Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2021-2022
Trường THPT Phan Đăng Lưu
-
Câu 1:
Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Hồi giáo Môgôn là gì?
A. Đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ.
B. Đều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa.
C. Đều là hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo.
D. Đều là hai vương triều suy vong của chế độ phong kiến Ấn Độ.
-
Câu 2:
Thế kỉ X – XII, ở khu vực Đông Nam Á, Campuchia được gọi là
A. vương quốc phát triển nhất.
B. vương quốc hùng mạnh nhất.
C. vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất.
D. vương quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ.
-
Câu 3:
Ở vùng Địa Trung Hải loại công cụ quan trọng nhất, giúp sản xuất phát triển là gì?
A. Công cụ bằng đồng.
B. Công cụ bằng sắt.
C. Công cụ bằng kim loại.
D. Thuyền buồm vượt biển.
-
Câu 4:
Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì
A. mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm.
B. chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập.
C. có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa.
D. nhà vua có quyền lực tối, giúp việc là lãnh chúa và tăng lữ.
-
Câu 5:
Con sông gắn liền với nền văn hóa khởi nguồn của Ấn Độ là
A. sông Hằng.
B. sông Namada.
C. sông Ấn.
D. sông Gôđavari.
-
Câu 6:
Nguyên nhân sâu xa đưa đến các cuộc phát kiến địa lí là
A. sự bùng nổ về dân số.
B. đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất phát triển.
C. thỏa mãn nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới của con người.
D. con đường giao thương từ Tây Âu sang phương Đông qua Tây Á bị độc chiếm.
-
Câu 7:
Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người được gọi là
A. công xã.
B. thị tộc.
C. làng bản.
D. bộ lạc.
-
Câu 8:
Thị tộc được hình thành
A. từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ.
B. từ khi Người tinh khôn xuất hiện.
C. từ khi giai cấp và nhà nước ra đời.
D. từ khi Người tối cổ xuất hiện.
-
Câu 9:
Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở
A. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.
B. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ.
C. vùng ven biển Địa Trung Hải.
D. lưu vực các dòng sông lớn và vùng ven biển Địa Trung Hải.
-
Câu 10:
Điều kiện tự nhiên chi phối sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của Vương quốc Lào là gì?
A. Sông Mê Công.
B. Dải đồng bằng hẹp nhưng màu mỡ.
C. Dãy Trường Sơn.
D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
-
Câu 11:
Người ta nói: "Các lãnh chúa phong kiến mặc dù rất giàu có, song số đông rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ". Sở dĩ như vậy là vì?
A. Công việc của họ là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm đến học văn hóa để mở mang trí tuệ.
B. Xuất thân của họ là các quý tộc thị tộc, trình độ mọi mặt thua kém hơn hẳn so với các quý tộc, chủ nô Rôma trước đây.
C. Nền sản xuất nông nghiệp trong các lãnh địa không đòi hỏi nhiều về tri thức khoa học.
D. Nhà nước phong kiến Tây Âu không khuyến khích việc học hành thi cử.
-
Câu 12:
Quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là
A. Âu Lạc, Champa, Chân Lạp.
B. Âu Lạc, Phù Nam.
C. Âu Lạc, Champa, Phù Nam.
D. Champa, Phù Nam.
-
Câu 13:
Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào?
A. Đã đi, đứng bằng hai chân, đôi bàn tay được giải phóng.
B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
C. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.
D. Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
-
Câu 14:
Phát minh quan trọng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống người nguyên thuỷ là
A. phát minh ra cung tên.
B. phát minh ra nhà cửa.
C. phát minh ra lao.
D. phát minh ra lửa.
-
Câu 15:
“Họ sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5-7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hang”. Đó là tổ chức
A. thị tộc.
B. bộ lạc.
C. bầy người nguyên thuỷ.
D. công xã nông thôn.
-
Câu 16:
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ
A. V –IV trước công nguyên
B. IV-III trước công nguyên
C. III-II trước công nguyên
D. II-I trước công nguyên
-
Câu 17:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hình thành các thị quốc Địa Trung Hải là
A. cư dân sống tập trung ở thành thị
B. thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển
C. địa hình đất đai chia cắt, không có điều kiện tập trung đông dân cư
D. sự hình thành các trung tâm buôn bán nô lệ
-
Câu 18:
Người đầu tiên khởi xướng tư tưởng Nho học ở Trung Quốc là
A. Tuân Tử
B. Mạnh Tử
C. Lão Tử
D. Khổng Tử.
-
Câu 19:
Dưới thời nhà Đường, tôn giáo phát triển thịnh hành nhất là
A. Phật giáo
B. Nho giáo
C. Hin đu
D. Bà la môn.
-
Câu 20:
Nhà Thanh ở Trung Quốc là
A. Triều đại ngoại tộc
B. Triều đại phong kiến dân tộc
C. Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao
D. Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn
-
Câu 21:
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là
A. quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng
B. mở rộng quan hệ sang phương Tây
C. thần phục các nước phương Tây
D. gây chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai các nước xung quanh.
-
Câu 22:
Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là
A. thời Vương triều Gúp-ta
B. thời Vương triều Hác-sa
C. thời Vương triều Hồi giáo Đê-li
D. thời Vương triều Mô-gôn
-
Câu 23:
Nét đặc sắc nổi bật của thời kì Gúp-ta ở Ấn Độ là
A. đạo Phật xuất hiện và được truyền bá trong cả nước.
B. sự hoà hợp giữa đạo Phật và đạo Hinđu.
C. sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
D. sự thống nhất đất nước.
-
Câu 24:
Vương triểu Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn có nét chung giống nhau là
A. đều là những vương triều ngoại tộc
B. đều thi hành chính sách áp bức dân tộc, phân biệt tôn giáo
C. đều du nhập tôn giáo vào Ấn Độ
D. đều khuyến khích hoà hợp văn hoá.
-
Câu 25:
Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là
A. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.
B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.
C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
D. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.
-
Câu 26:
Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hình thành vào thời gian
A. từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII
B. từ thế kỉ I đến thế kỉ X
C. từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
D. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII
-
Câu 27:
Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?
A. Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời
B. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân
C. Sự xâm lược của thực dân phương Tây
D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực
-
Câu 28:
Thời cổ trung đại, nước nào sau đây đã có ảnh hưởng lớn nhất đến nền văn các nước Đông Nam Á?
A. Ấn Độ
B. Trung Quốc
C. Ai Cập
D. Hi Lạp
-
Câu 29:
Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào hiện nay vẫn còn là
A. chùa Vàng
B. Thạt Luổng
C. đền Bay-on
D. đền tháp Bu-rô-bu-đua
-
Câu 30:
Thế nào là Văn hoá Phục hưng?
A. Phục hưng tinh thần của nền văn hoá Hi Lạp, Rô-ma và sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản
B. Khôi phục lại toàn bộ nền văn hoá cổ đại
C. Khôi phục lại những gì đã mất của văn hoá
D. Phục hưng lại nền văn hoá phong kiến thời trung đại
-
Câu 31:
Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào là gì?
A. Bay-on
B. Thạt Luổng
C. Ăng co Thom
D. Ăng co Vát
-
Câu 32:
Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?
A. Giai cấp nô lệ
B. Giai cấp nông nô
C. Lãnh chúa phong kiến
D. Giai cấp nông dân tự do
-
Câu 33:
Sự hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu gắn liền với sự kiện nào?
A. Bị bộ tộc Hung-nô xâm chiếm
B. Sự suy yếu của đế quốc Rô ma
C. Các cuộc đấu tranh của nô lệ chống lại chủ nô Rô-ma
D. Quá trình xâm nhập của các bộ tộc người Giéc-man vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma
-
Câu 34:
Một trong những nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến cuộc phát triển địa lí ở thế kỉ XV-XVI?
A. Do xã hội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về kinh tế và xã hội
B. Do khoa học- kí thuật lúc này đã có những bước tiến quan trọng
C. Do nhu cầu muốn tiến hành chiến tranh xâm lược các nước
D. Do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng.
-
Câu 35:
Cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI đã đạt được kết quả ngoài mong muốn con người, đó là gì?
A. Phát hiện ra châu Mĩ
B. Phát hiện ra con đường buôn bán giữa phương Đông và phương Tây
C. Phát hiện ra châu Đại Dương
D. Phát hiện ra vùng đất mới, dân tộc mới
-
Câu 36:
Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?
A. Ấn Độ và các nước phương Đông
B. Nhật Bản và các nước phương Đông
C. Ấn Độ và các nước phương Tây
D. Trung Quốc và các nước phương Đông
-
Câu 37:
Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm có những giai cấp cơ bản nào?
A. Giai cấp nông nô
B. Lãnh chúa và nông nô
C. Lãnh chúa và nông dân tự do
D. Địa chủ và nông dân
-
Câu 38:
Văn hoá phục hưng đã đề cao vấn đề gì?
A. Khoa học- xã hội nhân văn
B. Khoa học kĩ thuật
C. Giá trị con người và tự do cá nhân
D. Tôn giáo
-
Câu 39:
Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?
A. Mỗi lãnh địa có một khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có ruộng đất, ao, hồ, rừng rú, sông đầm, bãi hoang…. để cho nông nô sản xuất.
B. Tất cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa.
C. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt hết sức dã man.
D. Đất khầu phần được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.
-
Câu 40:
Dưới ách áp bức, bóc lột của lãnh chúa phong kiến, nông nô đã làm gì?
A. Đốt cháy kho tàng của lãnh chúa
B. Bỏ trốn vào rừng
C. Nhẫn nhục chịu đựng
D. Thường xuyên đấu tranh chống lãnh chúa bằng nhiều hình thức khác nhau