Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 CTST năm 2022-2023
Trường THPT Ngô Quyền
-
Câu 1:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học?
A. Phục dựng lại quá trình hình thành và phát triển của Sử học.
B. Giúp tri thức lịch sử trở nên chính xác, toàn diện và sâu sắc.
C. Là cơ sở khoa học của những nhận thức lịch sử của con người.
D. Là nền tảng tiếp cận duy nhất khi tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử.
-
Câu 2:
Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có mối quan hệ như thế nào?
A. Luôn tách rời và không có quan hệ qua lại.
B. Mối quan hệ gắn bó, tương hỗ lẫn nhau.
C. Mối quan hệ một chiều, không tác động qua lại.
D. Chỉ Sử học mới tác động đến các ngành khoa học.
-
Câu 3:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác?
A. Là đối tượng nghiên cứu duy nhất của các ngành.
B. Dự báo xu hướng vận động và phát triển của các ngành.
C. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành và phát triển.
D. Xác định nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.
-
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học?
A. Giúp tri thức lịch sử trở nên toàn diện và sâu sắc.
B. Giúp kết quả nghiên cứu lịch sử trở nên chính xác.
C. Tạo điều kiện giúp khoa học lịch sử đạt kết quả tốt hơn.
D. Là cơ sở hình thành nhận thức về lịch sử xã hội loài người.
-
Câu 5:
Sử liệu là gì?
A. Là tất cả những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
B. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
C. Là những tài liệu để nghiên cứu và tái hiện lịch sử.
D. Là những dấu vết của các loài sinh vật trên Trái Đất.
-
Câu 6:
Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị thông tin, sử liệu được chia thành những loại nào?
A. Sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp.
B. Sử liệu thành văn và sử liệu hiện vật.
C. Sử liệu truyền miệng và sử liệu hiện vật.
D. Sử liệu đa phương tiện và sử liệu viết.
-
Câu 7:
Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu không bao gồm nhóm nào sau đây?
A. Sử liệu thành văn.
B. Sử liệu gốc.
C. Sử liệu truyền miệng.
D. Sử liệu hiện vật.
-
Câu 8:
Rìu tay Núi Đọ (Thanh Hóa) thuộc loại hình sử liệu nào?
A. Sử liệu truyền miệng.
B. Sử liệu đa phương tiện.
C. Sử liệu thành văn.
D. Sử liệu hiện vật.
-
Câu 9:
Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của con người?
A. Giúp con người tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ.
B. Là yếu tố quyết định đến tương lai của con người.
C. Giúp con người dự báo chính xác về tương lai.
D. Giúp con người kế thừa mọi yếu tố trong quá khứ.
-
Câu 10:
Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
A. Tri thức lịch sử ở nhà trường không có ý nghĩa đối với đời sống.
B. Hiện thực lịch sử của loài người có thể thay đổi theo thời gian.
C. Nhận thức về lịch sử không bao giờ thay đổi theo thời gian.
D. Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất rộng lớn và đa dạng.
-
Câu 11:
Một trong những lợi ích của việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời là
A. giúp con người cập nhật và mở rộng tri thức.
B. tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.
C. giúp con người phát triển về cả thể chất và trí óc.
D. làm phong phú và đa dạng quá khứ của loài người.
-
Câu 12:
Nội dung nào sau đây không phải là lí do cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
A. Nhận thức về lịch sử có nhiều chuyển biến mới theo thời gian.
B. Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài.
C. Giúp con người tác động và thay đổi quá khứ xã hội loài người.
D. Giúp mỗi người cập nhật, mở rộng tri thức, hoàn thiện kĩ năng.
-
Câu 13:
Tổ chức nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị của các di sản trên thế giới?
A. EU.
B. UN.
C. APEC.
D. UNESCO.
-
Câu 14:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Cung cấp mọi kiến thức chuyên môn của ngành.
B. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo.
C. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa.
D. Lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, thiên nhiên.
-
Câu 15:
Nội dung nào sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?
A. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học.
B. Cung cấp tư liệu giúp Sử học khôi phục bức tranh quá khứ một cách đầy đủ, chính xác.
C. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất phục vụ công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử.
D. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học.
-
Câu 16:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Quan hệ gắn bó, tác động qua lại.
B. Tách rời, không liên quan đến nhau.
C. Chỉ Sử học tác động đến công nghiệp văn hóa.
D. Chỉ công nghiệp văn hóa tác động đến Sử học.
-
Câu 17:
Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa văn hóa và văn minh?
A. Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra.
B. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
C. Chỉ là những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra.
D. Là toàn bộ giá trị vật chất của loài người từ khi xuất hiện đến nay.
-
Câu 18:
Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là
A. Ấn Độ, Trung Hoa, A-rập và Ai Cập.
B. Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà và La Mã.
C. Hy Lạp, La Mã, Lưỡng Hà và Ấn Độ.
D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa.
-
Câu 19:
Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là
A. Ấn Độ và Trung Hoa.
B. Hy Lạp và La Mã.
C. Ai Cập và Lưỡng Hà.
D. Ấn Độ và La Mã.
-
Câu 20:
Các nền văn minh cổ đại phương Đông đều được hình thành ở
A. những vùng cao nguyên.
B. các vũng vịnh ven biển.
C. lưu vực các con sông lớn.
D. vùng đồng bằng ven biển.
-
Câu 21:
Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là
A. Thiên tử.
B. pha-ra-ông.
C. tăng lữ.
D. quý tộc.
-
Câu 22:
Vào thiên niên kỉ IV TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu nào sau đây?
A. Trị thủy, làm thủy lợi.
B. Thống nhất lãnh thổ.
C. Chống giặc ngoại xâm.
D. Mở rộng buôn bán.
-
Câu 23:
Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là
A. chữ Hán.
B. chữ La-tinh.
C. chữ hình nêm.
D. chữ tượng hình.
-
Câu 24:
Nguyên liệu làm giấy viết của người Ai Cập cổ đại chủ yếu được làm từ
A. vỏ cây pa-pi-rút.
B. đất sét ướt.
C. mai rùa.
D. vỏ cây tre.
-
Câu 25:
Loại hình văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Đường là
A. sử thi.
B. thơ.
C. kinh kịch.
D. tiểu thuyết.
-
Câu 26:
Cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước ở Trung Quốc dưới thời Đường có tên gọi là
A. Nội các.
B. Sử quán.
C. Hàn lâm viện.
D. Quốc tử giám.
-
Câu 27:
Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là
A. Hoa Đà.
B. Tư Mã Thiên.
C. Tổ Xung Chi.
D. Tư Mã Quang.
-
Câu 28:
Bốn phát minh quan trọng về kĩ thuật của người Trung Quốc là
A. kĩ thuật vẽ bản đồ, làm la bàn, thuốc súng và giấy.
B. kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn.
C. kĩ thuật làm giấy, làm cánh buồm, thuốc súng và la bàn.
D. kĩ thuật đóng tàu, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn.
-
Câu 29:
Chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ là
A. chữ Hin-đi.
B. chữ Nôm.
C. chữ Bra-mi.
D. chữ La-tinh.
-
Câu 30:
Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời kì cổ đại là
A. Sa-ki-a Mu-ni và Vê-đa.
B. Tai-giơ Ma-han và La Ki-la.
C. Ra-ma-y-a-na và Kha-giu-ra-hô.
D. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
-
Câu 31:
Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ?
A. Đạo giáo và Hồi giáo.
B. Hồi giáo và Ki-tô giáo.
C. Phật giáo và Hin-đu giáo.
D. Nho giáo và Phật giáo.
-
Câu 32:
Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là
A. Bà La Môn giáo.
B. Hin-đu giáo.
C. Phật giáo.
D. Hồi giáo.
-
Câu 33:
Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là
A. quý tộc và nô lệ.
B. chủ nô và nô lệ.
C. địa chủ và nông dân.
D. lãnh chúa và nông nô.
-
Câu 34:
Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là
A. sự kế thừa những thành tựu văn minh phương Đông.
B. sự tồn tại của thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế.
C. sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.
D. sự tồn tại của hai giai cấp lãnh chúa và nông nô.
-
Câu 35:
Hệ thống chữ La-tinh là thành tựu sáng tạo của cư dân quốc gia cổ đại nào?
A. Cư dân La Mã cổ đại.
B. Cư dân Ấn Độ cổ đại.
C. Cư dân Hy Lạp cổ đại.
D. Cư dân A-rập cổ đại.
-
Câu 36:
Hệ thống chữ số La Mã ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng là cống hiến lớn của cư dân quốc gia cổ đại nào?
A. Cư dân Hy Lạp cổ đại.
B. Cư dân La Mã cổ đại.
C. Cư dân Ai Cập cổ đại.
D. Cư dân Trung Quốc cổ đại.
-
Câu 37:
Đôn Ki-hô-tê là tác phẩm văn học nổi tiếng của tác giả nào?
A. Ra-bơ-le.
B. Xéc-van-téc.
C. Bô-ca-xi-ô.
D. Pê-trác-ca.
-
Câu 38:
Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?
A. Đan-tê A-li-ghê-ri.
B. Uy-li-am Sếch-xpia.
C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
D. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.
-
Câu 39:
Một trong những danh hoạ kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
A. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
B. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê.
C. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.
D. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
-
Câu 40:
Nhà Thiên văn học thời kì Phục hưng nổi tiếng với thuyết Nhật tâm là
A. G. Bô-ca-xi-ô.
B. Ph. Ra-bơ-le.
C. Ph. Pê-trác-ca.
D. N. Cô-péc-ních.