Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022
Trường THPT Lương Thế Vinh
-
Câu 1:
Nhận xét nào đúng về Việt Nam thời nguyên thủy?
A. Trải qua các giai đoạn hình thành, phát triển, tan rã.
B. Kéo dài hơn so với thế giới.
C. Trải qua các tổ chức thị tộc và bộ lạc phụ hệ.
D. Có nhiều trung tâm văn hóa và kinh tế.
-
Câu 2:
Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.
B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
C. Sự phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến.
D. Kinh tế có bước chuyển biến rõ nét.
-
Câu 3:
Nhận định nào dưới đây là đúng về công lao của Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc?
A. Đánh bại quân xâm lược nhà Tống và mở ra thời kỳ độc lập tự chủ.
B. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến đánh bại quân xâm lược nhà Ngô.
C. Đánh bại quân xâm lược Nam Hán và mở ra thời kì độc lập tự chủ.
D. Đánh bại quân xâm lược nhà Lương và mở ra thời kỳ độc lập tự chủ.
-
Câu 4:
Bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam là
A. Hình luật.
B. Hình thư.
C. Gia Long.
D. Quốc triều hình luật.
-
Câu 5:
Cơ sở quan trọng nào xây dựng nên quan hệ giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với các triều đại phong kiến Trung Quốc?
A. Học tập từ cách tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc.
B. Tuân thủ lệ “sách phong – triều cống”.
C. Tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm.
D. Thiết lập mối quan hệ mỗi bên “đều chủ một phương”.
-
Câu 6:
Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta thế kỉ X-XV là
A. có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho tưới tiêu.
B. điều kiện khí hậu thuận lợi.
C. đất đai màu mỡ, diện tích lớn.
D. nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế.
-
Câu 7:
Năm 1077, quân dân nhà Lý kháng chiến thắng lợi hoàn toàn chống quân xâm lược nào?
A. Nguyên.
B. Mông Cổ.
C. Minh.
D. Tống
-
Câu 8:
Nhân tố nào sau đây thúc đẩy văn học Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV phát triển?
A. dân cư.
B. giáo dục.
C. nghệ thuật.
D. kinh tế.
-
Câu 9:
Đất nước chính thức bị chia cắt sau cuộc chiến tranh
A. Trịnh – Nguyễn.
B. Lê – Mạc.
C. Lê – Trịnh.
D. Trịnh – Mạc.
-
Câu 10:
Nhà Mạc đã không thực hiện chính sách nào sau đây trong những năm đầu thống trị?
A. Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.
B. Xây dựng chính quyền theo mô hình cũ nhà Lê.
C. Xây dựng quân đội mạnh đối phó với mọi tình tình.
D. Thực hiện cải cách ruộng đất trên quy mô lớn.
-
Câu 11:
Câu “Đình Bảng bán ấm bán khay, Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông” phản ánh sự phát triển của nghành nào?
A. Nông nghiệp.
B. Thủ công nghiệp.
C. Thương nghiệp.
D. Giao thông vận tải
-
Câu 12:
Nội dung nào phản ánh đúng đặc điểm tổ chức quân đội của vương triều Tây Sơn?
A. Tập trung vào bộ binh.
B. Tổ chức quy củ, trang bị vũ khí đầy đủ.
C. Xây dựng quân đội thiện chiến.
D. Thiên về xây thành phòng thủ.
-
Câu 13:
Tác dụng quan trọng nhất từ những việc làm của vua Quang Trung sau khi thành lập vương triều là gì?
A. Đưa đất nước phát triển mạnh mẽ.
B. Thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế - chính trị.
C. Đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm.
D. Bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
-
Câu 14:
Từ thế kỉ XVII, chữ viết nào được du nhập vào Việt Nam thông qua quá trình truyền bá Thiên Chúa Giáo?
A. Chữ Nôm.
B. Chữ Quốc ngữ.
C. Chữ Hán.
D. Chữ Phạn
-
Câu 15:
Sau khi nhà Nguyễn được thành lập, bộ máy nhà nước được tổ chức theo mô hình thiết chế triều đại nào trước đó?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Trần.
C. Nhà Hồ.
D. Nhà Lê sơ.
-
Câu 16:
Tác gia nào dưới thời Nguyễn được vinh danh là danh nhân văn hóa của thế giới?
A. Nguyễn Khuyến.
B. Nguyễn Đình Chiểu.
C. Nguyễn Trãi.
D. Nguyễn Du.
-
Câu 17:
Nhà Nguyễn đã có hành động quan trọng nào để ứng phó với cuộc khủng hoảng xã hội nửa sau thế kỉ XVIII?
A. Xu hướng thân phương Tây của triều đình
B. Tăng cường tính chuyên chế, củng cố quan hệ sản xuất phong kiến
C. Tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân
D. Xu hướng thần phục nhà Thanh của triều đình
-
Câu 18:
Nét đặc trưng nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam là?
A. Phát triển kinh tế
B. Xây dựng nền văn hoá độc đáo riêng của mình
C. Chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc
D. Tinh thần đoàn kết dân tộc
-
Câu 19:
Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần có điểm gì khác so với cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?
A. Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. Thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”.
C. Sử dụng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
D. Thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
-
Câu 20:
Thế kỉ nào trong lịch sử Việt Nam được mệnh danh là “thế kỉ nông dân khởi nghĩa”?
A. Thế kỉ XVI.
B. Thế kỉ XVII.
C. Thế kỉ XVIII.
D. Thế kỉ XIX
-
Câu 21:
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở những tỉnh nào dấu tích của Người tối cổ và những công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Việt Nam?
A. Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.
B. Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn.
C. Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng.
D. Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Nam, Hải Dương.
-
Câu 22:
Ở Hòa Bình, Bắc Sơn và nhiều địa phương khác trên đất nước ta đã tìm thấy nhiều dấu tích của
A. văn hóa đá cũ.
B. văn hóa đá mới.
C. văn hóa sơ kì đồ đồng.
D. văn hóa sơ kì đá mới.
-
Câu 23:
Những nền văn hóa tiêu biểu nào mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trồng lúa trên đất nước ta?
A. Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Phùng Nguyên.
B. Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai.
C. Sơn Vi – Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai.
D. Sơn Vi – Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Đồng Nai.
-
Câu 24:
Nội dung nào sau đây không thuộc đặc điểm của Người tối cổ ở Việt Nam?
A. Sống thành từng bầy.
B. Săn bắt thú rừng để sống.
C. Hái lượm hoa quả để sống.
D. Biết trồng lúa và đánh bắt cá.
-
Câu 25:
Cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình với cư dân văn hóa Sơn Vi có điểm khác là
A. sống trong các thị tộc, bộ lạc.
B. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước.
C. lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.
D. đã có một nền nông nghiệp sơ khai.
-
Câu 26:
Khoảng thời gian bắt sử dụng đồ sắt của cư dân trong xã hội nguyên thủy Việt Nam có điểm gì tương đồng với nhiều nước khác trên thế giới cùng thời kì này?
A. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 3000 năm.
B. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 7000 năm.
C. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 5500 năm.
D. Đều được bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 6000 năm.
-
Câu 27:
Nội dung nào sau đây là hoạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam?
A. Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, khai thác hải sản.
B. Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển.
C. Thủ công nghiệp, buôn bán, ngoại thương đường biển.
D. Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển.
-
Câu 28:
Trong xã hội của quốc gia cổ Phù Nam có các tầng lớp chính nào?
A. Quý tộc, địa chủ, nông dân.
B. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì.
C. Quý tộc, bình dân, nô lệ.
D. Thủ lĩnh quân sự, quý tộc tăng lữ, bình dân, nô tì.
-
Câu 29:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ cư dân Cham – pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình?
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.
C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.
-
Câu 30:
Văn hóa nước ta dưới thời kì Bắc thuộc (Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X) có đặc điểm gì nổi bật?
A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta.
B. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và “Việt hóa” cho nó phù hợp với thực tiễn.
C. Nhân dân ta tiếp thu tất cả yếu tố của văn hóa Trung Quốc.
D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc.
-
Câu 31:
Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để bóc lột nhân dân ta?
A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt.
B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi.
C. Đặt ra nhiều chính sách cải cách về nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Đầu tư phát triển ngoại thương để thu lợi nhuận từ các nước phương Tây.
-
Câu 32:
Nông nghiệp nước ta dưới thời Bắc thuộc không có sự chuyển biến nào sau đây?
A. Năng suất lúa tăng hơn trước.
B. Máy móc được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp.
C. Các công trình thủy lợi được xây dựng.
D. Công cuộc khẩn hoang được đẩy mạnh.
-
Câu 33:
Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì quan trọng nhất?
A. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta.
B. Bảo tồn tinh hoa văn hóa phương Đông.
C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa.
D. Giúp nhân dân tiếp thu yếu tố tích cực của văn hóa Hán.
-
Câu 34:
Sự kiện nào đánh dấu nhà nước Vạn Xuân chính thức kết thúc?
A. Năm 550, Triệu Quang Phục lên làm vua.
B. Năm 571, Lý Phật Tử cướp ngôi.
C. Năm 603, nhà Tùy đem quân xâm lược.
D. Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua.
-
Câu 35:
Ý nào sau đây không phản ánh nét nổi bật của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.
B. Đánh đổ chính quyền đô hộ, lập ra nhà nước của người Việt.
C. Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước ta.
D. Chọn vùng Hà Nội ngày nay làm nơi đóng đô.
-
Câu 36:
Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam có niên đại cách nay bao nhiêu năm?
A. 30 – 40 van năm.
B. 40 – 50 vạn năm.
C. 20 – 30 vạn năm.
D. 10- 20 vạn năm.
-
Câu 37:
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở những tỉnh nào dấu tích của Người tối cổ và những công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Việt Nam?
A. Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.
B. Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn.
C. Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng.
D. Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Nam, Hải Dương.
-
Câu 38:
Đến giai đoạn nào các công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt ở Việt Nam?
A. đầu văn hóa Phùng Nguyên.
B. đầu văn hóa Đồng Đậu.
C. đầu văn hóa Gò Mun.
D. đầu văn hóa Đông Sơn.
-
Câu 39:
Hoạt động săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm một số nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm của cư dân thời kì Đông Sơn đã minh chứng
A. Kinh tế nông nghiệp được thúc đẩy phát triển.
B. Đồ sắt ngày càng được sử dụng phổ biến.
C. Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Tạo ra sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc trong xã hội.
-
Câu 40:
Quốc gia cổ Cham-pa được hình thành trên cơ sở văn hóa
A. Đông Sơn.
B. Sa Huỳnh.
C. Óc Eo.
D. Phùng Nguyên.