Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 Cánh diều năm 2022-2023
Trường THPT Tân Hưng
-
Câu 1:
Hai câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Võ Nguyên Giáp
C. Lương Văn Can
D. Phan Bội Châu
-
Câu 2:
Rìu lưỡi xéo Đông Sơn là tư liệu gì?
A. Tư liệu thành văn.
B. Tư liệu truyền miệng.
C. Tư liệu hiện vật.
D. Tư liệu kĩ thuật đa phương tiện
-
Câu 3:
Vì sao con người không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó xảy ra?
A. Phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử.
B. Phụ thuộc vào điều kiện và phương pháp tìm hiểu lịch sử.
C. Phụ thuộc vào thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu.
D. Tất cả các đáp án trên.
-
Câu 4:
Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ những hoạt động của con người
A. đã diễn ra trong quá khứ.
B. sẽ xảy ra ở tương lai.
C. đang diễn ra ở hiện tại.
D. đã và đang diễn ra.
-
Câu 5:
Các nguyên tắc cơ bản của sử học là
A. Chính xác, trung thực, tiến bộ, phiến diện.
B. Khách quan, trung thực, nhân văn và tiến bộ.
C. Toàn diện, chủ quan, trung thực, nhân văn.
D. Tái hiện, khách quan, nhân văn và tiến bộ.
-
Câu 6:
“Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm,… được gọi là
A. hiện thực lịch sử.
B. nhận thức lịch sử.
C. tri thức lịch sử.
D. nghiên cứu lịch sử.
-
Câu 7:
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “……….. là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm”.
A. nhận thức lịch sử.
B. tri thức lịch sử.
C. hiện thực lịch sử.
D. nghiên cứu lịch sử.
-
Câu 8:
Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để
A. dự đoán, dự báo những thuận lợi và nguy cơ trong tương lai.
B. giải thích những hiện tượng siêu nhiên, thần bí trong cuộc sống.
C. giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
D. đạt được thành tích cao trong các kì thi, bài kiểm tra, đánh giá,…
-
Câu 9:
Phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được là quá trình của việc
A. thu thập thông tin và sử liệu.
B. xử lý thông tin và sử liệu.
C. phân loại các nguồn sử liệu.
D. lập thư mục các nguồn sử liệu.
-
Câu 10:
Khảo sát, sưu tầm, tìm kiếm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử… là quá trình của việc
A. thu thập thông tin và sử liệu.
B. xử lý thông tin và sử liệu.
C. phân loại các nguồn sử liệu.
D. lập thư mục các nguồn sử liệu.
-
Câu 11:
Đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, tri thức lịch sử luôn
A. đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng.
B. là một bộ phận biệt lập, tách rời, không có sự kết nối.
C. cung cấp mọi thông tin, sự hiểu biết về các ngành đó.
D. biệt lập, không có sự gắn kết, giao thoa với nhau.
-
Câu 12:
Đối với ngành khoa học xã hội và nhân văn, tri thức về lĩnh vực nào sau đây đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng?
A. Địa lí nhân văn.
B. Sử học.
C. Toán học.
D. Vật lí học.
-
Câu 13:
Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với
A. Toán học, Khảo cổ học, Địa lí tự nhiên, Nhân học,…
B. Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học, Vật lí học,…
C. Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn,…
D. Tin học, Triết học, dân tộc học, chính trị học, hóa học…
-
Câu 14:
Thiên văn học cung cấp những tri thức cơ bản để các nhà sử học khám phá về
A. lịch sử khu vực, vùng miền; các sự kiện, hiện tượng gắn với địa hình, khí hậu…
B. quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử.
C. sự sáng tạo của con người trong quá trình vận động phát triển xã hội.
D. nguồn gốc nhân chủng, đặc điểm hình thể của các tộc người.
-
Câu 15:
Để tìm hiểu về về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử, các nhà sử học cần dựa vào tri thức của ngành khoa học nào dưới đây?
A. Địa lí nhân văn.
B. Toán học.
C. Thiên văn học.
D. Sinh học.
-
Câu 16:
Việc bảo tồn di sản văn hóa, di sản thiên nhiên theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể
A. dự đoán chính xác những thời cơ trong tương lai.
B. phát hiện chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
C. miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.
D. rút ra bài học kinh nghiệm để phục vụ cuộc sống.
-
Câu 17:
Dân ca Quan họ được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm nào?
A. Năm 2010
B. Năm 2009
C. Năm 2008
D. Năm 2007
-
Câu 18:
Thành phố Vơ-ni-dơ và đầm phá Vơ-ni-dơ (I-ta-li-a) được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào thời gian nào?
A. Năm 1985
B. Năm 1986
C. Năm 1987
D. Năm 1988
-
Câu 19:
Năm 2021, tổ chức UNESCO đưa ra khuyến cáo đối với chính quyền thành phố Vơ-ni-dơ (I-t-al-li-a) cần “quản lí du lịch bền vững hơn” nhằm mục đích
A. bảo tồn hệ sinh thái và di sản vùng đầm phá này.
B. hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19.
C. bảo vệ sự trong lành của thành phố.
D. giữ trật tự an ninh cho khu vực này.
-
Câu 20:
Khi nào chính phủ I-ta-li-a ra lệnh cấm các tàu du lịch vào trung tâm thành phố Vơ-ni-dơ?
A. Ngày 13/07/2021
B. Ngày 13/07/2020
C. Ngày 13/07/2019
D. Ngày 13/07/2018
-
Câu 21:
Trái với văn minh là trạng thái nào?
A. Văn hóa.
B. Dã man.
C. Văn hiến.
D. Văn vật.
-
Câu 22:
Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về văn minh?
A. Trái với văn minh là trạng thái “dã man”.
B. Văn minh xuất hiện đồng thời cùng với loài người.
C. Văn minh là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa.
D. Là trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
-
Câu 23:
Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về văn hóa?
A. Văn hóa xuất hiện đồng thời cùng với loài người.
B. Văn hóa là trạng thái phát triển cao của nền văn minh.
C. Tạo ra đặc tính, bản sắc của một xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội.
D. Gồm những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
-
Câu 24:
Văn hóa và văn minh đều
A. xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của loài người.
B. được con người sáng tạo trong thời kì phát triển cao của xã hội.
C. gồm những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.
D. được nhận diện bởi các tiêu chuẩn: nhà nước, chữ viết, đô thị,…
-
Câu 25:
So với văn minh, văn hóa có điểm gì khác biệt?
A. Xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của loài người.
B. Được nhận diện bởi các tiêu chuẩn: nhà nước, chữ viết, đô thị,…
C. Xuất hiện khi xã hội loài người bước vào giai đoạn phát triển cao.
D. Ra đời sau, văn hóa là quá trình tích lũy những sáng tạo văn minh.
-
Câu 26:
Chủ nhân của nền văn minh Ai Cập cổ đại là
A. những tộc người đến từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á.
B. người Hoa Hạ ở lưu vực Hoàng Hà.
C. các tộc người Đra-vi-đa và A-ri-a.
D. các tộc người I-ta-li-ốt, Gô-loa,…
-
Câu 27:
Vua ở Ai Cập được gọi là gì?
A. Thiên tử.
B. Hoàng đế.
C. En-xi.
D. Pha-ra-ông.
-
Câu 28:
Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?
A. Thành thị cổ Ha-rap-pa.
B. Kim tự tháp Kê-ốp.
C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon
D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
-
Câu 29:
Trong xã hội Ai Cập cổ đại không có lực lượng nào dưới đây?
A. Quý tộc.
B. Chủ nô.
C. Nông dân.
D. Nô lệ.
-
Câu 30:
Nền tảng kinh tế cơ bản của Ai Cập cổ đại là
A. Nông nghiệp
B. Thương nghiệp
C. Thủ công nghiệp
D. Du lịch
-
Câu 31:
Máy hơi nước là phát minh của ai?
A. Giêm Oát.
B. Thô-mát Mít.
C. Giôn Bác-lơ.
D. Thô-mát Ê-đi-xơn.
-
Câu 32:
Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Động cơ hơi nước.
B. Động cơ điện.
C. Đầu máy xe lửa.
D. Máy kéo sợi Gien-ni.
-
Câu 33:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Các nước Âu - Mỹ đã hoàn thành cách mạng tư sản.
B. Các cuộc phát kiến địa lí thúc đẩy kinh tế phát triển.
C. Bùng nổ dân số thế giới, vơi cạn tài nguyên thiên nhiên.
D. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
-
Câu 34:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?
A. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
B. Các nước Âu - Mỹ đã hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản.
C. Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao.
D. Quá trình toàn cầu hóa đem lại thời cơ cho các nước.
-
Câu 35:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII.
B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.
-
Câu 36:
Ở Hy Lạp và La Mã thời cổ đại, nền kinh tế nào đóng vai trò chủ đạo?
A. Nông nghiệp và dịch vụ.
B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. Nông nghiệp và thương nghiệp.
D. Thủ công nghiệp và nông nghiệp.
-
Câu 37:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại?
A. Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khô cằn.
B. Trong lòng đất có nhiều khoáng sản.
C. Có nhiều sông lớn, đất đai màu mỡ.
D. Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh.
-
Câu 38:
Các nhà nước cổ đại ở Hy Lạp và La Mã ra đời vào khoảng
A. thế kỉ I - II TCN.
B. thế kỉ III - VI TCN.
C. thế kỉ V - VI TCN.
D. thế kỉ VIII - VII TCN.
-
Câu 39:
Tại La mã, nhà nước điển hình là
A. dân chủ chủ nô và quân chủ chuyên chế.
B. cộng hòa quý tộc và quân chủ lập hiến.
C. dân chủ cộng hòa và quân chủ lập hiến.
D. cộng hòa quý tộc và nhà nước đế chế.
-
Câu 40:
Trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại, tầng lớp nào có thế lực về chính trị và kinh tế?
A. Bình dân.
B. Nô lệ.
C. Chủ nô.
D. Nông nô.