Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2022-2023
Trường THPT Vũ Hựu
-
Câu 1:
Dâu là ý đúng: Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào cho phép tạo ra cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gen?
A. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.
B. Lai tế bào xoma khác loài.
C. Nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm tạo các mô đơn bội, sau đó xử lí bằng consixin.
D. Lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
-
Câu 2:
Ý nào đúng: Phương pháp nào có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?
A. Nhân bản vô tính.
B. Cấy truyền phôi.
C. Gây đột biến nhân tạo.
D. Lai tế bào sinh dưỡng.
-
Câu 3:
Chọn ý đúng: Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào cho đời con có ưu thế lai cao nhất?
A. AABB X AABB.
B. AAbb X aabb.
C. aabb X AABB.
D. aaBB X AABB.
-
Câu 4:
Chọn ý đúng nhất: Phương pháp chính xác nhất dược dùng để phát hiện thể đa bội là?
A. phương pháp phả hệ.
B. phương pháp nghiên cứu tế bào.
C. quan sát đặc điểm hình thái.
D. phương pháp gây đột biến.
-
Câu 5:
Xác định ý đúng: Công nghệ gen đã đạt được thành tựu nào?
A. Tạo ra giống cà chua có gen sản sinh ra etilen bị bất hoạt.
B. Tạo ra giống dưa hấu không hạt.
C. Tạo ra giống lúa có gen tổng hợp ß - carôten bị bất hoạt.
D. Tạo ra giống đại mạch có hoạt tính của enzim amilaza được tăng lên.
-
Câu 6:
Ý nào đúng nhất: Từ phôi bò có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành cấy truyền phôi thì các bò con có kiểu gen là?
A. AABBDDEE.
B. aabbddee.
C. AABBddee.
D. AaBbDdEe.
-
Câu 7:
Đâu là ý đúng: Phương pháp nào có thể tạo ra được giống mới mang bộ nhiễm sắc thế song nhị bội?
A. Gây đột biến gen.
B. Công nghệ gen.
C. cấy truyền phôi.
D. Lai tế bào sinh dưỡng.
-
Câu 8:
Đâu là ý đúng: Thành tựu nào là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A. Tạo giống dâu tắm tam bội.
B. Tạo giống cừu sản xuất protein người
C. Tạo cừu đoly
D. Tạo giống gen có ưu thế lai cao
-
Câu 9:
Hãy cho biết: Giống cừu có thể sản sinh ra prôtêin của người trong sữa được tạo ra bằng kỹ thuật nào?
A. Công nghệ gen.
B. Cấy truyền phôi.
C. Gây đột biến nhân tạo.
D. Nhân bản vô tính.
-
Câu 10:
Hãy cho biết: Hiện nay có một phương pháp làm cho cà chua có thể vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng. Phương pháp đó là?
A. loại bỏ gen làm chín quả.
B. đưa thêm gen hạn chế quả chín vào tế bào.
C. gây bất hoạt gen làm chín quả.
D. gây biến đổi gen làm quả chín chậm.
-
Câu 11:
Hãy xác định: Ưu thế nổi bật của công nghệ gen là?
A. ghép được các đoạn ADN vào plasmit của vi khuẩn.
B. khả năng tái tổ hợp ADN giữa các loài đứng xa nhau trong bậc thang phân loại.
C. sản xuất các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp.
D. tạo ra các sinh vật chuyển gen phục vụ cho cuộc sống con người.
-
Câu 12:
Ý nào đúng: Thuộc tính nào dưới đây không phải là của các côaxecva?
A. Có thể hấp thụ các chất hữu cơ trong dung dịch
B. Có khả năng lớn dần lên và biến đổi cấu trúc nội tại
C. Có thể phân chia thành những giọt mới dưới tác dụng cơ giới
D. Côaxecva là dạng sống đầu tiên có cấu tạo tế bào
-
Câu 13:
Xác định: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học?
A. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học
B. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có O2 và N2
C. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit
D. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thiết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm
-
Câu 14:
Xác định ý nào đúng: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có?
A. Hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên
B. Tạo thành các côaxecva
C. Xuất hiện các enzim
D. Tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học
-
Câu 15:
Chọn ý đúng: Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, con trai của cặp bố mẹ nào sau đây luôn bị bệnh máu khó đông?
A. XaXa x XAY.
B. XAXA x XaY.
C. XAXa x XAY
D. XAXa x XaY.
-
Câu 16:
Ý nào đúng: Người mắc hội chứng Đao có số lượng NST trong mỗi tế bào là?
A. 46
B. 44
C. 45
D. 47
-
Câu 17:
Ở người, hệ nhóm máu ABO có các kiểu gen quy định nhóm máu sau đây:
IAIA, IAIO quy định nhóm máu A. IBIB, IBIO quy định nhóm máu B.
IAIB quy định nhóm máu AB. IOIO quy định nhóm máu O.
Một người đàn ông có nhóm máu O lấy một người vợ có nhóm máu A, sinh ra một đứa con có nhóm máu A và một đứa con có nhóm máu O. Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Mẹ có kiểu gen IAIA
B. Đứa trẻ thứ hai có kiểu gen IOIO
C. Đứa trẻ thứ nhất có kiểu gen IAIO
D. Bố có kiểu gen IOIO
-
Câu 18:
Cho biết ý nào đúng: Ở người, tính trạng nhóm máu do một gen có 3 alen quy định. Kiểu gen IAIA hoặc IAIO quy định nhóm máu A; Kiểu gen IBIB hoặc IBIO quy định nhóm máu B; Kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; Kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O. Một quần thể đang cân bằng di truyền có 32% số người mang nhóm máu A; 32% số người mang nhóm máu B; 32% số người mang nhóm máu AB; 4% số người mang nhóm máu O. Theo lí thuyết, người có kiểu gen đồng hợp về tính trạng nhóm máu chiếm tỉ lệ
A. 18%
B. 36%
C. 37,5%
D. 24%
-
Câu 19:
Ý nào đúng: Ở người nhóm máu A, B, O do các gen IA; IB; IO quy định. Gen IA quy định nhóm máu A đồng trội với gen IB quy định nhóm máu B, vì vậy kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB, gen lặn Io quy định nhóm máu O. Trong một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, người ta thấy xuất hiện 1% người có nhóm máu O và 28% người nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó
A. 56%; 15%
B. 49%; 22%
C. 63%; 8%
D. 62%; 9%
-
Câu 20:
Cho biết: Trong một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 bé, Bé I có nhóm máu O, bé II có nhóm máu AB- Cặp bố mẹ I cùng có nhóm AB; cặp bố mẹ II người bố có nhóm A, mẹ có nhóm B- Hãy xác định bố mẹ của 2 bé.
A. Cặp bố mẹ I là bố mẹ của bé II, cặp bố mẹ II là của bé I
B. Cặp bố mẹ II là bố mẹ của bé II, cặp bố mẹ I là của bé I
C. Hai cặp bố mẹ đều không phải là bố mẹ của 2 bé
D. Không xác định được
-
Câu 21:
Chọn ý đúng: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái?
A. Vô sinh
B. Hữu sinh
C. Vô cơ
D. Chất hữu cơ
-
Câu 22:
Ý nào đúng nhất: Trong môi trường, các cá thể sinh vật được xếp vào nhóm nhân tố sinh thái?
A. vô sinh
B. hữu sinh
C. vô cơ
D. hữu cơ
-
Câu 23:
Xác định: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào?
A. Vô sinh và con người
B. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và sinh vật
C. Vô sinh và hữu sinh
D. Con người và các sinh vật khác
-
Câu 24:
Ý nào đúng: Nguyên nhân mưa axit là do khói bụi từ các nhà máy xả thải ra ngoài môi trường, trong khói bụi ấy có chứa khí gì?
A. SO2
B. CO2
C. O2
D. N2
-
Câu 25:
Ý nào không đúng: Khi nói về giới hạn sinh thái?
A. Ở khoảng chống chịu, các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật
B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được
C. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ giống nhau ở tất cà các loài sống trong vùng nhiệt đới
D. Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
-
Câu 26:
Hãy cho biết: Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng đến sinh vật thì đều được gọi là nhân tố hữu sinh.
B. Chỉ có mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác thì mới được gọi là nhân tố hữu sinh.
C. Nhân tố hữu sinh bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và thế giới hữu cơ của môi trường.
D. Những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh.
-
Câu 27:
Xác định đâu là biện pháp bảo vệ và phát triển bền vững rừng hiện nay?
A. không khai thác
B. trồng nhiều hơn khai thác
C. cải tạo rừng
D. trồng và khai thác theo kế hoạch
-
Câu 28:
Chọn ý đúng: Một số loài thực vật có hiện tượng cụp lá vào ban đêm có tác dụng?
A. hạn chế sự thoát hơi nước
B. tăng cường tích lũy chất hữu cơ
C. giảm tiếp xúc với môi trường
D. tránh sự phá hoại củ sâu bọ.
-
Câu 29:
Ý nào đúng: Cây trồng quang hợp ở vùng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ?
A. 15oC - 20oC
B. 20oC - 25oC
C. 20oC - 30oC
D. 25oC - 30oC
-
Câu 30:
Xác định ý đúng: Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6oC đến 42oC. Điều giải thích nào dưới đây là đúng?
A. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, trên 420C gọi là giới hạn trên.
B. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
C. Nhiệt độ dưới 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
D. Nhiệt độ dưới 5,60C gọi là giới hạn trên, 420C gọi là giới hạn dưới.
-
Câu 31:
Hãy cho biết: Điều nào không ảnh hưởng đến khí hậu của một khu vực?
A. Khí trong khí quyển
B. Vòng quay của Trái đất
C. Các mô hình chuyển động của không khí và nước
D. Động thái quần thể của các loài then chốt
-
Câu 32:
Hãy cho biết: Câu nào sai khi phát biểu về sinh quyển?
A. Khu vực trái đất gần cả hai bên của đường xích đạo được gọi là khu vực nhiệt đới.
B. Các vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm.
C. Đặc điểm quan trọng của các vùng nhiệt đới trên trái đất là rừng mưa nhiệt đới.
D. Không có điều nào ở trên.
-
Câu 33:
Xác định câu sai khi nói về các hệ sinh thái trong sinh quyển?
A. Rừng mưa nhiệt đới là những khu rừng dày mọc gần cả hai bên đường xích đạo của trái đất.
B. Vùng cực và vùng nhiệt đới là hai vùng trên trái đất có điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
C. Các quốc gia có rừng mưa nhiệt đới là Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Brazil, Cộng hòa Congo, Kenya, Uganda và Nigeria.
D. Không có điều nào ở trên.
-
Câu 34:
Ý nào đúng: Sinh quyển là một phần của Trái đất chứa sự sống. Bộ phận nào của sinh quyển?
A. không khí
B. một phần của vỏ Trái đất
C. nước bao phủ hầu hết hành tinh của chúng ta
D. tất cả những điều trên
-
Câu 35:
Chọn ý đúng: Nhận định nào không đúng về sự phân bố của sinh vật?
A. Tập trung vào nơi có thực vật mọc dầy
B. Khoảng vài chục m ở phía dưới và phía trên bề mặt đất
C. Phân bố đều trong toàn bộ sinh quyển
D. Giới hạn dưới xuống đến đáy của lớp vỏ phong hóa
-
Câu 36:
Ý nào đúng: Di chuyển theo chiều tăng dần của vĩ độ - từ xích đạo lên bắc cực, lần lượt ta sẽ bắt gặp?
A. Thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga.
B. Đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên.
C. Rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới.
D. Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.
-
Câu 37:
Chọn ý đúng: Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là?
A. Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới → Đồng rêu hàn đới.
B. Rừng Taiga → Rừng rụng lá ôn đới → Rừng mưa nhiệt đới.
C. Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới →Rừng mưa nhiệt đới.
D. Rừng mưa nhiệt đới → Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới.
-
Câu 38:
Đâu là ý đúng: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ CO2 khí trong khí quyển là gì?
A. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái Đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ.
B. tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái.
C. kích thích quá trình quang hợp.
D. làm cho Trái Đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai.
-
Câu 39:
Ý nào đúng nhấ: Thảo nguyên là khu sinh học thuộc vùng?
A. vùng nhiệt đới
B. vùng ôn đới
C. vùng cận Bắc cực
D. vùng Bắc cực
-
Câu 40:
Ý nào đúng: Vấn đề nào trong số này là một vấn đề tiềm ẩn đối với canh tác theo kiểu độc canh?
A. Sự suy giảm chất dinh dưỡng trong đất
B. Tăng tính nhạy cảm với bệnh
C. Tất cả đều đúng
D. Tăng tính nhạy cảm với sâu bệnh