Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Tri Phương
-
Câu 1:
Theo pháp luật, chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 2:
Pháp luật được hiểu là hệ thống những gì?
A. Quy tắc sử dụng chung.
B. Quy tắc xử sự chung.
C. Quy tắc ứng xử riêng.
D. Quy định riêng.
-
Câu 3:
Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là gì?
A. Ai cũng có quyền và nghĩa vụ như nhau.
B. Quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.
C. Mọi người đều có quyền ưu tiên như nhau.
D. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
-
Câu 4:
Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những nội dung nào dưới đây vào trong những quy phạm pháp luật?
A. Chuẩn mực xã hội.
B. Quy tắc đạo đức tiến bộ.
C. Phong tục, tập quán.
D. Thói quen con người.
-
Câu 5:
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị.
B. Đầu tư.
C. Kinh tế.
D. Văn hóa, xã hội.
-
Câu 6:
Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?
A. Nên làm.
B. Được làm.
C. Phải làm.
D. Không được làm.
-
Câu 7:
Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với những ai?
A. Mọi người từ 18 tuổi trở lên.
B. Mọi cá nhân, tổ chức.
C. Mọi đối tượng cần thiết.
D. Mọi cán bộ, công chức.
-
Câu 8:
Ở nước ta bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện gì?
A. Bình đẳng giữa các vùng miền.
B. Bình đẳng giữa nhân dân miền núi và miền xuôi.
C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.
D. Bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.
-
Câu 9:
Pháp luật không bao gồm đặc trưng nào dưới đây?
A. Tính cụ thể về mặt nội dung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-
Câu 10:
Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh B đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
B. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.
C. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.
D. Bảo vệ quyền tham gia và quản lý xã hội.
-
Câu 11:
Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về kinh doanh, ông Q đã đăng ký mở cửa hàng thực phẩm và được chấp thuận. Việc làm của ông Q thể hiện pháp luật là phương tiện như thế nào đối với công dân?
A. Để công dân lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
B. Để công dân có quyền tự do hành nghề.
C. Để công dân thực hiện quyền của mình.
D. Để công dân thực hiện được ý định của mình.
-
Câu 12:
Điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Kỉ luật.
B. Dân sự.
C. Hình sự.
D. Hành chính.
-
Câu 13:
Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật dân sự khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Kinh doanh không đúng giấy phép.
B. Chiếm dụng hành lang giao thông.
C. Xả thải gây ô nhiễm môi trường.
D. Thay đổi kiến trúc nhà đang thuê.
-
Câu 14:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã thực hiện điều gì?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 15:
Theo quy định của pháp luật, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm thì phải chịu những gì?
A. Chịu khiếu nại vượt cấp.
B. Hủy bỏ đơn tố cáo.
C. Hủy bỏ mọi thông tin.
D. Chịu trách nhiệm hình sự.
-
Câu 16:
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu, định đoạt và sử dụng là nói về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ nào?
A. Quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ về tài sản.
C. Việc nuôi dạy con cái.
D. Tìm kiếm việc làm.
-
Câu 17:
Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực pháp lí thực hiện?
A. Em H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.
B. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng.
C. Anh C trong lúc nên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng.
D. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.
-
Câu 18:
Bình bẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nào?
A. Giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
B. Gia đình và quan hệ xã hội.
C. Hôn nhân và quan hệ huyết thống.
D. Nhân thân và quan hệ tài sản.
-
Câu 19:
Tuân thủ pháp luật được hiểu là các cá nhân, tổ chức không làm những điều gì?
A. Cho phép làm.
B. Quy định cấm.
C. Quy định phải làm.
D. Không bắt buộc.
-
Câu 20:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh A, ra quyết định về việc luân chuyển một số cán bộ, từ các cơ sở về tăng cường cho Uỷ ban nhân dân các huyện miền núi. Trong trường hợp này, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh A đã thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 21:
Quyền bình đẳng trong lao động của công dân không thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Tìm kiếm việc làm theo quy định.
B. Trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
C. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
D. Tự do hoạt động tài chính kinh doanh.
-
Câu 22:
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dưạ trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây?
A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
B. Tư ̣do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
C. Công bằng, lắng nghe, kính trong̣ lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
D. Chia sẻ, đồng thuân,̣ quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
-
Câu 23:
Hành vi trái pháp luật có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Thực hiện pháp luật.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 24:
Bà H lấn chiếm vỉa hè để bán hàng gây cản trở người đi bộ, khi bị nhắc và xử phạt bà đã không chấp hành và có hành vi chống đối làm 1 chiến sĩ công an bị thương nặng. Hành vi của bà H sẽ bị xử phạt vi phạm như thế nào?
A. Dân sự và hành chính.
B. Kỷ luật và hành chính.
C. Dân sự và hình sự.
D. Hành chính và hình sự.
-
Câu 25:
Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung. Vậy tài sản chung là gì?
A. Tài sản hai người có được sau khi kết hôn.
B. Tất cả tài sản hiện có trong gia đình.
C. Tài sản được cho riêng sau khi kết hôn.
D. Tài sản đưọc thừa kế riêng của vợ chồng.
-
Câu 26:
Anh S tự ý cho chị K sử dụng ngôi nhà mà hai vợ chồng anh được thừa kế để chị K làm văn phòng đại diện. Bức xúc, vợ anh S là chị M giấu chồng rút toàn bộ tiền tiết kiệm của gia đình để mở cửa hàng kinh doanh. Anh S và chị M cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Hôn nhân và gia đình.
B. Thương mại và đầu tư.
C. Lao động và công vụ.
D. Sản xuất và kinh doanh.
-
Câu 27:
Sau ba năm làm việc tại công ty X, chị A đã được giám đốc công ty điều chuyển từ phân xưởng may sang làm việc tại phòng kế hoạch theo đúng thỏa thuận trước đây. Chị A và giám đốc công ty X đã thực hiện quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây?
A. Thay đổi quy trình tuyển dụng.
B. Nâng cao năng lực cạnh tranh.
C. Giao kết hợp đồng lao động.
D. Giữa lao động nam và nữ.
-
Câu 28:
Do không thuyết phục được chồng bán mảnh đất anh được thừa kế trước hôn nhân để mua đất làm nhà gần bố mẹ đẻ của mình, cũng như có một khoản tiền hỗ trợ em trai đang học đại học, chị T đã bí mật bán toàn bộ số vàng 2 vợ chồng đã tích cóp lâu nay và bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Chị T đã vi phạm lĩnh vực nào sau đây?
A. Huyết thống và dòng tộc.
B. Chiếm hữu và định đoạt.
C. Tài chính và công vụ.
D. Hôn nhân và gia đình.
-
Câu 29:
Ông H được thừa kế riêng một mảnh đất kế bên ngôi nhà gia đình người em trai, ông H tặng lại hai vợ chồng người em mảnh đất đó dù vợ không đồng ý. Ông H không vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Tình cảm vợ chồng.
B. Tài sản và nhân thân.
C. Tham vấn ý kiến.
D. Đất đai và tài chính.
-
Câu 30:
Công ty sản xuất gạch men X không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?
A. Thi hành pháp luật.
B. Cưỡng chế pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Bảo đảm pháp luật.
-
Câu 31:
Cửa hàng ăn uống của bà M thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất lối đi dành cho người đi bộ. Công an phường đã lập biên bản xử phạt bà M. Vậy bà M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây về hành vi vi phạm của mình?
A. Trách nhiệm kỷ luật.
B. Trách nhiệm dân sự.
C. Trách nhiệm hành chính.
D. Trách nhiệm hình sự.
-
Câu 32:
Phát hiện một cơ sở kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm, anh A đã báo với cơ quan có chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. Anh A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 33:
Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về điều gi·
A. Quyền và nghĩa vụ.
B. Quyền và trách nhiệm.
C. Nghĩa vụ và trách nhiệm.
D. Trách nhiệm và pháp lý.
-
Câu 34:
Phương án nào dưới đây đúng với nội dung công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?
A. Những người lập pháp thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
B. Người ngang nhau về chức vụ thì chịu trách nhiệm pháp lí ngang nhau.
C. Không phân biệt đối xử khi truy cứu trách nhiệm pháp lí với công dân phạm tội.
D. Những ai cùng thực hiện hành vi phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 35:
Bạn A (18 tuổi) rủ M (15 tuổi) cùng thực hiện hành vi cướp giật dây chuyền của một người phụ nữ đang đi xe máy. Tòa án xét xử hai bạn với hai mức án khác nhau. Trường hợp này là gì?
A. Bình đẳng về nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. Bất bình đẳng về nghĩa vụ.
D. Bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 36:
Sau một thời gian hoạt động, công ty X thu được lãi cao và quyết định mở rộng quy mô ngành nghề của mình. Công ty X đã thực hiện quyền gì?
A. Bình đẳng trong lao động.
B. Bình đẳng trong kinh doanh.
C. Bình đẳng trong sản xuất.
D. Bình đẳng trong quan hệ kinh tế.
-
Câu 37:
Anh A chủ tịch xã X nhận 300 triệu đồng tiền hối lộ của anh B, đối tượng chuyên khai thác cát lậu, ông Q đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng nhưng bị anh C vô tình để lộ thông tin khiến anh A biết ông Q là người tố cáo mình. Sau khi anh nhận quyết định kỷ luật của cấp trên do ông K ký, anh A rủ anh B đánh ông Q làm cho ông Q bị đa chấn thương. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm dân sự và hình sự?
A. Anh B và anh C.
B. Anh A, anh B và anh C.
C. Ông P, anh C và anh B.
D. Anh A và anh B.
-
Câu 38:
Chủ một cửa hàng thiết bị y tế là anh A đã nhờ chị N, chủ một đại lí thuốc tân dược, bán giúp một lô thuốc X không rõ nguồn gốc. Vì bị thanh tra liên ngành phát hiện và tịch thu toàn bộ lô thuốc X nên chị N không thanh toán tiền cho anh A và còn khai báo anh A là chủ nhân của lô thuốc đó khiến cho anh A vừa bị mất tiền, vừa bị cán bộ chức năng là ông B xử phạt. Biết sự việc này, chị G đã viết bài chia sẻ lên mạng xã hội. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật?
A. Anh A và chị N.
B. Anh A và chị G.
C. Anh A, chị G và ông B
D. Anh A, chị N và chị G.
-
Câu 39:
H thuê anh T và anh N sao chép công thức chiết xuất tinh dầu của anh A rồi tự mình nghiên cứu tạo ra sản phẩm. Thấy nhu cầu sử dụng tinh dầu rất lớn, anh N đề nghị và được chị H đồng ý mở xưởng sản xuất cùng. Sợ bị phát hiện việc sản xuất không có giấy phép, chị H đã hối lộ ông Q năm mươi triệu đồng để bỏ qua cho mình. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Chị H, anh T và anh N.
B. Chị H và anh N.
C. Chị H, anh N và ông Q.
D. Chị H và anh T.
-
Câu 40:
Bức xúc về việc anh H tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để cá độ bóng đá, chị M vợ anh bỏ đi khỏi nhà. Thương cháu nội mới hai tuổi thường xuyên khóc đêm vì nhớ mẹ, bà S mẹ anh H gọi điện xúc phạm thông gia, đồng thời ép con trai bỏ vợ. Khi chi M nhận quyết định li hôn, ông G bố chị đến nhà bà S gây rối nên bị chị Y con gái bà đuổi về. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh H, chị M và ông G.
B. Chi M, bà S, ông G và chị Y.
C. Anh H, chị M và bà S.
D. Anh H, chị M, bà S và ông G.