Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ
-
Câu 1:
Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ................
A. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
B. nội quy trường học.
C. các quan hệ xã hội.
D. các quan hệ giữa nhà trường và học sinh.
-
Câu 2:
Vi phạm pháp luật không bao gồm dấu hiệu nào dưới đây ?
A. Trái chính sách.
B. Trái pháp luật.
C. Lỗi của chủ thể.
D. Năng lực trách nhiệm pháp lí của chủ thể.
-
Câu 3:
Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Quy định.
B. Quy chế.
C. Pháp luật.
D. Quy tắc.
-
Câu 4:
Pháp luật được hiểu là hệ thống các ................
A. quy tắc sử dụng chung.
B. quy tắc xử sự chung.
C. quy tắc ứng xử riêng.
D. quy định riêng.
-
Câu 5:
Những hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật.
B. Xây dựng pháp luật.
C. Thực hiện pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 6:
Công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều thực hiện cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật.
B. Xây dựng pháp luật.
C. Thực hiện pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 7:
Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Tạo điều kiện để công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.
B. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.
C. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kì nhất định.
D. Chấp hành pháp luật, chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.
-
Câu 8:
Nhà nước luôn tạo điều kiện cho mọi công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về ................
A. giáo dục.
B. chính trị.
C. kinh tế.
D. văn hóa.
-
Câu 9:
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm lĩnh vực nào dưới đây ?
A. Chính trị.
B. Đầu tư.
C. Kinh tế.
D. Văn hóa, xã hội.
-
Câu 10:
Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện ................
A. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
B. công dân bình đẳng về quyền.
C. công dân bình đẳng về trách nhiệm.
D. công dân bình đẳng về mặt xã hội.
-
Câu 11:
Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong thực hiện ...............
A. nghĩa vụ.
B. trách nhiệm.
C. công việc chung.
D. nhu cầu riêng.
-
Câu 12:
Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân, đó là các quan hệ về mặt ...................
A. tinh thần.
B. lao động.
C. xã giao.
D. hợp tác.
-
Câu 13:
Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính phổ cập.
C. Tính rộng rãi.
D. Tính nhân văn.
-
Câu 14:
Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện .................
A. Bằng quyền lực Nhà nước.
B. Bằng chủ trương của Nhà nước.
C. Bằng chính sách của Nhà nước.
D. Bằng uy tín của Nhà nước.
-
Câu 15:
Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm ...................
A. dân sự.
B. hành chính.
C. trật tự xã hội.
D. quan hệ kinh tế.
-
Câu 16:
Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, bạn A vào Đại học, còn bạn B thì làm công nhân nhà máy, nhưng cả hai vẫn bình thường với nhau. Vậy đó là bình đẳng nào dưới đây ?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ công dân.
C. Bình đẳng về trách nhiệm đối với đất nước.
D. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.
-
Câu 17:
Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là thể hiện quyền bình đẳng.................
A. trong kinh doanh.
B. trong lao động.
C. trong tài chính.
D. trong tổ chức.
-
Câu 18:
Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ?
A. Bình đẳng giữa những người trong họ hàng.
B. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
-
Câu 19:
Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây ?
A. Bình đẳng trong kinh doanh.
B. Bình đẳng trong quan hệ thị trường.
C. Bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng.
D. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh.
-
Câu 20:
Mục đích của việc ban hành pháp luật là điều chỉnh cách xử sự của công dân theo các quy tắc, cách thức phù hợp với yêu cầu của chủ thể nào dưới đây?
A. Tổ chức.
B. Cộng đồng.
C. Nhà nước.
D. Xã hội.
-
Câu 21:
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi nào dưới đây của các cá nhân tổ chức?
A. Phù hợp.
B. Đúng đắn.
C. Hợp pháp.
D. Chính đáng.
-
Câu 22:
Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử là quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Kinh doanh.
B. Sản xuất.
C. Lao động.
D. Công dân.
-
Câu 23:
Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là ông K không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị N thoe đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo đạo Phật. Hành vi của ông K là biểu hiện .................
A. lạm dụng quyền hạn.
B. không thiện chí với các tôn giáo khác.
C. phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.
D. không đoàn kết giữa các tôn giáo.
-
Câu 24:
Một trong các nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc là, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam .................
A. đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước.
B. đều có đại biểu bằng nhau trong các cơ quan nhà nước.
C. đều có đại biểu trong tất cả các cơ quan nhà nước ở địa phương.
D. đều có người giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước.
-
Câu 25:
Khoản 2 Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con là “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyển thống tốt đẹp của gia đình”. Quy định này nói về bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây ?
A. Giữa anh, chị, em với nhau.
B. Giữa cha mẹ và con.
C. Giữa các thế hệ.
D. Giữa mọi thành viên.
-
Câu 26:
Doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước trong việc hợp tác liên doanh sản xuất với doanh nghiệp nước ngoài là biểu hiện bình đẳng ................
A. trong kinh doanh.
B. trong lao động.
C. trong tìm kiếm thị trường.
D. trong hợp tác quốc tế.
-
Câu 27:
P tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang học đại học, còn Q thì nhập ngũ phục vụ Quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng nào dưới đây ?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.
C. Bình đẳng về trách nhiệm với Tổ quốc.
D. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.
-
Câu 28:
Vi phạm pháp luật là hành vi .................
A. trái thuần phong mĩ tục.
B. trái pháp luật.
C. trái đạo đức xã hội.
D. trái nội quy của tập thể.
-
Câu 29:
Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho ................
A. các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
B. các quan hệ chính trị của nhà nước.
C. các lợi ích của tổ chức, cá nhân.
D. các hoạt động của tổ chức, cá nhân.
-
Câu 30:
Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây ?
A. Nên làm.
B. Được làm.
C. Phải làm.
D. Không được làm.
-
Câu 31:
Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở .................
A. tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. tính hiện đại.
C. tính cơ bản.
D. tính truyền thống.
-
Câu 32:
Việc nhà nước ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện ................
A. các dân tộc bình đẳng về điều kiện học tập.
B. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn người dân tộc Kinh.
C. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập.
D. học sinh dân tộc được quyền học tập ở mọi cấp.
-
Câu 33:
Những quy tắc sử dụng chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy định phổ biến.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-
Câu 34:
Thực hiện pháp luật không phải là nội dung nào dưới đây?
A. Làm những việc mà pháp luật cấm.
B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
D. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
-
Câu 35:
Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.
B. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.
C. Thường xuyên tuyên truyền pháp luật cho mọi người.
D. Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định.
-
Câu 36:
Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của ................
A. Nhà nước và xã hội.
B. Nhà nước và công dân.
C. tất cả các cơ quan nhà nước.
D. tất cả mọi người trong xã hội.
-
Câu 37:
Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 38:
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình là nội dung bình bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây ?
A. Quan hệ tình cảm.
B. Quan hệ kế hoạch hóa gia đình.
C. Quan hệ thân nhân.
D. Quan hệ gia đình.
-
Câu 39:
Cảnh sát giao thông xử phạt nguời tham gia giao thông đường bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông, bất kể người đó là ai. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây ?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng khi tham gia giao thông.
-
Câu 40:
Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể ..................
A. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
B. hiểu được hành vi của mình.
C. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.
D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.