Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Hiền
-
Câu 1:
Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những nội dung nào dưới đây vào trong những quy phạm pháp luật?
A. Chuẩn mực xã hội.
B. Quy tắc đạo đức tiến bộ.
C. Phong tục, tập quán.
D. Thói quen con người.
-
Câu 2:
Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về điều gì?
A. Trách nhiệm pháp lý.
B. Quyền và nghĩa vụ.
C. Thực hiện pháp luật.
D. Trách nhiệm trước Tòa án.
-
Câu 3:
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi nào?
A. Cơ quan và trường học.
B. Gia đình và xã hội.
C. Dòng họ và địa phương.
D. Đồng nghiệp và hàng xóm.
-
Câu 4:
Quyền bình đẳng trong lao động của công dân không thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Tìm kiếm việc làm theo quy định.
B. Trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
C. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
D. Tự do hoạt động tài chính kinh doanh.
-
Câu 5:
Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc nào dưới đây?
A. Không được làm.
B. Không nên làm.
C. Cần làm.
D. Sẽ làm.
-
Câu 6:
Vợ, chồng cùng bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ về điều gì?
A. Định đoạt.
B. Nhân thân.
C. Đơn phương.
D. Ủy thác.
-
Câu 7:
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân có quyền và nghĩa vụ gì?
A. Đều có quyền như nhau cho bất kì hoàn cảnh nào.
B. Đều có nghĩa vụ như nhau trong bất kì hoàn cảnh.
C. Đều có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí giống nhau.
D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
-
Câu 8:
Quy định trong các văn bản diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính chặt chẽ và thuận lợi khi sử dụng.
D. Tính quần chúng nhân dân.
-
Câu 9:
Một trong những nội dung thể hiện quyền bình đẳng trong lao động là gì?
A. Tìm kiếm việc làm theo quy định.
B. Tự do hoạt động tài chính kinh doanh.
C. Tự do hoạt động tài chính kinh doanh.
D. Tự do khai thác tài nguyên thiên nhiên.
-
Câu 10:
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là mọi hành vi làm chết người đều bị truy cứu về điều gì?
A. Dân sự và kỉ luật.
B. Tử hình hoặc chung thân.
C. Phạt thật nhiều tiền.
D. Trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 11:
Quyền bình đẳng trong lao động của công dân không thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Tìm kiếm việc làm theo quy định.
B. Trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
C. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
D. Tăng cường chuyên gia nước ngoài.
-
Câu 12:
Luật Giao thông đường bộ quy định người đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
A. Tính chất chung của pháp luật.
B. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
C. Tính phù hợp của pháp luật.
D. Tính phổ biến rộng rãi của pháp luật.
-
Câu 13:
Văn bản nào dưới đây, không phải là văn bản pháp luật?
A. Hiến pháp.
B. Điều lệ Đoàn thanh niên.
C. Luật Dân sự.
D. Nghị quyết của Quốc hội.
-
Câu 14:
Bạn A có học lực giỏi, thuộc diện hộ nghèo, được miễn học phí và được lĩnh học bổng, còn các bạn khác thì không. Trường hợp này, việc được miễn học phí của bạn A thể hiện điều gì?
A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ.
C. Bình đẳng về cơ hội hoàn thiện bản thân.
D. Bình đẳng về quyền.
-
Câu 15:
Chị H và anh T yêu nhau và muốn kết hôn, nhưng bố chị H thì lại muốn chị kết hôn với người khác nên đã cản trở việc kết hôn của chị. Thuyết phục bố không được, chị H phải viện dẫn điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” thì bố chị mới đồng ý để hai người kết hôn với nhau. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân?
A. Là yếu tố điều chỉnh suy nghĩ của mọi người.
B. Là yếu tố liên quan đến cuộc sống gia đình.
C. Là phương tiện để mọi người đấu tranh trong những trường hợp cần thiết.
D. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
-
Câu 16:
Uỷ ban nhân dân B đã ban hành quyết định cưỡng chế buộc Công ty A phải tháo dỡ công trình xây dựng sai so với thiết kế đã được phê duyệt trong giấy phép xây dựng. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.
B. Phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
C. Phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
D. Phương tiện để Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
-
Câu 17:
Sử dụng pháp luật là các tổ chức cá nhân sử dụng đúng đắn quyền của mình là làm những gì của pháp luật?
A. Không cho phép làm.
B. Cho phép làm.
C. Quy định cấm làm.
D. Quy định phải làm.
-
Câu 18:
Tuân thủ pháp luật được hiểu là các cá nhân, tổ chức không làm những điều gì của pháp luật?
A. Cho phép làm.
B. Quy định cấm.
C. Quy định phải làm.
D. Không bắt buộc.
-
Câu 19:
Thực hiện pháp luật là những hoạt động có mục đích của cá nhân, tổ chức trở thành hành vi gì?
A. Hợp pháp.
B. Phù hợp đạo đức.
C. Nhân văn.
D. Tự nguyện.
-
Câu 20:
Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là gì?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 21:
Công dân thực hiện hành vi nào sau đây là thi hành pháp luật?
A. Tìm hiểu dịch vụ trực tuyến.
B. Tham gia bảo vệ môi trường.
C. Theo dõi tư vấn pháp lí.
D. Lựa chọn bảo hiểm nhân thọ.
-
Câu 22:
Theo quy định của pháp luật người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Hút thuốc lá nơi công cộng.
B. Giao hàng không đúng địa điểm.
C. Từ chối hiến nội tạng.
D. Tài trợ hoạt động khủng bố.
-
Câu 23:
Công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện hành vi nào sau đây là áp dụng pháp luật?
A. Lắp đặt hòm thư góp ý.
B. Tìm hiểu mức sống dân cư.
C. Thăm dò dư luận xã hội.
D. Cấp giấy chứng nhận kết hôn.
-
Câu 24:
Việc Nhà nước quy định tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan dân cử thể hiện quyền bình đẳng về mặt nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Giáo dục.
-
Câu 25:
Người có đủ trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự?
A. Buôn bán trái phép chất ma túy.
B. Từ chối nhận di sản thừa kế.
C. Định vị sai địa điểm giao hàng.
D. Tham gia lễ hội truyền thống.
-
Câu 26:
Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối việc làm nào sao đây?
A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.
B. Sử dụng vũ khí trái phép.
C. Bảo vệ an ninh quốc gia.
D. Thực hiện nghĩa vụ bầu cử.
-
Câu 27:
Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa các dân tộc.
B. Bình đẳng giữa các địa phương.
C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.
D. Bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội.
-
Câu 28:
Anh S tự quyết định việc lựa chọn nơi cư trú mà không bàn bạc với vợ, anh S đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong mối quan hệ nào?
A. Tài sản và sở hữu.
B. Tài sản chung.
C. Sở hữu.
D. Nhân thân.
-
Câu 29:
X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường họp này, X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự và hành chính.
B. Kỷ luật và hành chính.
C. Dân sự và hình sự.
D. Hành chính và hình sự.
-
Câu 30:
Chị Q sử dụng hành lang của khu chung cư để bán hàng ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp đụng pháp luật.
-
Câu 31:
Chị H có chồng là anh Y. Khi biết chị H gặp khó khăn, bạn chị H có gửi cho chị một bì thư và 2000 USD với nội dung như sau: “Mến tặng vợ chồng bạn, chúc hai bạn nhanh chóng qua khỏi thời kì khó khăn này”. Vậy 2000 USD là tài sản của ai?
A. Tài sản chung của chị H và anh Y.
B. Tài sản riêng của chị H hoặc tài sản riêng của anh Y.
C. Tài sản được chia làm hai theo quy định của pháp luật.
D. Tài sản riêng của chị H, vì đây là bạn thân của chị H.
-
Câu 32:
Anh N không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nên Chủ tịch Ủy ban dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch ủy ban xã là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuyên truyền pháp luật.
D. Thực hiện quy chế.
-
Câu 33:
Vợ anh A là chị B giấu chồng rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng kinh doanh cùng bạn nhưng bị thua lỗ. Phát hiện sự việc, anh A đã đánh đập và ép vợ đến làm việc tại xưởng mộc do anh làm quản lí mặc dù chị không đồng ý. Chị B và anh A cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Hợp tác và đầu tư.
B. Hôn nhân và gia đình.
C. Lao động và công vụ.
D. Sản xuất và kinh doanh.
-
Câu 34:
Công dân A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này công dân A đã thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 35:
Do phải chuyển công tác, nên anh H đã bắt vợ mình phải chuyển gia đình đến ở gần nơi công tác mới của mình. Anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về điều gì?
A. Tôn trọng, giữ gìn danh dự của nhau.
B. Lựa chọn nơi cư trú của gia đình.
C. Tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
D. Sở hữu tài sản chung giữa vợ và chồng.
-
Câu 36:
Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Tôn trọng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 37:
Chị N lãnh đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hai bộ hồ sơ xin mở văn phòng công chứng của ông A và ông B. Nhận của ông A năm mươi triệu đồng, chị N đã loại hồ sơ đầy đủ của ông B theo yêu cầu của ông A, rồi cùng anh V nhân viên dưới quyền làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào hồ sơ và cấp phép cho ông A. Phát hiện anh V làm việc này, ông B tung tin bịa đặt chị N và anh V có quan hệ tình cảm làm cho uy tín của chị N giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông A, anh V, chị N và ông B.
B. Ông A, chị N và ông B.
C. Ông A, anh V và chị N.
D. Chị N, anh V và ông B.
-
Câu 38:
Được anh P cung cấp bằng chứng về việc chị T là trưởng phòng tài chính kế toán dùng tiền của cơ quan cho vay nặng lãi theo sự chỉ đạo của ông K Giám đốc sở X, anh N là Chánh văn phòng sở X dọa sẽ công bố chuyện này với mọi người. Biết chuyện, ông K đã kí quyết định điều chuyển anh N sang làm văn thư một bộ phận khác còn chị T cố tình gạt anh N ra khỏi danh sách được nâng lương đúng thời hạn. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật?
A. Chị T, ông K và anh P.
B. Chị T, ông K, anh p và anh N.
C. Chị T, ông K và anh N.
D. Chị T và ông K.
-
Câu 39:
Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật?
A. Ông T, ông Q, anh G và ông P.
B. Ông P và anh G.
C. Ông Q.
D. Ông T, ông Q và anh G.
-
Câu 40:
Bức xúc về việc anh H tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để cá độ bóng đá, chị M vợ anh bỏ đi khỏi nhà. Thương cháu nội mới hai tuổi thường xuyên khóc đêm vì nhớ mẹ, bà S mẹ anh H gọi điện xúc phạm thông gia, đồng thời ép con trai bỏ vợ. Khi chi M nhận quyết định li hôn, ông G bố chị đến nhà bà S gây rối nên bị chị Y con gái bà đuổi về. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh H, chị M và ông G.
B. Chi M, bà S, ông G và chị Y.
C. Anh H, chị M và bà S.
D. Anh H, chị M, bà S và ông G.