Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ
-
Câu 1:
Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hoá, khoa học thiên tài, người ta thường gọi là?
A. Đó là “những con người thông minh”
B. Đó là “những con người vĩ đại’’
C. Đó là “những con người khổng lồ”
D. “Đó là những con người xuất chúng”
-
Câu 2:
Thời kì phát triển của Vương quốc Cam- pu- chia còn gọi là thời kì gì?
A. Thời kì Ăng-co.
B. Thời kì hoàng kim
C. Thời kì Bay-on
D. Thời kì thình đạt
-
Câu 3:
Đế quốc Rô-ma hùng cứ một thời, đến năm 476 bị bộ tộc nào xâm chiếm?
A. Bị bộ tộc Hung-nô xâm chiếm
B. Bị bộ tộc Giéc-man xâm và Hung –nô xâm chiếm
C. Bị bộ tộc Giéc-man xâm chiếm
D. Bị bộ tộc Tây Gốt xâm chiếm
-
Câu 4:
Sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của các hội chợ ở Châu Âu trung đại nhằm mục đích gì?
A. Chống lại các thế lực phong kiến
B. Bảo vệ thương hội
C. Thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển
D. Thúc đẩy hoạt động thương mại
-
Câu 5:
Nước nào là quê hương của phong trào Văn hoá phục hưng?
A. Đức
B. Pháp
C. I-ta-li-a
D. Hà Lan
-
Câu 6:
Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay
A. khoảng 6 triệu năm trước đây.
B. khoảng 4 triệu năm trước đây.
C. khoảng 4 vạn năm trước đây.
D. khoảng 1 vạn năm trước đây.
-
Câu 7:
Cư dân vùng nào biết sử dụng công cụ bằng đồng sớm nhất?
A. Cư dân Trung quốc.
B. Cư dân Tây Á và Ai Cập.
C. Cư dân Ấn Độ.
D. Cư dân Nam Âu.
-
Câu 8:
Sắt được sử dụng làm công cụ kim khí cách ngày nay
A. khoảng 5500 năm trước.
B. khoảng 4000 năm trước.
C. khoảng 3000 năm trước.
D. khoảng 2000 năm trước.
-
Câu 9:
Người tinh khôn ra đời là bước nhảy vọt thứ mấy trong lịch sử loài người?
A. Bước nhảy vọt thứ nhất.
B. Bước nhảy vọt thứ hai.
C. Bước nhảy vọt thứ ba.
D. Bước nhảy vọt thứ tư.
-
Câu 10:
Khi người tinh khôn xuất hiện đã hình thành nên các chủng tộc lớn nào?
A. Da vàng, da đen và da trắng.
B. Da vàng, da đen và da đỏ.
C. Da trắng, da đen và da đỏ.
D. Da vàng, da trắng và da đỏ.
-
Câu 11:
Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí, nhất là đồ sắt là gì?
A. Khai khẩn được đất hoang.
B. Đưa năng suất lao động tăng lên.
C. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng.
D. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa.
-
Câu 12:
Nguyên tắc vàng trong xã hội nguyên thủy là
A. sự lao động của một số người.
B. sự lao động bình đẳng giữa nam và nữ.
C. sự công bằng và bình đẳng.
D. mọi người đều phải lao động.
-
Câu 13:
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc xuất hiện tư hữu là
A. do năng suất lao động tăng lên.
B. do xuất hiện công cụ bằng kim loại.
C. do xuất hiện sản phẩm dư thừa thường xuyên.
D. do có những người chiếm hữu sản phẩm dư thừa làm của riêng.
-
Câu 14:
Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc, xã hội phân chia thành giai cấp... đó là hệ quả xã hội của việc sử dụng
A. công cụ đá mới.
B. công cụ bằng đồng đỏ.
C. công cụ bằng đồng thau.
D. công cụ bằng kim loại.
-
Câu 15:
Chế độ tư hữu xuất hiện là do
A. những người đứng đầu lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm xã hội cho riêng mình.
B. của cải dư thừa.
C. xã hội phân chia giàu nghèo.
D. gia đình mẫu hệ tan vỡ.
-
Câu 16:
Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập rất giỏi về hình học?
A. Do nhu cầu đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình kiến trúc.
B. Do nhu cầu đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân.
C. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua.
D. Phải tính toán trong quá trình xây dựng các công trình kiến trúc.
-
Câu 17:
Trong thời phong kiến, Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng nào từ Trung Quốc?
A. Đạo giáo.
B. Hinđu giáo.
C. Nho giáo.
D. Phật giáo.
-
Câu 18:
Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được gọi là các "quốc gia phong kiến dân tộc" vì
A. cho phép một bộ tộc đông nhất đàn áp, thống trị các bộ tộc khác.
B. chọn ngôn ngữ của một bộ tộc làm ngôn ngữ chính.
C. lấy một bộ tộc đông nhất và phát triển nhất làm nòng cốt.
D. có một bộ tộc phát triển nhất chi phối các bộ tộc khác.
-
Câu 19:
Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ:
A. Quý tộc và tăng lữ.
B. Quan lại, quý tộc, tăng lữ.
C. Giai cấp tư sản giàu có.
D. Quan lại và một số nông dân giàu có.
-
Câu 20:
Ở Trung Quốc, Nho giáo là một trường phái tư tưởng xuất hiện vào thời kì nào? Do ai sáng lập?
A. Thời phong kiến Tần - Hán, do Khổng Tử sáng lập.
B. Thời cổ đại, do Khổng Minh sáng lập.
C. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, do Mạnh Tử sáng lập.
D. Thời cổ đại, do Khổng Tử sáng lập.
-
Câu 21:
Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào thời nhà nào?
A. Thời nhà Tống
B. Thời nhà Đường
C. Thời nhà Tần
D. Thời nhà Hán
-
Câu 22:
Phật giáo được truyền bá rộng khắp dưới thời vua nào của ấn Độ?
A. A-sô-ca
B. A-cơ-ba
C. Bim-bi-sa-ra
D. Gup-ta
-
Câu 23:
Yếu tố nào sau đây của văn hóa Việt Nam không chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ?
A. Chữ viết.
B. Giáo dục.
C. Kiến trúc.
D. Tôn giáo.
-
Câu 24:
Vương triều Gup-ta có bao nhiêu đời vua? Trải qua bao nhiêu năm ?
A. 9 đời vua - 150 năm
B. 8 đời vua - 140 năm
C. 10 đời vua - 150 năm
D. 7 đời vua - 120 năm
-
Câu 25:
Điểm chung dẫn tới sự ra đời sớm của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
A. Sự gắn kết giữa các công xã để phát triển kinh tế.
B. Sự gắn kết giữa các công xã để trị thủy.
C. Sự gắn kết giữa các công xã để chống ngoại xâm.
D. Sự gắn kết giữa các công xã để săn bắt, hái lượm.
-
Câu 26:
Trong bốn thần chủ yếu mà người ấn Độ thờ, thần Bra-ma gọi là thần gì?
A. Thần Tàn phá
B. Thần Bảo hộ
C. Thần Sấm sét
D. Thần Sáng tạo thế giới
-
Câu 27:
Để chứng tỏ quyền lực, ý muốn của mình, các ông vua cuối triều đại Mô-gôn ở Ấn Độ đã
A. xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
B. tăng cường quân sự tiến hành chiến tranh xâm lược.
C. xây dựng một chính quyền mạnh dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc.
D. cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc.
-
Câu 28:
Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là gì?
A. ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia.
B. ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia.
C. ở Địa Trung Hải nhiều quốc gia có thành thị.
D. ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị.
-
Câu 29:
Vương triều Hồi giáo Đê-li do người gốc ở đâu lập nên?
A. Người Hồi giáo gốc Trung Á
B. Người Mông Cổ
C. Người Ấn Độ
D. Người Trung Quốc
-
Câu 30:
Trong các quốc gia cổ đại phương Đông: Trung Quốc, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ai Cập, quốc gia nào được hình thành sớm nhất?
A. Ân Độ.
B. Ai Cập
C. Trung Quốc
D. Lưỡng Hà.
-
Câu 31:
Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào?
A. Nhà Hạ.
B. Nhà Tần.
C. Nhà Hán.
D. Nhà Chu.
-
Câu 32:
Dưới thời vua nào, nước Lan Xang chia thành 7 tỉnh?
A. Khún Bo-lom
B. Chậu A Nụ
C. Xu-li-nha Vông-xa
D. Pha Ngừm
-
Câu 33:
Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn Độ?
A. Tôn giáo (Phật giáo và Hinđu giáo).
B. Chữ viết, đặc biệt là Chữ Phạn.
C. Phổ biến công trình kiến trúc Nho giáo.
D. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, tượng Phật.
-
Câu 34:
Trong các thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc
A. Yếu và phục tùng các nước khác.
B. mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
C. mạnh và chinh phục Trung Quốc.
D. mạnh nhất khu vục Đông Nam Á.
-
Câu 35:
Người Hi Lạp và Rô-ma đã đưa các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở đâu?
A. Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải
B. Khắp thế giới.
C. Khắp Trung Quốc và ấn Độ
D. Khắp các nước phương Đông.
-
Câu 36:
Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á hình thành vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ I – X sau công nguyên.
B. Thế kỉ I – X trước công nguyên.
C. Thế kỉ X – XII sau công nguyên.
D. Thế kỉ XV – XVII sau công nguyên.
-
Câu 37:
Cơ sở quan trọng nhất cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia cổ ở Đông Nam Á là
A. Sự phát triển về kinh tế.
B. Sự phân tán về mặt lãnh thổ.
C. Sự tấn công của các thế lực ngoại xâm.
D. Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
-
Câu 38:
Đặc điểm của các quốc gia phong kiến “dân tộc” Đông Nam Á là
A. lấy nhiều bộ tộc có cùng văn hóa làm nền tảng.
B. lấy một bộ tộc đông, phát triển làm nòng cốt.
C. hình thành trên cơ sở đoàn kết các dân tộc.
D. quốc gia có đa dân tộc.
-
Câu 39:
Nét chung về điều kiện tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á là
A. có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm.
B. tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển.
C. địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới.
D. có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn.
-
Câu 40:
Ý nào không phản ánh đúng cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?
A. Công cụ bằng kim loại xuất hiện.
B. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa.
C. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc chuyên làm nghề buôn bán đường biển.
D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.