí Cl2
Số phản ứng mà ion Fe2+ bị oxi hóa là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 11:
Cho các chất sau: phenylamoni clorua, anilin, glyxin, ancol benzylic, metyl axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch KOH là
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 12:
Trong bảng tuần hoàn hóa học, kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA?
A. Mg.
B. Ba.
C. Al.
D. Na.
-
Câu 13:
Chọn đáp án sai
A. CrSO4 có tính oxi hóa mạnh
B. Cr(OH)2 vừa có tính khử, vừa có tính bazơ
C. CrO có tính khử
D. CrO không có tính lưỡng tính
-
Câu 14:
Cho biết phản ứng nào không xảy ra ở nhiệt độ thường ?
A. Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 → Mg(OH)2 + 2CaCO3 + 2H2O
B. Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O
C. Ca(OH)2 + 2NH4Cl → CaCl2 + 2NH3 + 2H2O
D. CaCl2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaCl + HCl
-
Câu 15:
Quá trình sản xuất thép từ gang trắng, người ta cho thêm oxi của không khí vào. Oxi trong không khí không có vai trò
A. oxi hóa một phần Fe
B. tăng nhiệt độ cho phản ứng cháy
C. oxi hóa tạp chất
D. oxi hóa cacbon
-
Câu 16:
Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau: Fe2+/Fe,Cu2+/Cu,Fe3+/Fe. Cặp chất không phản ứng với nhau là?
A. Fe và dung dịch CuCl2.
B. Cu và dung dịch FeCl3.
C. Fe và dung dịch FeCl3.
D. Dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2.
-
Câu 17:
Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là
A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.
B. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2.
C. AgNO3 và Mg(NO3)2.
D. Fe(NO3)2 và AgNO3.
-
Câu 18:
Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
A. Be và Mg.
B. Ca và Sr.
C. Sr và Ba.
D. Mg và Ca.
-
Câu 19:
Hỗn hợp X gồm Cu, Mg, MgO được hòa tan hoàn toàn vào HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Mặt khác nếu hỗn hợp đó phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng kim loại Cu có trong X là
A. 6,4 gam
B. 9,6 gam
C. 12,8 gam
D. 3,2 gam
-
Câu 20:
Ngâm lá niken vào các dung dịch muối sau : MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Các dung dịch có xảy ra phản ứng là
A. MgSO4, CuSO4.
B. AlCl3, Pb(NO3)2.
C. ZnCl2, Pb(NO3)2.
D. CuSO4, Pb(NO3)2.
-
Câu 21:
Cho hỗn hợp bột gồm 0,56 gam Fe và 0,65 gam Zn vào V ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng tăng 2,31 gam so với ban đầu. Giá trị của V là
A. 0,25.
B. 250.
C. 300.
D. 200.
-
Câu 22:
Để bảo vệ những vật bằng Fe khỏi bị ăn mòn, người ta có thể dùng phương pháp bảo vệ bề mặt. Vậy người ta đã
A. Gắn thêm trên thanh Fe một miếng Mg
B. Tạo vật liệu inox
C. Sơn lên vật liệu
D. Gắn thêm trên thanh Fe một miếng C
-
Câu 23:
Cho các trường hợp sau:
a, Sợi dây đồng nhúng trong dung dịch HNO3.
b, Thanh kẽm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
c, Thanh Sắt nhúng trong dung dịch CuSO4.
d, Để thanh sắt ngoài không khí ẩm
Số trường hợp không xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 24:
Cho m gam Al vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,4 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 4,05
B. 4,8
C. 4,5
D. 5,4
-
Câu 25:
Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48
B. 3,36
C. 2,24
D. 1,12
-
Câu 26:
Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít (đktc) CO2 vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,3M thu được dung dịch X sau khi gạn bỏ kết tủa. Khối lượng dung dịch X so với khối lượng nước vôi trong ban đầu
A. giảm 1,2 gam
B. tăng 1,2 gam
C. tăng 2,4 gam
D. giảm 2,4 gam
-
Câu 27:
Cho m gam Na tan hết vào 300 ml dung dịch gồm (H2SO4 0,1M và HCl 1M) thu được 22,4 lít khí H2 (đktc). Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn là
A. 84,71 gam
B. 87,41 gam
C. 54,61 gam
D. 91,67 gam
-
Câu 28:
Dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3 .Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là
A. Điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh.
B. Chuyển hai muối thành hiđroxit; nhiệt phân thành oxit kim loại; khử bằng CO dư; rồi cho chất rắn vào dung dịch H2SO4loãng dư.
C. Cho Cu dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn.
D. Cho Fe dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn.
-
Câu 29:
Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong một lo không dán nhãn và thu được kết quả sau:
X có phản ứng với cả 3 dung dịch NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3
X không phản ứng với cả 3 dung dịch NaOH, Ba(NO3)2, HNO3
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây
A. BaCl2
B. Mg(NO3)2
C. FeCl2
D. CuSO4
-
Câu 30:
Cho hỗn hợp Mg và Cu tác dụng với 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp 2 muối AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch A và chất rắn B. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 3,6 gam hỗn hợp X gồm 2 oxit. Hòa tan hoàn toàn B trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lít SO2 (đktc). Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp đầu là
A. 32,5%.
B. 42,4%.
C. 56,8%.
D. 63,5%.
-
Câu 31:
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2. Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 46,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch HNO3 , thu được dung dịch chứa 146,52 gam muối nitrat và 12,992 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của HNO3). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là
A. 56,48.
B. 50,96.
C. 54,16.
D. 52,56.
-
Câu 32:
Trộn 0,25 mol bột Al với 0,15 mol bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ có phản ứng khử Fe2O3 về Fe) thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, m gam chất rắn khan Z và 0,15 mol H2. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và giá trị của m lần lượt là
A. 60% và 20,40
B. 60% và 30,75
C. 50% và 20,75
D. 50% và 40,80
-
Câu 33:
Nung hỗn hợp A gồm 22,8 gam Cr2O3 và m gam Al. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 33,6 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 10,08.
B. 7,84.
C. 4,48.
D. 13,44.
-
Câu 34:
Cho V ml dung dịch KOH 2M vào 150 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19,5 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 475.
B. 375.
C. 450.
D. 575
-
Câu 35:
Thủy phân hợp chất: H2N-CH(CH3)-CONH-CH2-CONH-CH2-CH2-CONH-CH(C6H5)-CONH-CH(CH3)-COOH thì số α-amino axit thu được là
A. 4.
B. 2
C. 5.
D. 3.
-
Câu 36:
Cho 1 mol X tác dụng tối đa 1 mol Br2. X có thể là chất nào sau đây?
A. Metan.
B. Buta-1,3-đien.
C. Etilen.
D. Axetilen.
-
Câu 37:
Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 380 ml dung dịch KOH 0,5M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch trong bình giảm 43,74 gam. Giá trị của a là
A. 7,57.
B. 8,85
C. 7,75.
D. 5,48.
-
Câu 38:
Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ:
(1) Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút.
(4) Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Thứ tự tiến hành đúng là
A. (4), (2), (1), (3).
B. (1), (4), (2), (3).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (4), (2), (3), (1).
-
Câu 39:
Thuỷ phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ 7,75 mol O2 và thu được 5,5 mol CO2. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 82,4.
B. 97,6.
C. 80,6.
D. 88,6.
-
Câu 40:
Loại tơ nào sau đây có nguồn gốc từ xenlulozơ?
A. Tơ visco.
B. Tơ tằm.
C. Tơ nilon-6,6.
D. Tơ olon.