Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022
Trường THPT Mai Hắc Đế
-
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?
A. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.
B. Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.
C. Lao động nữ được quan tâm đến chức năng làm mẹ trong lao động.
D. Làm mọi công việc như nhau không phân biệt điều kiện lao động.
-
Câu 2:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về .................
A. Tội nghiêm trọng.
B. Tội rất nghiêm trọng.
C. Tội đặc biệt nghiêm trọng.
D. Mọi tội phạm.
-
Câu 3:
Công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua phương tiện nào?
A. Hiến pháp.
B. Pháp luật.
C. Đạo đức.
D. Chủ trương, chính sách.
-
Câu 4:
Pháp luật không chỉ quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định ........................... để công dân thực hiện quyền đó.
A. Phương pháp.
B. Cách thức.
C. Biện pháp.
D. Trình tự.
-
Câu 5:
Bình đẳng trong kinh doanh được thực hiện trong quan hệ nào dưới đây?
A. Cung – cầu.
B. Cạnh tranh.
C. Kinh tế.
D. Sản xuất.
-
Câu 6:
Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thực hiện điều gì dưới đây?
A. Tạo sự bình đẳng giữa các thành phần dân cư.
B. Chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
C. Tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế.
D. Duy trì sự tồn tại của các dân tộc thiểu số.
-
Câu 7:
Các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây trong kinh doanh?
A. Nộp thuế.
B. Chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.
C. Tự chủ đăng kí kinh doanh.
D. Chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng.
-
Câu 8:
Theo quy định về quyền tự do kinh doanh, mỗi công dân đều được phép .............
A. Thành lập doanh nghiệp tư nhân.
B. Tự do kinh doanh mọi mặt hàng.
C. Thay đổi mặt hàng kinh doanh tùy thích.
D. Tự chủ đăng kí kinh doanh khi có đủ điều kiện.
-
Câu 9:
Các dân tộc thực hiện điều gì dưới đây để thực hiện quyền bình đẳng về văn hóa?
A. Buộc phải sử dụng tiếng nói, chữ viết phổ thông.
B. Duy trì tất cả các phong tục, tập quán của dân tộc mình.
C. Cải biến mọi phong tục, tập quán để phù hợp với dân tộc khác.
D. Có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
-
Câu 10:
Luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất là .............
A. Hiến pháp.
B. Luật Hình sự.
C. Luật Dân sự.
D. Luật Hành chính.
-
Câu 11:
Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
B. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
C. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018.
-
Câu 12:
Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội lấy nguyên tắc nào là chủ yếu?
A. Giáo dục.
B. Thuyết phục.
C. Cưỡng chế.
D. Răn đe.
-
Câu 13:
Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới .............
A. Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. Quan hệ sở hữu và quan hệ hợp đồng.
D. Quan hệ sở hữu và quan hệ tài sản.
-
Câu 14:
Hai thanh niên điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông dừng xe để xử lí vi phạm. Một người vội gọi điện cho chú mình là Chủ tịch quận nhờ can thiệp để không bị xử lí. Tuy nhiên, cảnh sát giao thông vẫn kiên quyết ra quyết định xử phạt theo đúng quy định. Cách giải quyết của cảnh sát đã đảm bảo bình đẳng về................
A. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
B. Trách nhiệm pháp lí của công dân.
C. Trách nhiệm của công dân.
D. Nghĩa vụ pháp lí của công dân.
-
Câu 15:
Nội dung nào dưới đây biểu hiện quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?
A. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
B. Vợ, chồng cùng đứng tên sở hữu chiếc ô tô hạng sang.
C. Chồng đứng tên một mình trong sổ gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
D. Chồng được thừa kế riêng một mảnh đất do cha mẹ để lại.
-
Câu 16:
Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của ai?
A. Cha mẹ.
B. Ông bà.
C. Người nuôi dưỡng.
D. Người đại diện.
-
Câu 17:
Bộ luật Hình sự của nước ta hiện nay do cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành?
A. Chủ tịch nước.
B. Thủ tướng Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Chính phủ.
-
Câu 18:
Trường hợp nào là vi phạm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Cùng có các điều kiện như nhau nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế.
B. Nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng nam giới phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn.
C. Học sinh là con em thương binh, liệt sĩ, học sinh nghèo được miễn, giảm học phí.
D. Học sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học.
-
Câu 19:
Anh X là người ít nói, chăm chỉ làm việc, yêu thương vợ con nhưng mỗi lần uống rượu say anh lại mắng chửi, thậm chí đánh vợ. Trong trường hợp này, anh X đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ ................
A. Gia đình.
B. Nhân thân.
C. Tình cảm.
D. Tài sản.
-
Câu 20:
Việc làm nào dưới đây là vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
A. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự.
B. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.
C. Tổ chức các lớp học giáo lí cho người theo đạo.
D. Hàng tháng đi lễ chùa đều đặn vào các ngày mùng một và rằm.
-
Câu 21:
Việc làm nào dưới đây đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo?
A. Tuyên truyền gia nhập đạo trong trường học.
B. Cưỡng ép con cái đã thành niên theo tôn giáo mà mình đang theo.
C. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.
D. Tổ chức các lớp học giáo lí cho người theo đạo.
-
Câu 22:
Mỗi lần con ốm, hai vợ chồng anh Y luôn thay nhau thức đêm để chăm con. Vợ chồng anh Y đã thể hiện bình đẳng trong quan hệ ................
A. Với con.
B. Tài sản.
C. Tình cảm.
D. Nhân thân.
-
Câu 23:
Do nhà quá nghèo, bố lại bệnh nặng, B đã lấy trộm xe máy của gia đình hàng xóm bán lấy tiền đưa bố đi chữa trị. Trong trường hợp này, hành động của B đã ..............
A. Vi phạm pháp luật nhưng không vi phạm đạo đức.
B. Vi phạm pháp luật nhưng có thể được thông cảm và tha thứ.
C. Cho thấy pháp luật và đạo đức mâu thuẫn nhau.
D. Vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.
-
Câu 24:
Chị Y muốn chia tay anh H sau một thời gian yêu nhau do chị thấy anh H là người rất bạo lực, đã có mấy lần hành hung chị khi hai người cãi nhau. Anh H không đồng ý nên đã nhiều lần tìm đến nhà, dọa đánh và giết nếu chị dám chia tay và đến với người khác. Chị Y cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình?
A. Kiên quyết chia tay và thuê người đánh trả lại anh H.
B. Im lặng chịu đựng, tiếp tục mối quan hệ với anh H.
C. Báo công an hỗ trợ giải quyết.
D. Nói chuyện với bố mẹ anh H để họ khuyên nhủ anh.
-
Câu 25:
Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm .............
A. Quy tắc quản lí hành chính.
B. Kỉ luật lao động.
C. Quy tắc quản lí nhà nước.
D. Kỉ luật của tổ chức.
-
Câu 26:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do ..............
A. Vô ý.
B. Cố ý.
C. Vô tình.
D. Cố tình.
-
Câu 27:
Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội để nhằm đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về ...............
A. Quyền và nghĩa vụ.
B. Trách nhiệm và nghĩa vụ.
C. Trách nhiệm pháp lí.
D. Trách nhiệm công dân.
-
Câu 28:
Do ham mê cờ bạc, anh Z đã mang sổ đỏ của gia đình đi cầm để lấy tiền cá độ bóng đá mà vợ anh Z không hề hay biết. Anh Z đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?
A. Kinh tế.
B. Nhân thân.
C. Tài sản.
D. Tiền bạc.
-
Câu 29:
Khi biết con mình là chị Y có tình cảm yêu đương với anh B, mẹ chị Y đã kịch liệt phản đối vì gia đình anh B theo tôn giáo còn gia đình chị Y thì không, sợ sau này chị Y sẽ khổ. Hành vi của mẹ chị Y đã xâm phạm quyền bình đẳng giữa các ...............
A. Gia đình.
B. Tôn giáo.
C. Dân tộc.
D. Công dân.
-
Câu 30:
Ông A đang khỏe mạnh bỗng nhiên bị bệnh, đi khám mấy lần ở trạm xá mà chưa tìm ra nguyên nhân. Mọi người đến thăm đưa ra nhiều phương án chữa bệnh, ông A nên chọn cách nào?
A. Mời thầy bói về nhà yểm bùa.
B. Đến miếu thiêng xin nước thánh về chữa bệnh.
C. Mời sư thầy đến tụng kinh trừ tà, trừ bệnh tật.
D. Xin chuyển viện lên tuyến trên để khám và điều trị.
-
Câu 31:
Trường hợp nào sau đây thể hiện sự không bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái?
A. Cha mẹ chỉ cho con trai có quyền thừa kế tài sản mà không cho con gái.
B. Cha mẹ yêu thương và chăm sóc con nuôi và con đẻ như nhau.
C. Mọi công việc lớn trong gia đình, cha mẹ đều họp các con lại cùng thảo luận trước khi quyết định.
D. Con trai có nguyện vọng đi học nghề, con gái có nguyện vọng học đại học và đều được cha mẹ đáp ứng.
-
Câu 32:
Chị G bị chồng là anh D bắt theo tôn giáo của gia đình nhà chồng nhưng chị G không đồng ý. Bố mẹ anh D là ông bà S rất không hài lòng, muốn G nghỉ việc ở nhà để chăm lo cho gia đình. Hơn thế nữa, anh D lại tự ý bán chiếc xe máy riêng của chị G vốn đã có từ trước khi kết hôn khiến chị G vô cùng chán nản. Thương con gái bị gia đình nhà chồng đối xử tệ bạc, bố mẹ chị G đã đến chửi rủa anh D, nhờ chị Y đăng bài nói xấu để hạ uy tín của ông bà S trên mạng. Trong tình huống này, ai đã vi phạm nội dung bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?
A. Anh D, chị G.
B. Anh D và chị Y.
C. Ông bà S.
D. Anh D.
-
Câu 33:
Ông A cho ông X thuê căn nhà 5 tầng để ở và kinh doanh. Sau khi kết thúc hợp đồng, ông A đã nhiều lần đòi nhà nhưng ông X không chịu trả. Trong trường hợp này, ông A cần phải làm gì?
A. Thương lượng để gia hạn thời hạn thuê nhà cho ông X.
B. Thuê người cưỡng chế gia đình ông X phải chuyển đi.
C. Mời công an đến giải quyết.
D. Làm đơn kiện ông X lên Tòa án nhân dân để đòi nhà.
-
Câu 34:
Anh B và chị Y yêu nhau nhưng bị gia đình hai bên ngăn cản vì cùng họ. Sau khi tìm hiểu pháp luật, thấy rằng quan hệ họ hàng giữa hai người đã ngoài phạm vi năm đời, không vi phạm quy định của pháp luật nên anh chị vẫn quyết định kết hôn. Trong trường hợp này, pháp luật là phương tiện để anh A và chị Y .................
A. Thách thức sự cấm đoán của hai gia đình.
B. Bác bỏ lí do cấm đoán của hai gia đình.
C. Thuyết phục hai bên gia đình đồng ý.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
-
Câu 35:
Người vi phạm kỉ luật không phải chịu hình thức kỉ luật nào dưới đây?
A. Cảnh cáo.
B. Phê bình.
C. Khiển trách.
D. Buộc thôi việc.
-
Câu 36:
Hàng năm, anh A luôn chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, anh A đã ................
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 37:
Do nghi ngờ chị M tung tin nói xấu mình nên giám đốc X đã ra quyết định chuyển chị từ phòng kế toán sang làm nhân viên tạp vụ. Giám đốc X đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Giao kết hợp đồng lao động.
B. Xác lập quy trình quản lí.
C. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.
D. Áp dụng chế độ ưu tiên.
-
Câu 38:
Chị T nộp hồ sơ xin việc trong công ty may mặc. Đến ngày hẹn, giám đốc đưa cho chị một bản hợp đồng và đề nghị chị kí. Chị T đọc thấy trong hợp đồng không có điều khoản quy định về tiền lương nên đề nghị bổ sung. Giám đốc cho rằng chị là người lao động thì không có quyền thỏa thuận về tiền lương nên không cần ghi trong hợp đồng. Theo em, giám đốc đã vi phạm nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng lao động?
A. Trực tiếp.
B. Bình đẳng.
C. Tự do.
D. Tự nguyện.
-
Câu 39:
Công ty M quyết định sa thải và yêu cầu anh Y phải nộp bồi hường vì anh Y tự ý nghỉ việc để đi làm cho công ty khác trả lương cao hơn khi chưa hết hạn hợp đồng. Quyết định của công ty M không vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Giao kết hợp đồng lao động.
B. Thực hiện quyền lao động.
C. Tổ chức lao động.
D. Tìm kiếm việc làm.
-
Câu 40:
Chị B sau khi tốt nghiệp đại học liền về quê, đăng kí thành lập cơ sở kinh doanh để phát triển nghề truyền thống mây tre đan của gia đình, tổ chức việc kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Chị B đã ...................
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.