Đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022
Trường THPT Lý Tự Trọng
-
Câu 1:
Quá trình điều chế loại tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp ?
A. điều chế tơ nitron (tơ olon) từ acrilonitrin.
B. điều chế tơ nilon-6 từ axit e-aminocaproic.
C. điều chế tơ nilon-6,6 từ hexametylenđiamin và axit ađipic.
D. điều chế tơ lapsan từ etylenglicol và axit terephtalic.
-
Câu 2:
Có thể phân biệt các đồ dùng làm bằng da thật và da nhân tạo (PVC) bằng cách nào sau đây?
A. So sánh khả năng thấm nước của chúng, da thật dễ thấm nước hơn.
B. So sánh độ mềm mại của chúng, da thật mềm mại hơn da nhân tạo.
C. Đốt hai mẫu da, mẫu da thật cho mùi khét, còn da nhân tạo không cho mùi khét.
D. Dùng dao cắt ngang hai mẫu da, da thật ở vết cắt bị xơ, còn da nhân tạo thì nhẵn bóng.
-
Câu 3:
Chọn phát biểu không đúng: polime ...
A. đều có phân tử khối lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
B. có thể được điều chế từ phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.
C. được chia thành nhiều loại: thiên nhiên, tổng hợp, nhân tạo.
D. đều khá bền với nhiệt hoặc dung dịch axit hay bazơ.
-
Câu 4:
Cho các chất sau: NH2CH2COOH, HOOC-CH2-CH2-CH2-OH, C2H5OH, CH2=CHCl. Số hợp chất tham gia phản ứng trùng ngưng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 5:
Poli (vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% thể tích khí metan) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau:
\(Metan\xrightarrow{{hs15\% }}Axetilen\xrightarrow{{hs95\% }}Vinylclorua\xrightarrow{{hs90\% }}PVC\)
Muốn tổng hợp 3,125 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc)?
A. 17466 m3
B. 18385 m3
C. 2358 m3
D. 5580 m3
-
Câu 6:
Để điều chế 60kg poli(metyl metacrylat) cần tối thiểu m1 kg ancol và m2 kg axit tương ứng. Biết hiệu suất của cả quá trình là 75%. Giá trị của m1, m2 lần lượt là
A. 60 và 60
B. 51,2 và 137,6
C. 28,8 và 77,4
D. 25,6 và 68,8
-
Câu 7:
Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Muốn tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là?
(biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất cả quá trình là 50%).
A. 448,0.
B. 224,0.
C. 358,4.
D. 286,7.
-
Câu 8:
Từ 15kg metyl metacrylat có thể điều chế được bao nhiêu gam thuỷ tinh hữu cơ có hiệu suất 90%?
A. 13500n (kg)
B. 13500 g
C. 150n (kg)
D. 13,5 (kg)
-
Câu 9:
Hợp chất hữu cơ được dùng để sản xuất tơ tổng hợp là
A. poli(metyl metacrylat).
B. poli(vinyl xianua).
C. polistiren.
D. poliisopren.
-
Câu 10:
Tơ tổng hợp không thể điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. tơ nilon - 6,6.
B. tơ nitron.
C. tơ nilon-6.
D. tơ lapsan.
-
Câu 11:
Khối lượng của một đoạn tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch tơ nilon-6,6 và tơ capron nêu trên lần lượt là
A. 121 và 152.
B. 113 và 114.
C. 121 và 114.
D. 113 và 152.
-
Câu 12:
Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 13:
Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
A. Phenyl axetat.
B. Vinyl axetat.
C. Etyl axetat.
D. Propyl axetat.
-
Câu 14:
Chất nào sau đây phản ứng với NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH?
A. CH3COOC2H5.
B. HCOOC2H5.
C. HCOOCH3.
D. CH3COOCH3.
-
Câu 15:
Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là
A. metyl acrylat.
B. metyl metacrylat.
C. metyl axetat.
D. etyl acrylat.
-
Câu 16:
Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp các este X đơn chức, mạch hở tạo bởi ancol no đơn chức mạch hở và axit không no (chứa 1 liên kết C=C), thì sản phẩm thu được có:
A. số mol CO2 = số mol H2O.
B. số mol CO2 > số mol H2O.
C. số mol CO2 < số mol H2O.
D. không đủ dữ kiện để xác định.
-
Câu 17:
Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 18:
Có bao nhiêu chất (đơn chức) có công thức phân tử C3H6O2 phản ứng với dung dịch NaOH thu được chất X mà khi nung X với vôi tôi xút thì thu được khí metan CH4?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 19:
Cho dãy gồm các chất: (1) anlyl axetat, (2) metyl acrylat, (3) phenyl axetat, (4) etyl fomat, (5) vinyl axetat. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
-
Câu 20:
Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:
Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thuỷ 5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 - 70°C.
Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hoà.
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 1, có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.
(b) Ở bước 2, có thể tiến hành thí nghiệm bằng cách đun sôi hỗn hợp.
(c) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.
(d) Ở bước 3, dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào để tăng hiệu suất phản ứng.
(e) Ở bước 3, Có thể thay dung dịch NaCl bão hóa bằng dung dịch HCl bão hòa.
(f) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%.
(g) Sau bước 3, dung dịch trong ống nghiệm tách thành ba lớp.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là
A. 4
B. 3
C. 6
D. 5
-
Câu 21:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
X + NaOH → trong sản phẩm hữu cơ có một chất Y và CH3COONa;
Y + O2 → Y1;
Y1 + NaOH → CH3COONa + H2O
Số chất X thỏa mãn sơ đồ trên là
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
-
Câu 22:
Chất nào sau đây phản ứng với NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH?
A. CH3COOC2H5.
B. HCOOC2H5.
C. HCOOCH3.
D. CH3COOCH3.
-
Câu 23:
Thủy phân este có công thức phân tử C3H6O2 (trong môi trường axit )thu được 2 sản phẩm hữu cơ X ,Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là
A. Rượu metylic
B. Metyl axetat
C. Axit axetic
D. Rượu etylic
-
Câu 24:
Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T (MY < MT < MZ). Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được sản phẩm chỉ gồm CO2, Na2CO3. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đun nóng Z với hỗn hợp rắn NaOH và CaO, thu được ankan.
B. Nhiệt độ sôi của Y cao hơn nhiệt độ sôi của Z và T.
C. Đun nóng Y với dung dịch H2SO4 đặc 170oC, thu được anken.
D. Từ Y có thể điều chế trực tiếp axit axetic bằng một phản ứng hóa học.
-
Câu 25:
Khẳng định về tính chất vật lí nào của amino axit dưới đây không đúng?
A. Tất cả đều là chất rắn
B. Tất cả đều là tinh thể màu trắng
C. Tất cả đều dễ tan trong nước
D. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao
-
Câu 26:
Cho 9 gam một aminoaxit A (phân tử chỉ chứa một nhóm -COOH) tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được 13,56 gam muối. A là:
A. Phenylalanin.
B. Alanin
C. Valin
D. Glixin
-
Câu 27:
Cho 0,2 mol lysin tác dụng đủ với V lít dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là
A. 0,2
B. 0,4
C. 0,3
D. 0,1
-
Câu 28:
Cho m gam Alanin tác dụng đủ với 100ml dung dịch HCl 2M thu được 25,1 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 17,8 gam
B. 18,7 gam
C. 17 gam
D. 18 gam
-
Câu 29:
Công thức chung của amin thơm (chứa 1 vòng benzen) đơn chức bậc nhất là
A. CnH2n-7NH2 (n≥6).
B. CnH2n+1NH2 (n≥6).
C. C6H5NHCnH2n+1 (n≥6).
D. CnH2n-3NH2 (n≥6).
-
Câu 30:
Hợp chất có CTCT: m-CH3-C6H4-NH2 có tên theo danh pháp thông thường là
A. 1-amino-3-metyl benzen.
B. m-toludin.
C. m-metylanilin.
D. Cả B, C đều đúng.
-
Câu 31:
Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. kim loại Na.
B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
-
Câu 32:
Thủy phân hoàn toàn 89 gam chất béo bằng dung dịch NaOH để điều chế xà phòng thu được 9,2 gam glixerol. Biết muối của axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng. Khối lượng xà phòng thu được là?
A. 153 gam
B. 58,92 gam
C. 55,08 gam
D. 91,8 gam
-
Câu 33:
Cho một số tính chất: là chất kết tinh không màu (1); có vị ngọt (2); tan trong nước (3); hòa tan Cu(OH)2 (4); làm mất màu nước brom (5); tham gia phản ứng tráng bạc (6); bị thủy phân trong môi trường kiềm loãng nóng (7).
Số các tính chất của saccarozo là
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
-
Câu 34:
Dung dịch saccarozo có thể phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. Cu(OH)2, H2SO4 loãng, CuSO4
B. Cu(OH)2, H2SO4 loãng,Na
C. H2SO4 loãng,Na, AgNO3/NH3
D. H2, Br2, Cu(OH)2
-
Câu 35:
Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím là do chuối xanh có chứa
A. Glucozo
B. Saccarozo
C. Tinh bột
D. Xenlulozo
-
Câu 36:
Chất hữu cơ X (C4H6O2) đơn chức, mạch hở, tham gia phản ứng thủy phân tạo ra sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số đồng phân cấu tạo X thỏa mãn là
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
-
Câu 37:
Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là:
A. metyl propionat
B. metyl axetat
C. vinyl axetat
D. etyl axetat
-
Câu 38:
Hai este A, B là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C9H8O2, A và B đều cộng hợp với brom theo tỉ lệ mol là 1:1, A tác dụng với dung dịch NaOH cho một muối và một anđehit. B tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của A và B lần lượt là
A. C6H5COOCH=CH2 và CH2=CHCOOC6H5.
B. C6H5COOCH=CH2 và C6H5CH=CHCOOH.
C. HCOOC6H4CH=CH2 và HCOOCH=CHC6H5.
D. HOOCC6H4CH=CH2 và CH2=CHCOOC6H5.
-
Câu 39:
Cho 4,48 gam hổn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (có tỉ lệ mol là 1 : 1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1 M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 5,6 gam
B. 3,28 gam
C. 6,4 gam
D. 4,88 gam
-
Câu 40:
Xà phòng hóa hoàn toàn 17,76 gam CH3COOCH3 bằng một lượng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 23,52.
B. 3,4.
C. 19,68.
D. 14,4.