Đề thi HK1 môn Địa lí 10 CTST năm 2022-2023
Trường THPT Phan Liêm
-
Câu 1:
Năng lượng bên trong Trái Đất đã phân chia Trái Đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao là nguyên nhân sâu xa tạo nên quy luật nào dưới đây?
A. Quy luật địa mạo
B. Quy luật phi địa đới
C. Quy luật địa đới
D. Quy luật thống nhất
-
Câu 2:
Với sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ Xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật nào?
A. địa đới
B. đai cao
C. địa ô
D. thống nhất
-
Câu 3:
Đâu là biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi theo kinh độ?
A. địa hình
B. thực vật
C. thổ nhưỡng
D. sông ngòi
-
Câu 4:
Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường không có đặc điểm gì?
A. Phụ thuộc và quy định lẫn nhau
B. Xâm nhập và tác động lẫn nhau
C. Tồn tại và phát triển độc lập với nhau
D. Trao đổi vật chất và năng lượng với nhau
-
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây không đúng về vỏ địa lí?
A. Một thành phần vỏ địa lí biến đổi kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần khác
B. Lãnh thỗ nào cũng có nhiều thành phần địa lí ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau
C. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của vỏ địa lí có sự biển đổi
D. Các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động của ngoại lực và nội lực
-
Câu 6:
Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ như thế nào?
A. vỏ cảnh quan, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển
B. cảnh quan, ở đó có các lớp vỏ bộ phận, quan trọng nhất là sinh quyển
C. của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các quyển
D. của Trái Đất, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển
-
Câu 7:
Cây lá rộng sinh trưởng và phát triển tốt ở loại đất có đặc điểm như thế nào?
A. tầng đất dày, nghèo chất dinh dưỡng, ẩm tốt
B. tầng đất dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt
C. tầng đất mỏng, độ ẩm và tính chất vật lí tốt
D. tầng đất mỏng, thiếu ẩm, tính chất vật lí tốt
-
Câu 8:
Nguyên nhân chính nào dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển?
A. thiếu nước
B. biên độ nhiệt lớn
C. nhiệt độ cao
D. nhiều lóc xoáy
-
Câu 9:
Kiểu thảm thực vật nào phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới hải dương?
A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp
B. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt
C. Rừng nhiệt đới ẩm
D. Rừng cận nhiệt ẩm
-
Câu 10:
Các yếu tố khí hậu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?
A. Nhiệt và nước
B. Nhiệt và ẩm
C. Khí và nhiệt
D. Ẩm và khí
-
Câu 11:
Nhận định nào không đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất?
A. Quyết định thành phần cơ giới
B. Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ
C. Quyết định thành phần khoáng vật
D. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ
-
Câu 12:
Đâu là hậu quả lớn nhất của việc đốt nương làm rẫy tác động đến đất?
A. tăng lượng chất hữu cơ
B. biến đổi tính chất
C. bị phá vỡ cấu tượng
D. xói mòn nhiều hơn
-
Câu 13:
Dao động của thuỷ triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí nào?
A. Vòng cung
B. Thẳng hàng
C. Đối xứng
D. Vuông góc
-
Câu 14:
Nhận định nào không đúng với dao động của thuỷ triều?
A. Khác nhau ở các biển
B. Dao động thường xuyên
C. Dao động theo chu kì
D. Chỉ do sức hút Mặt Trời
-
Câu 15:
Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặ Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm ở góc nào?
A. lệch nhau góc 45 độ
B. thẳng hàng với nhau
C. lệch nhau góc 60 độ
D. vuông góc với nhau
-
Câu 16:
Sông nào dưới đây nằm trong khu vực ôn đới lạnh?
A. A-ma-dôn
B. Nin
C. I-ê-nit-xây
D. Mê Công
-
Câu 17:
Hồ nước mặn thường có ở những nơi nào?
A. Khí hậu nóng, mưa nhiều, bốc hơi lớn
B. Khí hậu khô hạn, ít mưa, độ bốc hơi lớn
C. Sinh vật phát triển, nhiều mưa, nhiều cát
D. Gần biển, có nước ngầm, độ mặn rất lớn
-
Câu 18:
Nước ta mực nước lũ thường lên nhanh đột ngột ở các sông thuộc khu vực nào?
A. Miền Trung
B. Miền Bắc
C. Miền núi
D. Miền Nam
-
Câu 19:
Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của yếu tố nào?
A. gió mùa
B. áp thấp
C. áp cao
D. địa hình
-
Câu 20:
Ở trong vùng nội địa, xa đại dương có lượng mưa ra sao?
A. mưa theo mùa
B. rất ít mưa
C. mưa khá nhiều
D. mưa rất lớn
-
Câu 21:
Gió đất có cường độ mạnh nhất vào khoảng thời gian nào?
A. đầu buổi chiều
B. lúc gần sáng
C. đầu buổi tối
D. lúc giữa khuya
-
Câu 22:
Các đai khí áp nào sau đây được hình thành do nguyên nhân động lực?
A. Áp thấp xích đạo và áp cao chí tuyển
B. Áp thấp ôn đới và áp cao cực
C. Áp thấp xích đạo và áp cao cực
D. Áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới
-
Câu 23:
Có bao nhiêu dải hội tụ nhiệt đới trên Trái Đất?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 24:
Kể tên các khối khí chính trên Trái Đất?
A. Nam cực, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo
B. Bắc cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo
C. cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo
D. hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo
-
Câu 25:
Thung lũng sông là kết quả trực tiếp của quá trình nào sau đây?
A. bóc mòn
B. vận chuyển
C. phong hoá
D. bồi tụ
-
Câu 26:
Địa hình băng tích là kết quả trực tiếp của quá trình gì?
A. vận chuyển
B. phong hoá
C. bóc mòn
D. bồi tụ
-
Câu 27:
Sự hình thành những tích tụ khoáng sản có giá trị thường liên quan đến hiện tượng nào?
A. các đứt gãy sâu
B. hiện tượng uốn nếp
C. vận động tạo núi
D. động đất, núi lửa
-
Câu 28:
Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích?
A. Có độ dày rất lớn, có nơi độ dày đạt tới 50km
B. Là tầng nằm dưới cùng trong lớp vỏ Trái Đất
C. Phân bố thành một lớp liên tục từ tây sang đông
D. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành
-
Câu 29:
Nguyên nhân nào không sinh ra lực Côriôlit?
A. Hướng chuyển động từ tây sang đông
B. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời
C. Trái Đất tự quay quanh trục
D. Vận tốc dài ở các vĩ tuyến khác nhau
-
Câu 30:
Phát biểu nào đã thể hiện chính xác tác động của lực Côriôlit đến các hiện tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất?
A. Bờ phải của các dòng sông bị xói mòn mạnh hơn bờ trái
B. Các dòng biển chảy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ
C. Gió Tín phong bán cầu Bắc lệch thành hướng đông bắc
D. Đường ray bên trái bị mòn nhiều hơn đường ray bên phải
-
Câu 31:
Mảng kiến tạo không phải là yếu tố nào?
A. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti
B. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất
C. luôn luôn đứng yên không di chuyển
D. những bộ phận lớn của đáy đại dương
-
Câu 32:
Lớp vỏ đại Dương được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá nào?
A. badan và trầm tích
B. badan và biến chất
C. badan và granit
D. trầm tích và granit
-
Câu 33:
Mục đích ban đầu ra đời của GPS phục vụ cho lĩnh vực nào?
A. kinh tế
B. quân sự
C. giáo dục
D. dân sự
-
Câu 34:
Thiết bị thông minh nào dưới đây được gắn định vị GPS?
A. Nồi chiên không dầu
B. Máy lọc không khí
C. Tủ lạnh samsung lớn
D. Điện thoại thông minh
-
Câu 35:
Bản đồ địa lí không thể cho biết nội dung gì?
A. Lịch sử phát triển tự nhiên
B. Hình dạng của một lãnh thổ
C. Vị trí của đối tượng địa lí
D. Sự phân bố các điểm dân cư
-
Câu 36:
Việc tính toán khoảng cách các địa điểm nhằm mục đích gì?
A. Tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động lên kế hoạch cho việc đi lại
B. Tính toán thời gian, lựa chọn hướng di chuyển, chủ động kế hoạch cho việc đi lại
C. Tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động đi lại và cung đường cần đi
D. Tính toán thời gian, lựa chọn bản đồ, chủ động kế hoạch và sắp xếp phương tiện
-
Câu 37:
Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí như thế nào?
A. được sắp xếp thứ tự theo thời gian
B. trên một đơn vị lãnh thổ hành chính
C. trong một khoảng thời gian nhất định
D. được phân bố ở cácvùng khác nhau
-
Câu 38:
Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng nào?
A. di chuyển theo các hướng bất kì
B. phân bố theo những điểm cụ thể
C. tập trung thành vùng rộng lớn
D. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc
-
Câu 39:
Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc sẽ giúp người học như thế nào?
A. người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội
B. người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ
C. người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới
D. người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan
-
Câu 40:
So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt gì?
A. Chỉ được học ở trung học cơ sở
B. Mang tính độc lập và khác biệt
C. Được học ở tất cả các cấp học
D. Địa lí mang tính chất tổng hợp