Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022
Trường THPT Lương Văn Can
-
Câu 1:
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật ..................
A. đi vào cuộc sống.
B. gắn bó với thực tiễn.
C. quen thuộc trong cuộc sống.
D. có chỗ đứng trong thực tiễn.
-
Câu 2:
Y sau khi tốt nghiệp THPT đã theo bạn bè rủ rê tham gia vào tệ nạn xã hội. Một lần, khi đang thực hiện vận chuyển, buôn bán ma túy thì bị bắt. Y đã không............
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 3:
Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn ...............
A. việc làm theo sở thích của mình.
B. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
C. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.
D. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
-
Câu 4:
Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là ..............
A. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng.
B. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
C. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
D. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái.
-
Câu 5:
Ngành, nghề kinh doanh nào dưới đây là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện?
A. Kinh doanh vàng bạc, đá quý.
B. Dịch vụ thoát nước.
C. Sản xuất xe cho người tàn tật.
D. Bán thuốc tân dược.
-
Câu 6:
Tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
C. Quyền tự do cá nhân.
D. Quyền tự do thân thể.
-
Câu 7:
Người phạm tội quả tang hoặc đang bi truy nã thì ...............
A. ai cũng có quyền bắt.
B. chỉ công an mới có quyền bắt.
C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt.
D. phải chờ ý kiến của cấp trên rồi mới được bắt.
-
Câu 8:
Ngành, nghề kinh doanh nào bên dưới là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện?
A. Sản xuất nông sản sạch.
B. Tổ chức dạy thêm, học thêm.
C. Dịch vụ cưới hỏi.
D. Cắt tóc, gội đầu.
-
Câu 9:
Phát hiện X đi xe lấn làn, vượt đèn đỏ và chạy quá tốc độ, đồng chí công an giao thông đã yêu cầu X dừng xe và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, đồng chí cảnh sát giao thông đã ................
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 10:
Thực hiện pháp luật là hành vi ..............
A. thiện chí của cá nhân, tổ chức.
B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
C. tự nguyện của mọi người.
D. dân chủ trong xã hội.
-
Câu 11:
Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật ?
A. Không thích hợp.
B. Lỗi.
C. Trái pháp luật.
D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
-
Câu 12:
A (17 tuổi) bị công an bắt khi đang vận chuyển 3kg ma túy đến nơi tiêu thụ. Với hành vi này, A phải chịu trách nhiệm ............
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
-
Câu 13:
Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền .............
A. tăng thu nhập.
B. miễn giảm thuế.
C. tự chủ đăng kí kinh doanh.
D. kinh doanh không cần đăng kí.
-
Câu 14:
Hành vi nào sau đây của doanh nghiệp đã thực hiện đúng nghĩa vụ trong quá trình kinh doanh?
A. Kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng kí.
B. Không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
C. Thực hiện tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường.
D. Chỉnh sửa sổ sách kế toán để phải đóng mức thuế thấp hơn so với thực tế.
-
Câu 15:
Bắt người trong trưởng hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng nguời đó ...............
A. đang có ý dịnh phạm tội.
B. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
C. đang lên kế hoạch thực hiện tội phạm.
D. đang họp bàn thực hiện tội phạm.
-
Câu 16:
Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của người khác ?
A. Đánh người gây thương tích.
B. Tự tiện bắt người.
C. Tự tiện giam giữ người.
D. Đe dọa đánh người.
-
Câu 17:
Các dân tộc Việt Nam được tham gia quản lí nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình đẳng về ..............
A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. chính trị.
D. giáo dục.
-
Câu 18:
Nhà nước đã ban hành các chương trình phát triển kinh tế- xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về ..............
A. xã hội.
B. chính trị.
C. kinh tế.
D. văn hóa.
-
Câu 19:
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây ?
A. Quản lý nhà nước.
B. An toàn lao động.
C. Ký kết hợp đồng.
D. Công vụ nhà nước.
-
Câu 20:
Có mấy hình thức thực hiện pháp luật ?
A. Bốn hình thức.
B. Ba hình thức.
C. Hai hình thức.
D. Một hình thức.
-
Câu 21:
Bạn X đang học lớp 12, thường xuyên đi vào đường một chiều và vượt đèn đỏ để đi đến trường nhanh hơn. Với hành vi này, X phải chịu trách nhiệm ...............
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
-
Câu 22:
Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng ................
A. trong tuyển dụng lao động.
B. trong giao kết hợp đồng lao động.
C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động.
D. tự do lựa chọn việc làm.
-
Câu 23:
Cửa hàng của anh A được cấp giấy phép bán đường, sữa, bánh kẹo. Nhận thấy nhu cầu về thức ăn nhanh trên thị trường tăng cao, anh đã đăng kí bán thêm mặt hàng này. Anh A đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tự do tuyển dụng chuyên gia.
B. Tích cực nhập khẩu nguyên liệu.
C. Thay đổi loại hình doanh nghiệp.
D. Chủ động mở rộng quy mô.
-
Câu 24:
Chị N lãnh đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hai bộ hồ sơ xin đăng kí kinh doanh của ông A và ông B. Do nhận của ông A năm mươi triệu đồng, chị N đã loại hồ sơ của ông B theo yêu cầu của ông A rồi cùng anh V là nhân viên dưới quyền làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào hồ sơ và cấp phép cho ông A. Biết được anh V được chị N chia tiền để làm việc này, ông B đã tung tin bịa đặt chị N và anh V có quan hệ tình cảm khiến uy tín của chị N giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh V, chị N và ông A.
B. Ông A, ông B, chị N và anh V.
C. Ông A và chị N.
D. Ông B, chị N và ông A.
-
Câu 25:
Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy đó là cơ sở ...............
A. để giáo dục ý thức tôn trọng các giá trị văn hóa.
B. của sự bình đẳng về tín ngưỡng.
C. của sự bình đẳng giữa các dân tộc.
D. của sự bình đẳng về văn hóa.
-
Câu 26:
Theo quy định của pháp luật, công dân thuộc các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều ...............
A. được đảm bảo công bằng.
B. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. hưởng mọi quyền lợi như nhau.
D. thực hiên tốt nghĩa vụ công dân.
-
Câu 27:
X mượn xe máy của chị Q chở bạn gái đi chơi. Do bị thua cá độ, X đã mang chiếc xe đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, X đã vi phạm pháp luật ...............
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
-
Câu 28:
Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua ..............
A. mức lương và bảo hiểm.
B. quyền lợi lao động.
C. công việc và mức lương.
D. hợp đồng lao động.
-
Câu 29:
Có mấy loại vi phạm pháp luật ?
A. Bốn loại.
B. Năm loại.
C. Sáu loại.
D. Hai loại.
-
Câu 30:
Anh X phát hiện ông A đưa hối lộ cho anh B là cán bộ hải quan để chuyến hàng nhập khẩu của công ty Y được giải quyết nhanh, không phải làm nhiều thủ tục nên đã tống tiền A. Chị Z là bạn của anh X khi biết chuyện đã đi báo với cơ quan chức năng. Trong tình huống này, ai không phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Chị Z.
B. Anh X.
C. Ông A.
D. Anh B.
-
Câu 31:
Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua ................
A. vị trí làm việc.
B. tìm việc làm.
C. thời gian làm việc.
D. mức lương.
-
Câu 32:
Để tăng lợi nhuận, công ty Y thường xuyên bí mật xả chất thải độc hại chưa qua xử lí ra ngoài môi trường, đồng thời thuê một số lao động dưới 14 tuổi vào làm việc. Công ty B đã vi phạm bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh doanh và việc làm.
B. Kinh doanh và bảo vệ môi trường.
C. Kinh doanh và điều kiện làm việc.
D. Kinh doanh và lao động.
-
Câu 33:
Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số hay thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong các cơ quan Nhà nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về ...............
A. xã hội.
B. kinh tế.
C. chính trị.
D. văn hóa.
-
Câu 34:
Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được ............
A. pháp luật bảo hộ.
B. Đảng quản lí.
C. tổ chức tôn giáo bí mật.
D. Mặt trận Tổ quốc giữ gìn.
-
Câu 35:
Trong trường hợp không còn cha mẹ thì anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ ...............
A. thân ai người đó lo.
B. thoái thác trách nhiệm.
C. tranh giành tài sản.
D. đùm bọc, nuôi dưỡng nhau.
-
Câu 36:
Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ chị B nên anh H lãnh đạo cơ quan chức năng yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ của mình đầy đủ điều kiện vẫn bị loại, anh A đã tung tin đồn chị B phân phối hàng không đảm bảo chất lượng. Chị B tức giận đã thuê người hành hung anh A. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật?
A. Chị P, anh H.
B. Chị P, anh H và chị B.
C. Chị B, anh A, anh H và chị P.
D. Chị B, anh H và chị P.
-
Câu 37:
Anh X làm bảo vệ ở công ty Y. Do thường xuyên uống rượu say trong giờ làm việc nên anh nhiều lần quên không đóng cổng công ty, không hoàn thành nhiệm vụ. Anh X sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
-
Câu 38:
Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được hưởng ưu đãi là bình đẳng trong .............
A. thực hiện quyền kinh doanh.
B. tìm kiếm việc làm.
C. thực hiện quyền lao động.
D. lựa chọn việc làm.
-
Câu 39:
Việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo là hoạt động ............
A. tôn giáo.
B. tâm linh.
C. truyền giáo.
D. tín ngưỡng.
-
Câu 40:
Bà H lấn chiếm vỉa hè để bán hàng gây cản trở người đi bộ, khi bị nhắc nhở và xử phạt bà đã không chấp hành và có hành vi chống đối làm một chiến sĩ công an bị thương nặng. Hành vi của bà H sẽ bị xử lí .............
A. Dân sự và hành chính.
B. Hành chính và hình sự.
C. Kỉ luật và hình sự.
D. Dân sự và hình sự.