Đề thi HK1 môn Địa lí 10 năm 2020
Trường THPT Thanh Khê
-
Câu 1:
Dân số lao động là gì?
A. Những người lao động có một nghề nghiệp cụ thể
B. Những người lao động có thu nhập
C. Những người lao động có hưởng lương
D. Những người trong độ tuổi lao động
-
Câu 2:
Trong mấy thập niên gần đây số người lao động trên thế giới tăng lên nhờ đặc điểm nào?
A. Dân số thế giới tăng nhanh
B. Phụ nữ tham gia vào hoạt động sản xuất
C. Kinh tế thế giới phát triển nên có nhiều việc làm
D. Dân số thế giới đang có xu thế già lên
-
Câu 3:
Trang trại nông nghiệp có đặc điểm nào sau đây?
A. Không thuê mướn lao động
B. Sản xuất tự cấp, tụ túc
C. Hình thức phát triển cao nhất
D. Sản xuất hàng hóa, hướng chuyên môn hóa và thâm canh cao
-
Câu 4:
Đối với các nước đang phát triển việc đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính gặp khó khăn lớn nhất thường là gì?
A. Tình trạng thiếu lương thực
B. Thiếu các đồng cỏ tự nhiên
C. Thiếu vốn đầu tư
D. Thiếu giống tốt, trình độ kỹ thuật
-
Câu 5:
Sông A – ma – dôn chảy qua khu vực có kiểu khí hậu như thế nào?
A. xích đạo
B. cận nhiệt gió mùa
C. cận nhiệt địa trung hải
D. ôn đới hải dương
-
Câu 6:
Dao động thuỷ triều lớn nhất khi nào?
A. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất thẳng hàng
B. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất vuông góc
C. Mặt Trăng gần Trái Đất nhất
D. Mặt Trời gần Trái Đất nhất
-
Câu 7:
Ở những vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa thường xuất hiện các dòng biển ........... theo mùa
A. nóng
B. lạnh
C. đổi chiều
D. ấm
-
Câu 8:
Các dòng biển nóng thường phát sinh ở đâu?
A. Hai vĩ tuyến 30 – 400
B. Hai chí tuyến
C. Hai bên Xích đạo
D. Hai cực
-
Câu 9:
Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển được gọi là gì?
A. Tầng đất
B. Thổ nhưỡng
C. Độ phì của đất
D. Phẫu diện đất
-
Câu 10:
Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất là gì?
A. Sinh vật
B. Đá gốc
C. Đá mẹ
D. Thời gian
-
Câu 11:
Thời gian hình thành đất được gọi là gì?
A. Tuổi đất
B. Thổ nhưỡng quyển
C. Độ phì của đất
D. Tuổi địa chất
-
Câu 12:
Giới hạn phía trên của sinh quyển tiếp giáp với tầng nào?
A. tầng ôdôn của khí quyển
B. tầng bình lưu của khí quyển
C. tầng giữa của khí quyển
D. tầng ion của khí quyển
-
Câu 13:
Đất mặn thích hợp trồng những loài cây nào?
A. Sồi, trắc, gụ
B. Thông, tùng, bạch dương
C. Sú, vẹt, đước
D. Lim, gụ, cẩm lai
-
Câu 14:
Ý nào sau đây thể hiện tác động tiêu cực của con người tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?
A. Trồng rừng và bảo vệ rừng
B. Thành lập các vườn quốc gia
C. Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật
D. Đưa động vật nuôi từ nơi này sang nơi khác
-
Câu 15:
Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ gọi là gì?
A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
B. Quy luật địa đới
C. Quy luật địa ô
D. Quy luật phi địa đới
-
Câu 16:
Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là gì?
A. Sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất
B. Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ
C. Sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao
D. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
-
Câu 17:
Ở các nước phát triển, lao động chủ yếu tập trung trong khu vực nào?
A. khu vực I
B. khu vực II
C. khu vực III
D. khu vực I và II
-
Câu 18:
Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa người ta thường dựa vào số liệu thống kê tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và yếu tố nào?
A. số năm đi học của những người từ 15 tuổi trở lên
B. số năm đi học của những người từ 20 tuổi trở lên
C. số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên
D. số năm đi học của những người từ 30 tuổi trở lên
-
Câu 19:
Gia tăng dân số nhanh sẽ tạo ra sức ép đến đặc điểm nào?
A. Kinh tế, xã hội và môi trường
B. Khoa học kỹ thuật và môi trường
C. Văn hoá và khoa học kỹ thuật
D. Quyền sở hữu và kinh tế
-
Câu 20:
Tỉ suất sinh thô là gì?
A. tương quan giữa số trẻ em dưới 5 tuổi so với số dân trung bình ở cùng thời điểm
B. tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm
C. tương quan giữa số trẻ em dưới 2 tuổi trong một năm so với số dân trung bình
D. tương quan giữa số trẻ em dưới 3 tuổi so với số dân trung bình ở cùng thời điểm
-
Câu 21:
Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây ra những hậu quả gì về môi trường tự nhiên?
A. Gây mất mùa
B. Hư hỏng nhà cửa
C. Gây xói mòn, sạt lở đất đai
D. Phá hoại đường giao thông
-
Câu 22:
Mưa lớn và tập trung theo mùa nên sông ngòi miền Trung nước ta có đặc điểm như thế nào?
A. Lưu lượng nước sông và tốc độ dòng chảy lớn
B. Lưu lượng nước sông và phù sa thấp
C. Tốc độ dòng chảy và phù sa thấp
D. Phù sa và khả năng bồi tụ về phía biển lớn
-
Câu 23:
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây gây ra sóng thần?
A. Chuyển động của các dòng biển
B. Lực hút của Mặt Trời và Mặt Trăng lên Trái Đất
C. Bão, động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy đại dương
D. Hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi
-
Câu 24:
Ý nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra thủy triều?
A. Chuyển động của các dòng biển
B. Lực hút của Mặt Trời và Mặt Trăng lên Trái Đất
C. Bão, động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy đại dương
D. Hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi
-
Câu 25:
Sự khác biệt giữa tháp dân số kiểu thu hẹp với tháp dân số kiểu mở rộng là gì?
A. ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp
B. đáy tháp hẹp và mở rộng hơn ở phần đỉnh
C. đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải
D. đáy tháp hẹp, mở rộng thân và đỉnh tháp
-
Câu 26:
Cho bảng số liệu:
LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
Đơn vị: nghìn người
Năm
Thành phần
2000
2008
2012
Nhà nước
4358,2
5059,3
5381,0
Ngoài Nhà nước
32358,6
39707,1
44603,4
Có vốn đầu tư nước ngoài
358,5
1694,4
1714,6
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2014)
Để thể hiện qui mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2012 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột
B. Tròn
C. Miền
D. Đường
-
Câu 27:
Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, dân số nước ta năm 2015 là 93,44 triệu người và năm 2016 là 94,44 triệu người. Vậy tỉ suất gia tăng dân số nước ta năm 2016 là:
A. 0,99%
B. 1,01%
C. 1,05%
D. 1,07%
-
Câu 28:
Cho bảng số liệu:
TỈ SUẤT SINH THÔ VÀ TỈ SUẤT TỬ THÔ NƯỚC TAGIAI ĐOẠN 1960 – 2012
(Đơn vị: ‰)
Năm
1960
1999
2006
2012
Tỉ suất sinh thô
46
19.9
18.6
16.9
Tỉ suất tử thô
12
5.6
5.0
7.0
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2014)
Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về gia tăng dân số tự nhiên Việt Nam giai đoạn 1960 – 2012?
A. Tỉ suất sinh thô giảm liên tục
B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên nước ta năm 1999 là 1,34 %
C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm
D. Tỉ suất tử thô nhỏ hơn tỉ suất sinh thô
-
Câu 29:
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tỉ suất sinh thô của Việt Nam năm 2015 là 16,2‰ và tỉ suất tử thô là 6,8‰. Vậy tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam năm 2015 là:
A. 0,94%
B. 0,95%
C. 0,96%
D. 0,97%
-
Câu 30:
Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI TÍNH ĐẾN THÁNG 3 NĂM 2017
(Đơn vị: triệu người)
Quốc gia
Hoa Kì
Bra - xin
Liên Bang Nga
Nhật Bản
Số dân
325,8
210,7
143,3
126,1
(Nguồn: Ngân hàng thế giới năm 2017)
Để thể hiện dân số của một số quốc gia trên thế giới tính đến tháng 3 năm 2017 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột
B. Tròn
C. Miền
D. Đường