Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021
Trường THPT Đoàn Văn Bơ
-
Câu 1:
Hai bình cầu cùng dung tích chứa một chất khí nối với nhau bằng ống ngang (hình vẽ bên). Một giọt thủy ngân nằm đúng giữa ống ngang. Nhiệt độ trong các bình tương ứng là T1 và T2. Tăng gấp đôi nhiệt độ tuyệt đối của khí trong mỗi bình thì giọt thủy ngân sẽ
A. nằm yên không chuyển động.
B. chuyển động sang phải.
C. chuyển động sang trái.
D. chưa đủ dữ kiện để nhận xét.
-
Câu 2:
Chọn phát biểu đúng về tính chất của phân tử cấu tạo nên chất khí.
A. Các phân tử chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng.
B. Các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng.
C. Các phân tử chuyển động hoàn toàn tự do.
D. Các phân tử chuyển động không ngừng theo một quỹ đạo xác định.
-
Câu 3:
Ba bình kín 1, 2, 3 cùng dung tích lần lượt chứa chất khí hidro, heli, oxi với cụng một mol. Biết ba bình có cùng nhiệt độ. Chọn nhận xét đúng về mối quan hệ giữa áp suất của khí ở các bình tương ứng là p1,p2,p3
A. p1<p2<p3
B. p1>p2>p3
C. p1=p2=p3
D. p2<p1<p3
-
Câu 4:
Một lượng khí biến đổi đẳng áp thì nhiệt độ tăng gấp đôi; sau đó biến đổi đẳng nhiệt, áp suất giảm một nửa. Trong cả quá trình thể tích
A. không đổi.
B. tăng gấp đôi.
C. tăng gấp bốn.
D. giảm một nửa.
-
Câu 5:
Một bình kín được hút chân không và đặt ngoài không khí. Người ta mở nắp bình sau một thời gian ổn định thì lại đóng nắp bình lại. Áp suất của khí trong bình khi đó
A. nhỏ hơn áp suất của khí quyển.
B. lớn hơn áp suất của khí quyển.
C. bằng không.
D. bằng áp suất của khí quyển.
-
Câu 6:
Chọn câu đúng. Đơn vị của động năng là:
A. J
B. m/s.
C. m
D. N
-
Câu 7:
Câu phát biểu sai về động năng là câu nào dưới đây?
A. Động năng tỉ lệ nghịch với vận tốc
B. Động năng có tính tương đối
C. Động năng luôn luôn dương
D. Động năng là một đại lượng vô hướng
-
Câu 8:
Tập hợp 3 thông số trạng thái xác định trạng thái của một lượng khí xác định bao gồm:
A. Áp suất, nhiệt độ, thể tích
B. Áp suất, thể tích, khối lượng.
C. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng
D. Thể tích, khối lượng, áp suất
-
Câu 9:
Trong trường hợp vận tốc của một vật giảm hai lần thì xảy ra điều gì?
A. gia tốc của vật tăng gấp hai.
B. động lượng của vật tăng gấp bốn.
C. thế năng của vật tăng gấp hai.
D. động năng của vật giảm bốn lần.
-
Câu 10:
Chọn câu đúng. Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của:
A. Trọng lực tác dụng lên vật đó
B. Lực phát động tác dụng lên vật đó
C. Lực cản tác dụng lên vật đó
D. Hợp lực tác dụng lên vật đó
-
Câu 11:
Quá trình biến đổi trạng thái của chất khí có nhiệt độ được giữ không đổi được gọi là quá trình:
A. Đẳng nhiệt.
B. Đẳng tích.
C. Đẳng áp.
D. Đoạn nhiệt.
-
Câu 12:
Một gàu chứa nước có khối lượng 20kg được kéo cho chuyển động đều lên cao 5m trong thời gian 1 phút 4 giây. Lấy g=10m/s2. Công suất trung bình của lực kéo là:
A. 10W
B. 30W
C. 100W
D. 1W
-
Câu 13:
Có một ô tô chạy trên đường nằm ngang với vận tốc không đổi v=72km/h. Công suất của động cơ là P = 60kW. Lực phát động của động cơ là:
A. 2800N
B. 3000N
C. 2500N
D. 3200N
-
Câu 14:
Một ô tô đang leo lên dốc cao, nếu công suất động cơ không đổi thì vận tốc của ô tô sẽ giảm đi vì:
A. Để lực kéo giảm.
B. Để lực kéo tăng.
C. Để lực kéo không đổi.
D. Để động cơ chạy êm.
-
Câu 15:
Chọn câu đúng. Véc tơ động lượng là véc tơ:
A. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.
B. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc.
C. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc αα bất kỳ.
D. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc
-
Câu 16:
Khi một hệ được nhận nhiệt và nhận công thì nội năng của hệ sẽ:
A. không đổi
B. giảm
C. tăng
D. chưa đủ điều kiện để kết luận
-
Câu 17:
Một khối khí khi thực hiện công đồng thời có nội năng tăng thì:
A. khối khí tỏa nhiệt và nhiệt độ tăng
B. khối khí nhận nhiệt và nhiệt độ tăng
C. khối khí tỏa nhiệt và nhiệt độ tăng
D. khối khí nhận nhiệt và nhiệt độ giảm
-
Câu 18:
Một động cơ nhiệt khi được nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng 400 J và truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng là 300 J. Hiệu suất của động cơ là
A. 75%
B. 67%
C. 33%
D. 25%
-
Câu 19:
Hiệu suất của một loại động cơ nhiệt là 20%. Nhiệt lượng động cơ này truyền cho nguồn lạnh là 640J. Nhiệt lượng mà động cơ nhận từ nguồn nóng là
A. 800 J
B. 640 J
C. 320 J
D. 160 J
-
Câu 20:
Khi ta đem nung nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí sẽ:
A. có tốc độ trung bình lớn hơn.
B. xích lại gần nhau hơn.
C. liên kết lại với nhau.
D. nở ra lớn hơn.
-
Câu 21:
Nhận định nào về khí lí tưởng là không đúng?
A. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua.
B. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua.
C. Khí lí tưởng là khí có thể gây áp suất lên thành bình.
D. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác khi va chạm.
-
Câu 22:
Thông số nào của khí trong xi lanh thay đổi khi ấn pittông từ từ xuống để nén khí trong xilanh?
A. Áp suất khí giảm.
B. Áp suất khí tăng.
C. Nhiệt độ khí giảm.
D. Khối lượng khí tăng.
-
Câu 23:
Nếu cả áp suất p và thể tích V của khối khí lí tưởng đều tăng 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối của khối khí
A. tăng 4 lần.
B. giảm 2 lần.
C. tăng 2 lần.
D. không đổi.
-
Câu 24:
Công thức nào sau đây không là hệ quả của các đẳng quá trình?
A. V/T=const
B. p1/V1=p3/V3
C. p/T=const
D. p/V=const
-
Câu 25:
Sự biến đổi trạng thái khi của một lượng khí lí tưởng xác định tuân theo:
A. Định luật Sác-lơ
B. Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt
C. Định luật Gay Luy-xác
D. Cả ba định luật trên.
-
Câu 26:
Chọn câu đúng. Một lượng khí biến đổi đẳng tích. Khi nhiệt độ tăng thì
A. áp suất tăng, khối lượng riêng tăng
B. áp suất giảm, khối lượng riêng tăng
C. áp suất giảm, khối lượng riêng giảm
D. áp suất tăng, khối lượng riêng không đổi
-
Câu 27:
Một lượng khí biến đổi đẳng tích V = const, nhiệt độ T giảm một nửa. Sau đó, lượng khí tiếp tục biến đổi đẳng nhiệt, thể tích tăng gấp đôi. Trong cả quá trình áp suất của khí
A. không đổi
B. tăng gấp đôi
C. tăng gấp bốn
D. giảm bốn lần
-
Câu 28:
Động lượng p của vật không có tính chất nào?
A. tỉ lệ thuận với vận tốc.
B. không đổi khi vật chuyển động thẳng đều.
C. là đại lượng véctơ.
D. là đại lượng vô hướng.
-
Câu 29:
Một vật khối lượng m đang chuyển động đều với vận tốc v. Nếu tăng khối lượng một vật lên 2 lần và tăng vận tốc của nó lên 2 lần thì động lượng của vật sẽ:
A. không đổi.
B. tăng 2 lần.
C. giảm 2 lần.
D. tăng 4 lần
-
Câu 30:
Chuyển động bằng phản lực không là nguyên lý làm việc của chuyển động nào?
A. Chuyển động của con mực
B. Chuyển động của tên lửa
C. Chuyển động giật của súng khi bắn
D. Chuyển động của khinh khí cầu
-
Câu 31:
Một ô tô có khối lượng 200 kg đang chuyển động với vận tốc 54 km/h. Động lượng của ôtô là:
A. 3.103 kgm/s
B. 1,08.104 kgm/s
C. 45.104 kgm/s
D. 22,5 kgm/s
-
Câu 32:
Gàu nước khối lượng m=5 kg được kéo lên độ cao 4 m trong thời gian 50 giây. Tính công suất trung bình của lực kéo (g = 10 m/s2):
A. 40J
B. 40W
C. 4W
D. 4J
-
Câu 33:
Một hệ gồm vật khối lượng m1 = 200 g và vật m2 = 300 g, có vận tốc v1 = 3 m/s, v2 = 2 m/s. Biết 2 vật chuyển động vuông góc nhau. Độ lớn động lượng của hệ là:
A. 85 kg.m/s
B. 1,2 kg.m/s.
C. 0,85 kg.m/s
D. 0
-
Câu 34:
Khi một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao thì:
A. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.
B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.
C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.
D. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.
-
Câu 35:
Khi lực F không đổi kéo một vật chuyển động với vận tốc theo hướng của nó. Công suất của lực F là
A. F.t
B. F.v
C. F.v2
D. F.v.t
-
Câu 36:
Tại thời điểm ban đầu, vật m = 500g rơi tự do từ độ cao 80m xuống đất với g = 10m/s2. Động lượng của vật tại thời điểm t = 2s có
A. độ lớn 10.000kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.
B. độ lớn 10kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.
C. độ lớn 10.000kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.
D. độ lớn 10kg.m/s; phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.
-
Câu 37:
Hai vật có khối lượng lần lượt là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật thứ nhất so với vật thứ hai là:
A. Bằng vật thứ hai
B. Bằng một phần tư vật thứ hai
C. Bằng một nửa vật thứ hai
D. Bằng hai lần vật thứ hai
-
Câu 38:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về đặc tính của vật rắn tinh thể?
A. Mỗi vật rắn tinh thể đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B. Vật rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.
C. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 39:
Định luật Húc chỉ có thể áp dụng trong trường hợp nào sau đây?
A. Trong giới hạn mà vật rắn còn có tính đàn hồi.
B. Với những vật rắn có khối lượng riêng nhỏ.
C. Với những vật rắn có dạng hình trụ tròn.
D. Cho mọi trường hợp.
-
Câu 40:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về chất lỏng?
A. Các khối chất lỏng có thể tích xác định nhưng không có hình dạng riêng.
B. Dưới tác dụng của trọng lực, khối chất lỏng có hình dạng của phần bình chứa nó.
C. Khi chất lỏn chứa trong bình, những chỗ chất lỏng không tiếp xúc với bình chứa gọi là mặt thoáng, thông thường mặt thoáng là mặt phẳng nằm ngang.
D. Cả A, B, C đều đúng.