Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
-
Câu 1:
Thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất của cư dân cổ đại phương Đông là
A. kiến trúc.
B. lịch và thiên văn học.
C. toán học.
D. chữ viết.
-
Câu 2:
Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông cổ đại được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?
A. Thành thị cổ Ha-rap-pa.
B. Kim tự tháp Ai Cập.
C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon.
D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
-
Câu 3:
Nguyên liệu nào sau đây không được cư dân phương Đông cổ đại dùng để viết chữ?
A. Giấy Pa-pi-rút
B. Đất sét
C. Mai rùa
D. Vỏ cây
-
Câu 4:
Quá trình cải biến chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông diễn ra lần lượt
A. chữ tượng hình→chữ tượng thanh→chữ tượng ý
B. chữ tượng hình→chữ tượng ý→chữ tượng thanh
C. chữ tượng ý→chữ tượng hình→chữ tượng thanh
D. chữ tượng thanh→chữ tượng ý→chữ tượng hình
-
Câu 5:
Nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây được quyết định bởi
A. đặc điểm dân cư.
B. đặc điểm chủng tộc.
C. đặc điểm chính trị.
D. đặc điểm tự nhiên.
-
Câu 6:
Do đâu cư dân phương Đông thời cổ đại sống quần tụ với nhau thành các liên minh công xã?
A. Do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi.
B. Do nhu cầu chống thú dữ.
C. Do nhu cầu xây dựng.
D. Do nhu cầu chống ngoại xâm.
-
Câu 7:
Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?
A. Dân chủ cho tất cả mọi người.
B. Dân chủ cho quý tộc.
C. Dân chủ cho chủ nô.
D. Dân chủ cho tăng lữ.
-
Câu 8:
Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại ở phương Đông, cư dân nước nào thành thạo về số học? Vì sao?
A. Trung Quốc-vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
B. Ai Cập-vì phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp.
C. Lưỡng Hà-vì phải đi buôn bán.
D. Ấn Độ- vì phải tính thuế.
-
Câu 9:
Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là
A. nông dân tự canh.
B. nông dân lĩnh canh.
C. nông dân làm thuê.
D. nông nô.
-
Câu 10:
Ý nghĩa của cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần
A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.
B. tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.
C. tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.
D. chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.
-
Câu 11:
Những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn gắn liền với sự truyền bá đạo Phật ở Ấn Độ là
A. Chùa
B. Chùa hang
C. Tượng Phật
D. Đền
-
Câu 12:
Đạo Hinđu - một tôn giáo lớn ở Ấn Độ đã được hình thành trên cơ sở nào
A. Giáo lí của đạo Phật
B. Những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ
C. Giáo lí của đạo Hồi
D. Văn hóa truyền thống Ấn Độ
-
Câu 13:
Các ngôi đền bằng đá đồ sộ, hình chóp núi được xây dựng ở Ấn Độ để
A. Thờ Phật
B. Thờ Linh vật
C. Thờ thần
D. Thờ đấng cứu thế
-
Câu 14:
Đạo Hinđu ở Ấn Độ tôn thờ
A. Chủ yếu 4 vị thần: Brama, Siva, Visnu và Inđra.
B. 4 vị thần: Brama, Siva, Visnu và Inđra.
C. 2 vị thần: Brama và Siva.
D. Đa thần, không đếm xuể.
-
Câu 15:
Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ là
A. Bắc Á
B. Tây Á
C. Đông Nam Á
D. Trung Á
-
Câu 16:
Ý nào không phản ánh đúng nét nổi bật văn hóa truyền thống Ấn Độ thời kì định hình và phát triển là gì?
A. Sản sinh ra hai tôn giáo lớn của thế giới (Phật giáo, Hinđu giáo)
B. Chữ viết xuất hiện và sớm hoàn thiện tạo điều kiện cho một nên văn học cổ phát triển rực rỡ
C. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển, gắn chặt với tôn giáo
D. Xuất hiện sự giao lưu của văn hóa truyền thống Ấn Độ và các nền văn hóa từ phương Tây
-
Câu 17:
Các quốc gia phong kiến dân tộc được hình thành ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X lấy nhân tố nào làm nòng cốt?
A. một liên minh các bộ lạc.
B. một bộ tộc đông và phát triển nhất.
C. một liên minh các thị tộc.
D. một bộ tộc hiếu chiến nhất.
-
Câu 18:
Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển trong khoảng thời gian nào?
A. Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII.
B. Từ nửa đầu thế kỉ X đến nửa sau thế kỉ XVIII.
C. Từ giữa thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XIX.
D. Từ giữa thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII.
-
Câu 19:
Ở Đông Nam Á trồng chủ yếu loại cây lương thực nào?
A. Lúa nước
B. Lúa mì, lúa mạch
C. Ngô
D. Ngô, kê
-
Câu 20:
Nội dung nào sau đây không minh chứng cho sự phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII?
A. Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít.
B. Người Thái di cư từ thượng nguồn sông Mê Kông xuống phía nam lập ra Su-khô-thay (Thái Lan).
C. Sự hình thành quốc gia Đại Việt, Champa, Pagan (Mianma) ở lưu vực sông I-ra-oa-đi.
D. Sự hình thành Vương quốc Cham-pa ở Trung Bộ Việt Nam, Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Kông.
-
Câu 21:
Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?
A. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển, tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc.
B. Công cụ bằng kim loại xuất hiện giúp tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống con người.
C. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa, đặc biệt là nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.
-
Câu 22:
Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là:
A. Mùa khô và mùa hanh.
B. Mùa thu và mùa hạ.
C. Mùa khô và mùa mưa.
D. Mùa đông và mùa xuân.
-
Câu 23:
Nông nô sinh sống trong lãnh địa nhưng có quan tâm đến sản xuất do
A. Được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng.
B. Được toàn quyền buôn bán ruộng đất mình quản lí.
C. Được chia khẩu phần cùng lãnh chúa.
D. Được tự do trao đổi buôn bán ngoài lãnh địa.
-
Câu 24:
Cư dân chủ yếu của thành thị trung đại Tây Âu bao gồm
A. Thợ thủ công, thương nhân
B. Thợ thủ công, nông dân
C. Lãnh chúa, quý tộc
D. Lãnh chúa, thợ thủ công
-
Câu 25:
Nét nổi bật của nền sản xuất ở Tây Âu trong thế kỉ XI là gì?
A. Thủ công nghiệp rất phát triển các công trường thủ công ra đời
B. Máy móc bắt đầu được sử dụng trong các công xưởng
C. Sản phẩm không bị đóng kín trong lãnh địa mà đem bán ra thì trường
D. Trong sản xuất đã hình thành quan hệ chủ - nợ
-
Câu 26:
Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì?
A. Sản xuất có những tiến bộ đáng kể: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ
B. Nông dân sản xuất ra được mọi thứ cân dùng trong lãnh địa
C. Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc
D. Chỉ mua sắt, muối và sa xỉ phẩm từ bên ngoài lãnh địa
-
Câu 27:
Ý nào sau đây không phản ánh đúng thân phận của nông nô trong xã hội phong kiến Tây Âu?
A. Được coi như những công cụ biết nói
B. Không có ruộng đất và phải nhận ruộng của lãnh chúa
C. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa
D. Phải nộp tô, thuế rất nặng cho lãnh chúa
-
Câu 28:
Tại sao nói: “Các lãnh chúa phong kiến mặc dù rất giàu có, song số đông rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ”?
A. Nền sản xuất nông nghiệp trong các lãnh địa không đòi hỏi nhiều về tri thức khoa học
B. Xuất thân của họ là các quý tộc thị tộc, trình độ mọi mặt thua kém hơn hẳn so với các quý tộc, chủ nô Rôma trước đây
C. Công việc của họ là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm đến học văn hóa để mở mang trí tuệ
D. Nhà nước phong kiến Tây Âu không khuyến khích việc học hành thi cử
-
Câu 29:
Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào?
A. Tần
B. Hán
C. Sở
D. Triệu
-
Câu 30:
Dưới tiều Tần, nông dân được phân hóa thành các bộ phận chính nào?
A. giai cấp địa chủ, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.
B. nông dân lĩnh canh, nông dân tự canh, tư sản dân tộc.
C. phú nông, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.
D. phú nông, nông dân lĩnh canh, tiểu tư sản trí thức.
-
Câu 31:
Vua Tần xưng là
A. Vương
B. Hoàng đế
C. Đại đế
D. Thiên tử
-
Câu 32:
Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước dưới triều Tần là
A. Thừa tướng và Thái úy
B. Tể tướng và Thái úy
C. Tể tưởng và Thừa tướng
D. Thái úy và Thái thú
-
Câu 33:
Hoàng đế Trung Hoa dưới triều Tần chia đất nước thành
A. Phủ, huyện
B. Quận huyện
C. Tỉnh, huyện
D. Tỉnh đạo
-
Câu 34:
Xương hóa thạch của loài vượn cổ được tìm thấy ở đâu?
A. Đông Phi, Tây Á, Bắc Á.
B. Đông Phi, Tây Á, Việt Nam.
C. Đông Phi, Việt Nam, Trung Quốc.
D. Tây Á, Trung Á, Bắc Mĩ.
-
Câu 35:
Di cốt của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
A. Đông Phi, Trung Quốc, Bắc Âu.
B. Đông Phi, Tây Á, Bắc Âu.
C. Đông Phi, Giava, Bắc Kinh.
D. Tây Á, Trung Quốc, Bắc Âu.
-
Câu 36:
Người tối cổ đã tạo ra công cụ lao động như thế nào?
A. Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.
B. Ghè, đẽo một mặt mảnh đá hay hòn cuội.
C. Ghè đẽo, mài một mặt mảnh đá hay hòn cuội.
D. Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.
-
Câu 37:
Đến thời điểm nào thì Người tối cổ trở thành Người tinh khôn?
A. Đã đi dứng thẳng bằng hai chân, hai tay đã được giải phóng.
B. Khi loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
C. Biết chế tác công cụ lao động.
D. Biết săn thú, hái quả để làm thức ăn.
-
Câu 38:
Con người có nguồn gốc từ đâu?
A. Từ một loài vượn cổ
B. Từ một loài vượn
C. Do thần thánh sáng tạo ra
D. Từ động vật
-
Câu 39:
Ý nào sau đây không phù hợp với loài vượn cổ trong quá trình tiến hóa thành người?
A. Sống cách đây 6 triệu năm.
B. Có thể đứng và đi bằng 2 chân.
C. Tay được dùng để cầm nắm.
D. Chia thành các chủng tộc lớn.
-
Câu 40:
Ý nào không phản ánh đúng sự phát triển thịnh đạt của thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Đường?
A. Các tác phường luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc
B. Các tuyến giao thông được mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất
C. “Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được thiết lập và mở mang phục vụ nhu cầu sản xuất
D. Đã thành lập các phường hội và thương hội chuyên sản xuất và buôn bán sản phẩm thủ công