Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2023-2024
Trường THPT Ngô Quyền
-
Câu 1:
Hành vi thực hiện nào dưới đây đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo?
A. Tuyên truyền gia nhập đạo trong trường học.
B. Cưỡng ép con cái đã thành niên theo tôn giáo mà mình đang theo.
C. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.
D. Tổ chức các lớp học giáo lí cho người theo đạo.
-
Câu 2:
Khi biết con mình là chị Y, có tình cảm yêu đương với anh B, mẹ chị Y đã kiên quyết phản đối. Vì gia đình anh B theo tôn giáo còn gia đình chị Y thì không, sợ sau này chị Y sẽ khổ. Hành vi của mẹ chị Y đã xâm phạm quyền bình đẳng giữa các đối tượng nào?
A. Gia đình.
B. Tôn giáo.
C. Dân tộc.
D. Công dân.
-
Câu 3:
Ông A đang khỏe mạnh, bỗng nhiên bị bệnh; ông đi khám ở bệnh viện mấy lần ở trạm xá mà chưa tìm ra nguyên nhân. Mọi người đến thăm đưa ra nhiều phương án chữa bệnh, ông A nên chọn cách nào?
A. Mời thầy bói về nhà yểm bùa.
B. Đến miếu thiêng xin nước thánh về chữa bệnh.
C. Mời sư thầy đến tụng kinh trừ tà, trừ bệnh tật.
D. Xin chuyển viện lên tuyến trên để khám và điều trị.
-
Câu 4:
"Hệ thống tất cả các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành, và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước". Đây là khái niệm của nội dunh nào?
A. Pháp luật.
B. Quy chế.
C. Quy định.
D. Pháp lệnh.
-
Câu 5:
Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được mọi người dân thi hành và tuân thủ trong cuộc sống hằng ngày?
A. Công dân.
B. Xã hội.
C. Tổ chức.
D. Nhà nước.
-
Câu 6:
Pháp luật được Nhà nước ban hành, và được bảo đảm thực hiện bằng cách nào?
A. Ý chí của Nhà nước.
B. Quyền lực Nhà nước.
C. Ý thức tự giác của công dân.
D. Dư luận xã hội.
-
Câu 7:
Ý nào dưới đây không phải là đặc trưng cơ bản của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính thuyết phục.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-
Câu 8:
Đặc trưng nào tạo nên các giá trị công bằng và bình đẳng của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 9:
Đặc trưng nào là đặc điểm cơ bản để phân biệt các quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính giáo dục, thuyết phục.
-
Câu 10:
"Nội dung văn bản của cơ quan cấp dưới ban hành, không được trái với các nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành". Đây là nội dung đảm bảo đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
-
Câu 11:
Pháp luật luôn mang bản chất của các giai cấp cụ thể nào?
A. Giai cấp cầm quyền.
B. Giai cấp tiến bộ nhất.
C. Mọi giai cấp.
D. Dân tộc.
-
Câu 12:
Pháp luật của nước ta thể hiện quyền làm chủ của toàn thể nhân dân lao động thuộc các lĩnh vực nào?
A. Lĩnh vực kinh tế.
B. Lĩnh vực chính trị.
C. Lĩnh vực xã hội.
D. Tất cả mọi lĩnh vực.
-
Câu 13:
Các quy định của pháp luật ở bất kì xã hội nào, đều mang bản chất của giai cấp nào?
A. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
B. Bản chất giai cấp và bản chất thời đại.
C. Bản chất giai cấp và bản chất lịch sử.
D. Bản chất giai cấp và bản chất dân tộc.
-
Câu 14:
Hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống sau: "Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có mối quan hệ ........ với nhau".
A. Gắn bó.
B. Chặt chẽ.
C. Khăng khít.
D. Thân thiết.
-
Câu 15:
Hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống sau: "Pháp luật là một ................ để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức".
A. Phương tiện cơ bản.
B. Phương tiện đặc trưng.
C. Phương tiện phù hợp.
D. Phương tiện đặc thù.
-
Câu 16:
Pháp luật và đạo đức đều cùng hướng tới những giá trị cơ bản nhất là gì?
A. Công bằng, nghĩa vụ, lương tâm, danh dự.
B. Nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm.
C. Công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
D. Công bằng, trung thực, bình đẳng, bác ái.
-
Câu 17:
Pháp luật là 1 trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào sau đây?
A. Quản lí công dân.
B. Bảo vệ công dân.
C. Quản lí xã hội.
D. Bảo vệ xã hội.
-
Câu 18:
Pháp luật được coi là 1 trong những phương tiện để quản nhà nước quản lí xã hội như thế nào?
A. Hiệu quả nhất.
B. Hữu hiệu nhất.
C. Đơn giản nhất.
D. Phù hợp nhất.
-
Câu 19:
Nhận định nào dưới đây không thể hiện được vai trò của nhà nước trong việc quản lí xã hội bằng pháp luật?
A. Ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
B. Tổ chức thực hiện pháp luật trên toàn xã hội.
C. Công bố công khai, kịp thời các văn bản pháp luật.
D. Tự giác tìm hiểu các quy định của pháp luật.
-
Câu 20:
Công dân được bảo vệ quyền, và lợi ích hợp pháp của mình thông qua những phương tiện nào?
A. Hiến pháp.
B. Pháp luật.
C. Đạo đức.
D. Chủ trương, chính sách.
-
Câu 21:
Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống sau đây: "Pháp luật không chỉ quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định .......... để công dân thực hiện quyền đó".
A. Phương pháp.
B. Cách thức.
C. Biện pháp.
D. Trình tự.
-
Câu 22:
Trong các luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất là gì?
A. Hiến pháp.
B. Luật Hình sự.
C. Luật Dân sự.
D. Luật Hành chính.
-
Câu 23:
Văn bản/ Nghị quyết nào sau đây không thuộc văn bản quy phạm pháp luật?
A. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
B. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
C. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018.
-
Câu 24:
Bộ luật Hình sự của nước ta hiện hành, do cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền nào ban hành?
A. Chủ tịch nước.
B. Thủ tướng Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Chính phủ.
-
Câu 25:
Do nhà quá nghèo, mà bố lại bệnh nặng, nên B đã lấy trộm xe máy của gia đình hàng xóm bán lấy tiền đưa bố đi chữa trị bệnh. Trong trường hợp này, hành động của B đã vi phạm điều gì?
A. Vi phạm pháp luật nhưng không vi phạm đạo đức.
B. Vi phạm pháp luật nhưng có thể được thông cảm và tha thứ.
C. Cho thấy pháp luật và đạo đức mâu thuẫn nhau.
D. Vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.
-
Câu 26:
Ông A đã cho ông X thuê căn nhà có 5 tầng để ở và kinh doanh. Sau khi kết thúc hợp đồng, ông A đã nhiều lần đòi nhà nhưng ông X không chịu trả. Trong trường hợp này, ông A cần phải làm gì?
A. Thương lượng để gia hạn thời hạn thuê nhà cho ông X.
B. Thuê người cưỡng chế gia đình ông X phải chuyển đi.
C. Mời công an đến giải quyết.
D. Làm đơn kiện ông X lên Tòa án nhân dân để đòi nhà.
-
Câu 27:
"Quá trình hoạt động có mục đích nhằm làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, và trở thành hành vi hợp pháp của những cá nhân, tổ chức". Đây là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật.
B. Thực hiện pháp luật.
C. Xây dựng pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 28:
Pháp luật đi vào đời sống: Nếu khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, cá nhân sẽ lựa chọn các xử sự như thế nào với quy định của pháp luật?
A. Đúng đắn.
B. Phù hợp.
C. Gắn liền.
D. Chuẩn mực.
-
Câu 29:
Đâu không phải là hình thức để thực hiện pháp luật?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 30:
Sử dụng pháp luật được hiểu là: công dân được sử dụng đúng đắn tất cả các quyền của mình, và làm những gì mà pháp luật:
A. Quy định phải làm.
B. Cho phép làm.
C. Quy định cấm làm.
D. Không cho phép làm.
-
Câu 31:
Cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ tất cả những nghĩa vụ, và chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 32:
Cá nhân hoặc tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm: là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 33:
Theo em, hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 34:
"Cơ quan, hoặc công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, và điều hành". Đây là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 35:
"Hành vi trái pháp luật, và có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, và xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ". Đây là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Vi phạm đạo đức.
D. Trách nhiệm đạo đức.
-
Câu 36:
"Các cá nhân, hoặc tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật". Đây là hành vi trái pháp luật thuộc loại nào?
A. Hành động.
B. Không hành động.
C. Có thể hành động.
D. Có thể không hành động.
-
Câu 37:
Hành vi nào dưới đây không phải là 1 trong những căn cứ để xác định 1 hành vi vi phạm pháp luật cụ thể?
A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
C. Hành vi có lỗi của chủ thể thực hiện.
D. Hành vi trái pháp luật.
-
Câu 38:
Trách nhiệm pháp lí không được áp dụng nhằm những mục đích nào sau đây?
A. Buộc các chủ thể chấm dứt hành vi trái pháp luật.
B. Buộc chủ thể vi phạm phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
C. Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh vi phạm pháp luật.
D. Tuyên truyền những hành vi vi phạm pháp luật đến với mọi người.
-
Câu 39:
Cùng với mỗi loại vi phạm pháp luật là 1 loại gì?
A. Nghĩa vụ pháp lí.
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Nghĩa vụ cụ thể.
D. Trách nhiệm cụ thể.
-
Câu 40:
Căn cứ vào những điều gì nào để phân chia ra các loại vi phạm pháp luật?
A. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
B. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
C. Đối tượng thực hiện, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
D. Đối tượng thực hiện, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.