Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2021-2022
Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm
-
Câu 1:
Người tối cổ đã có phát minh lớn nào?
A. Biết giữ lửa trong tự nhiên
B. Biết taọ ra lửa
C. Biết chế tạo nhạc cụ
D. Biết chế tạo trang sức
-
Câu 2:
Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?
A. Con người đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.
B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.
C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
D. Con người đã biết sử dụng kim loại.
-
Câu 3:
Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là
A. lưới đánh cá.
B. làm đồ gốm.
C. cung tên.
D. đá mài sắc, gọn.
-
Câu 4:
Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là
A. khai khẩn được đất hoang.
B. đưa năng suất lao động tăng lên.
C. sản xuất đủ nuôi sống xã hội.
D. tạo ra sản phẩm thừa thường xuyên làm biến đổi xã hội.
-
Câu 5:
Hệ quả nào sau đây không phải do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra?
A. Xuất hiện tư hữu.
B. Xuất hiện giai cấp.
C. Xuất hiện phân hóa giàu nghèo.
D. Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa.
-
Câu 6:
Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân hóa giàu-nghèo...là những hệ quả của việc sử dụng
A. công cụ đá mới.
B. công cụ bằng kim loại.
C. công cụ bằng đồng.
D. công cụ bằng sắt.
-
Câu 7:
Trong buổi đầu của thời đại kim khí, kim loại con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ là
A. đồng thau-đồng đỏ-sắt.
B. đồng đỏ-đồng thau-sắt.
C. đồng đỏ-kẽm-sắt.
D. kẽm-đồng đỏ-sắt.
-
Câu 8:
Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và giữ vị trí quan trọng nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp
C. Thương nghiệp
D. Giao thông vận tải
-
Câu 9:
Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã?
A. Trồng lúa nước
B. Trị thủy
C. Chăn nuôi
D. Làm nghề thủ công
-
Câu 10:
Các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Tây là
A. Quý tộc, nông dân, nô lệ.
B. Chủ nô, quý tộc, nông dân công xã.
C. Chủ nô, bình dân, nô lệ.
D. Quý tộc, dân thành thị, nô lệ.
-
Câu 11:
Con sông nào được xem là nơi khởi nguồn của nền văn hóa Ấn Độ?
A. Sông Ấn
B. Sông Hằng
C. Sông Gôđavari
D. Sông Namada
-
Câu 12:
Đầu Công nguyên, vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ, mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là
A. Vương triều Asôca
B. Vương triều Gúpta
C. Vương triều Hácsa
D. Vương triều Hậu Gúpta
-
Câu 13:
Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là
A. Thời kì Magađa (khoảng 500 năm TCN đến thế kỉ III)
B. Thời kì Gúpta (319 – 606) đến thời kì Magađa (thế kỉ VII)
C. Thời kì Hácsa (606 – 647) đến thời kì Magađa (thế kỉ VIII)
D. Thời kì Asôca qua thời Gúpta đến thời Hácsa (từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ VII)
-
Câu 14:
Người sáng lập nên đạo Phật ở Ấn Độ là
A. Bimbisara
B. Asôca
C. Sít-đác-ta (Sakya Muni).
D. Gúpta
-
Câu 15:
Đạo Phật được truyền bá rộng khắp Ấn Độ từ thời kì nào?
A. Thời vua Bimbisara
B. Thời vua Asôca
C. Vương triều Gúpta
D. Vương triều Hácsa
-
Câu 16:
Vương triều Gúpta có vai trò to lớn trong việc thống nhất Ấn Độ, ngoại trừ
A. Tổ chức các cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ đất nước Ấn Độ
B. Thống nhất miền Bắc Ấn Độ
C. Thống nhất gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ
D. Thống nhất giữa các vùng, miền ở Ấn Độ về mặt tôn giáo
-
Câu 17:
Loại văn tự phát triển sớm nhất ở Ấn Độ là
A. Chữ Brahmi – chữ Phạn
B. Chữ Brahmi – chữ Pali
C. Chữ Phạn và kí tự Latinh
D. Chữ Pali và kí tự Latinh
-
Câu 18:
Ý nghĩa quan trọng nhất của sự hình thành và phát triển sớm ngôn ngữ, văn tự ở Ấn Độ là gì
A. Chứng tỏ nền văn minh lâu đời ở Ấn Độ
B. Tạo điều kiện cho một nên văn học cổ phát triển rực rỡ
C. Tạo điều kiện chuyển tải và truyền bá văn học văn hóa ở Ấn Độ
D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển
-
Câu 19:
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển của kinh tế văn hóa Ấn Độ thời cổ, trung đại là
A. Lãnh thổ như hình “tam giác ngược”, hai phía giáp biển
B. Lãnh thổ bị ngăn cách nhau đáng kể giữa Đông và Tây, Nam và Bắc
C. Miền Bắc bằng phẳng do sự bồi đắp của hai con sông lớn
D. Ấn Độ như một “tiểu lục địa” bị ngăn cách với lục địa châu Á bởi dãy núi cao nhất thế giới
-
Câu 20:
Công trình kiến trúc ở Việt Nam ảnh hưởng từ văn hóa truyền thống Ấn Độ là
A. Chùa Một Cột
B. Ngọ Môn (Huế).
C. tháp Phổ Minh
D. tháp Chăm.
-
Câu 21:
Nhân tố nào sau đây được coi là điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của cư dân Đông Nam Á?
A. lãnh thổ rộng, chia cắt bởi những dãy núi.
B. gió theo mùa kèm theo mưa nhiều.
C. lãnh thổ hẹp, chia cắt bởi rừng nhiệt đới, biển.
D. có nhiều thảo nguyên mệnh mông và rộng lớn.
-
Câu 22:
Ngành sản xuất chính của cư dân Đông Nam Á là
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Thương nghiệp.
-
Câu 23:
Hầu hết các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á được hình thành trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau công nguyên tập trung ở khu vực
A. phía bắc Đông Nam Á.
B. trung tâm Đông Nam Á.
C. phía nam Đông Nam Á.
D. phía đông Đông Nam Á.
-
Câu 24:
Sự kiện nào đóng vai trò mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma?
A. Vương quốc Pa-gan mạnh lên và tiến hành thống nhất lãnh thổ.
B. Dòng vua Gia-va mạnh lên, chinh phục được Xu-ma-tơ-ra.
C. Sự giúp đỡ của Đại Việt đối với Mi-an-ma.
D. Tiềm lực kinh tế mạnh của vương quốc Mi-an-ma.
-
Câu 25:
Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái trong thời gian nào?
A. nửa sau thế kỉ XVII.
B. nửa sau thế kỉ XVIII.
C. nửa đầu thế kỉ XVII.
D. nửa đầu thế kỉ XVIII.
-
Câu 26:
Nhân tố nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á thời kì phong kiến?
A. Sự phát triển của các ngành kinh tế.
B. Tác động về kinh tế của các thương nhân Ấn.
C. Ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Ấn Độ.
D. Sự chinh phục các bộ lạc của tộc người Hán.
-
Câu 27:
Nhân tố nào sau đây tạo nền tảng cho sự hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh ở Đông Nam Á?
A. Sự sụp đổ của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
B. Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á nhỏ, phân tán trên đia bàn hẹp.
C. Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á sông chia rẽ, phân tán.
D. Nhiều quốc gia cổ Đông Nam Á có sự tranh chấp lẫn nhau.
-
Câu 28:
Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?
A. Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời
B. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân
C. Sự xâm lược của thực dân phương Tây
D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực
-
Câu 29:
Quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là
A. Âu Lạc, Champa, Phù Nam.
B. Champa, Phù Nam, Pa-gan.
C. Âu Lạc, Champa, Chân Lạp.
D. Âu Lạc, Phù Nam, Pa-gan.
-
Câu 30:
Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được gọi là các "quốc gia phong kiến dân tộc" vì
A. cho phép một bộ tộc đông nhất đàn áp, thống trị các bộ tộc khác.
B. chọn ngôn ngữ của một bộ tộc làm ngôn ngữ chính.
C. lấy một bộ tộc đông nhất và phát triển nhất làm nòng cốt.
D. có một bộ tộc phát triển nhất chi phối các bộ tộc khác.
-
Câu 31:
Sự kiện nào đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu?
A. Đế quốc Rô-ma bị người Giecman xâm chiếm.
B. Đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng.
C. Các thành thị trung đại được hình thành.
D. Cuộc đấu tranh của nô lệ phát triển mạnh mẽ.
-
Câu 32:
Những tầng lớp nào được hình thành ở các vương quốc phong kiến Tây Âu mang trong mình đặc quyền và rất giàu có?
A. quý tộc vũ sĩ, quan lại, thương nhân giàu có.
B. quý tộc vũ sĩ, quý tộc tăng lữ, chủ nô.
C. quan lai, quý tộc tăng lữ, thị dân.
D. quý tộc vũ sĩ, quan lại, quý tộc tăng lữ.
-
Câu 33:
Quyền “miễn trừ” mà nhà vua trao cho lãnh chúa là
A. Nhà vua không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn
B. Quyền không phải đóng thuế của một số lãnh chúa lớn
C. Quyền không phải quỳ lạy mỗi khi yết kiến nhà vua của một số lãnh chúa lớn
D. Quyền miễn đóng góp về mặt quân sự mỗi khi có chiến tranh của một số lãnh chúa
-
Câu 34:
Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành khi xuất hiện quan hệ bóc lột giữa
A. lãnh chúa - nông nô.
B. chủ nô - nô lệ.
C. địa chủ - nông dân.
D. tư bản - công nhân.
-
Câu 35:
Người Giéc-man không thực hiện hành động nào sau đây khi vào lãnh thổ Rô-ma?
A. thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.
B. thành lập vương quốc Phơ-răng, Ăng-glô Xắc-xông.
C. chiếm ruộng đất của người Rô-ma cũ chia cho nhau.
D. thành lập nên các thành thị trung đại.
-
Câu 36:
Người Giec-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm đế quốc Ro-ma chứng tỏ điều gì?
A. Sự thắng thế của hình thái kinh tế - xã hội thấp hơn.
B. Sự thắng thế của hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.
C. Sự thua cuộc của hình thái kinh tế - xã hội cao nhất.
D. Sự thua cuộc của hình thái kinh tế - xã hội thấp nhất.
-
Câu 37:
Biểu hiện nào sau đây không phải đặc trưng của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?
A. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập
B. Vua không có quyền can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn
C. Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lớn
D. Vua chỉ là tổng tư lệnh tối cao về quân sự
-
Câu 38:
Nội dung nào sau đây phản ánh tác động của thành thị trung đại đối với văn hóa - giáo dục Tây Âu?
A. mang không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người.
B. hình thành phong trào cải cách giáo dục mạnh mẽ.
C. tạo tiền đề cho sự phát triển của chủ nghĩa tự do cá nhân.
D. thành lập được nhiều thương đoàn để trao đổi, buôn bán.
-
Câu 39:
Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là gì?
A. ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia.
B. ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia.
C. ở Địa Trung Hải nhiều quốc gia có thành thị.
D. ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị.
-
Câu 40:
Vào khoảng thời gian nào cư dân Đại Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?
A. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN
B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN
C. Khoảng thiên niên kỉ I TCN
D. Khoảng thiên niên kỉ III TCN