Đề thi HK1 môn Tin học 12 năm 2021-2022
Trường THPT Đoàn Thượng
-
Câu 1:
Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau khi nói về mẫu hỏi?
A. Biểu thức số học được sử dụng để mô tả các trường tính toán
B. Biểu thức logic được sử dụng khi thiết lập bộ lọc cho bảng, thiết lập điều kiện lọc để tạo mẫu hỏi
C. Hằng văn bản được viết trong cặp dấu nháy đơn
D. Hàm gộp nhóm là các hàm như: SUM, AVG, MIN, MAX, COUNT
-
Câu 2:
Trong lưới QBE của cửa sổ mẫu hỏi (mẫu hỏi ở chế độ thiết kế) thì hàng Criteria có ý nghĩa gì?
A. Mô tả điều kiện để chọn các bản ghi đưa vào mẫu hỏi
B. Xác định các trường xuất hiện trong mẫu hỏi
C. Xác định các trường cần sắp xếp
D. Khai báo tên các trường được chọn
-
Câu 3:
Bảng DIEM có các trường MOT_TIET, HOC_KY. Để tìm những học sinh có điểm một tiết trên 7 và điểm thi học kỳ trên 5 , trong dòng Criteria của trường MOT_TIET, HOC_KY, biểu thức điều kiện nào sau đây là đúng:
A. MOT_TIET > 7 AND HOC_KY >5
B. [MOT_TIET] > 7 AND [HOC_KY]>5
C. [MOT_TIET] > 7 OR [HOC_KY]>5
D. [MOT_TIET] > "7" AND [HOC_KY]>"5"
-
Câu 4:
Giả sử bảng HOCSINH gồm có các trường MAHS, HOTEN, DIEM. LOP. Muốn hiển thị thông tin điểm cao nhất của mỗi lớp để sử dụng lâu dài, trong Access ta sử dụng đối tượng nào trong các đối tượng sau?
A. Reports
B. Queries
C. Forms
D. Tables
-
Câu 5:
Với báo cáo, ta không thể làm được việc gì trong những việc sau đây?
A. Chọn trường đưa vào báo cáo
B. Lọc những bản ghi thỏa mãn một điều kiện nào đó
C. Gộp nhóm dữ liệu
D. Bố trí báo cáo và chọn kiểu trình bày
-
Câu 6:
Các giải pháp cho việc bảo mật CSDL gồm có:
A. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản.
B. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản, cài đặt mật khẩu
C. Nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản.
D. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng; mã hoá thông tin và nén dữ liệu; chính sách và ý thức; lưu biên bản.
-
Câu 7:
Bảng phân quyền cho phép :
A. Phân các quyền truy cập đối với người dùng
B. Giúp người dùng xem được thông tin CSDL.
C. Giúp người quản lí xem được các đối tượng truy cập hệ thống.
D. Đếm được số lượng người truy cập hệ thống.
-
Câu 8:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ?
A. Bảng phân quyền truy cập cũng là dữ liệu của CSDL
B. Dựa trên bảng phân quyền để trao quyền truy cập khác nhau để khai thác dữ liệu cho các đối tượng người dùng khác nhau
C. Mọi người đều có thể truy cập, bổ sung và thay đổi bảng phân quyền
D. Bảng phân quyền không giới thiệu công khai cho mọi người biết
-
Câu 9:
Trong một trường THPT có xây dựng một CSDL quản lý điểm Học Sinh. Người Quản trị CSDL có phân quyền truy cập cho các đối tượng truy cập vào CSDL. Theo em cách phân quyền nào dưới đây hợp lý:
A. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung; BGH: Xem, sửa, xoá.
B. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xóa; BGH: Xem, Bổ sung.
C. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem.
D. HS: Xem, Xoá; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem, Bổ sung, sửa, xoá.
-
Câu 10:
Em hãy cho biết ý kiến nào là đúng. Trong giờ ôn tập về hệ CSDL, các bạn trong lớp thảo luận rất hăng hái. Đề cập đến vai trò của máy khách trong hệ CSDL khách-chủ, có rất nhiều bạn phát biểu:
A. Có nhiệm vụ kiểm tra quyền được truy cập vào CSDL
B. Có quyền xin được cấp phát tài nguyên
C. Không được phép quản lí các giao diện khi thực hiện các chương trình ứng dụng khai thác CSDL
D. Không được phép cài đặt thêm bất kì một CSDL cá nhân nào
-
Câu 11:
CSDL đặt tại một máy, các thành phần của hệ QTCSDL tương tác với nhau tạo nên hệ thống gồm thành phần yêu cầu tài nguyên và thành phần cấp tài nguyên, có trong kiến trúc hệ CSDL nào?
A. Hệ CSDL phân tán
B. Hệ CSDL khách - chủ
C. Hệ CSDL trung tâm
D. Hệ CSDL cá nhân
-
Câu 12:
Hệ thống đăng kí và bán vé máy bay sử dụng kiến trúc hệ CSDL nào?
A. Hệ CSDL phân tán
B. Hệ CSDL khách - chủ
C. Hệ CSDL trung tâm
D. Hệ CSDL cá nhân
-
Câu 13:
CSDL phân tán là một tập hợp dữ liệu có liên quan (về …I… ) được dùng chung và phân tán về mặt …II… trên một mạng máy tính. Hãy chọn từ thích hợp điền vào hai chỗ trống.
A. I là lí thuyết; II là vật lí
B. I là logic; II là hình thức
C. I là tổ chức; II là cài đặt
D. I là logic; II là vật lí
-
Câu 14:
Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là:
A. Mô hình phân cấp
B. Mô hình dữ liệu quan hệ
C. Mô hình hướng đối tượng
D. Mô hình cơ sỡ quan hệ
-
Câu 15:
Trong mô hình quan hệ, về mặt cấu trúc thì dữ liệu được thể hiện trong các:
A. Cột (Field)
B. Hàng (Record)
C. Bảng (Table)
D. Báo cáo (Report)
-
Câu 16:
Phát biểu nào về hệ QTCSDL quan hệ là đúng?
A. Phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ
B. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ
C. Phần mềm Microsoft Access
D. Phần mềm để giải các bài toán quản lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệt
-
Câu 17:
Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai khi nói về miền?
A. Các miền của các thuộc tính khác nhau không nhất thiết phải khác nhau
B. Mỗi một thuộc tính có thể có hai miền trở lên
C. Hai thuộc tính khác nhau có thể cùng miền
D. Miền của thuộc tính họ tên thường là kiểu text
-
Câu 18:
Đặc điểm nào sau đây không là đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ?
A. Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng
B. Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức tạp
C. Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt và thứ tự các thuộc tính là quan trọng
D. Tên của các quan hệ có thể trùng nhau
-
Câu 19:
Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau khi nói về khoá chính?
A. Một bảng có thể có nhiều khoá chính
B. Mỗi bảng có ít nhất một khoá
C. Xác định khoá phụ thuộc vào quan hệ logic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị các dữ liệu
D. Nên chọn khoá chính là khoá có ít thuộc tính nhất
-
Câu 20:
Giả sử một bảng có 2 trường SOBH (số bảo hiểm) và HOTEN (họ tên) thì nên chọn trường SOBH làm khoá chính hơn vì :
A. Trường SOBH là duy nhất, trong khi đó trường HOTEN không phải là duy nhất
B. Trường SOBH là kiểu số, trong khi đó trường HOTEN không phải là kiểu số
C. Trường SOBH đứng trước trường HOTEN
D. Trường SOBH là trường ngắn hơn
-
Câu 21:
Cho các thao tác sau :
B1: Tạo bảng
B2: Đặt tên và lưu cấu trúc
B3: Chọn khóa chính cho bảng
B4: Tạo liên kết
Khi tạo lập CSDL quan hệ ta thực hiện lần lượt các bước sau:
A. B1-B3-B4-B2
B. B2-B1-B2-B4
C. B1-B3-B2-B4
D. B1-B2-B3-B4
-
Câu 22:
Thao tác nào sau đây không phải là thao tác cập nhật dữ liệu?
A. Nhập dữ liệu ban đầu
B. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp
C. Thêm bản ghi
D. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng
-
Câu 23:
Thao tác nào sau đây không là khai thác CSDL quan hệ?
A. Sắp xếp các bản ghi
B. Thêm bản ghi mới
C. Kết xuất báo cáo
D. Xem dữ liệu
-
Câu 24:
Trong Access, khi nhập dữ liệu cho bảng, giá trị của field GIOI_TINH là True. Khi đó field GIOI_TINH được xác định kiểu dữ liệu gì ?
A. Yes/No
B. Boolean
C. True/False
D. Date/Time
-
Câu 25:
Chọn kiểu dữ liệu nào cho truờng điểm “Tóan”, “Lý”,...
A. AutoNumber
B. Yes/No
C. Number
D. Currency
-
Câu 26:
Trong Access khi ta nhập dữ liệu cho trường “Ghi chú” trong CSDL (dữ liệu kiểu văn bản) mà nhiều hơn 255 kí tự thì ta cần phải định nghĩa trường đó theo kiểu nào?
A. Text
B. Currency
C. Longint
D. Memo
-
Câu 27:
Để tạo biểu mẫu ta chọn đối tượng nào trên bảng chọn đối tượng?
A. Queries
B. Forms
C. Tables
D. Reports
-
Câu 28:
Trong Access, muốn tạo biểu mẫu theo cách dùng thuật sĩ, ta chọn:
A. Create form for using Wizard
B. Create form by using Wizard
C. Create form with using Wizard
D. Create form in using Wizard
-
Câu 29:
Các thao tác thay đổi hình thức biểu mẫu, gồm:
A. Thay đổi nội dung các tiêu đề
B. Sử dụng phông chữ tiếng Việt
C. Di chuyển các trường, thay đổi kích thước trường
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 30:
Trong Access, muốn in dữ liệu ra giấy, ta thực hiện
A. Edit – Print
B. File – Print
C. Windows – Print
D. Tools – Print
-
Câu 31:
Access là hệ QT CSDL dành cho:
A. Máy tính cá nhân
B. Các mạng máy tính trong mạng toàn cầu
C. Các máy tính chạy trong mạng cục bộ
D. Cả A và C
-
Câu 32:
Hãy sắp xếp các bước sau để được một thao tác đúng khi tạo một CSDL mới?
(1) Chọn nút Create
( 2) Chọn File -> New
(3) Nhập tên cơ sở dữ liệu
(4) Chọn Blank Database
A. (2) → (4) → (3) → (1)
B. (2) → (1) → (3) → (4)
C. (1) → (2) → (3) → (4)
D. (1) → (3) → (4) → (2)
-
Câu 33:
Để định dạng, tính toán, tổng hợp và in dữ liệu, ta dùng:
A. Table
B. Form
C. Query
D. Report
-
Câu 34:
Trong Access, khi nhập dữ liệu cho bảng, giá trị của field GIOI_TINH là True. Khi đó field GIOI_TINH được xác định kiểu dữ liệu gì ?
A. Yes/No
B. Boolean
C. True/False
D. Date/Time
-
Câu 35:
Khi chọn kiểu dữ liệu cho trường THÀNH_TIỀN (bắt buộc kèm theo đơn vị tiền tệ), phải chọn loại nào?
A. Number
B. Currency
C. Text
D. Date/time
-
Câu 36:
Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép:
A. Đảm bảo tính độc lập dữ liệu
B. Khai báo kiểu dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL
C. Mô tả các đối tượng được lưu trữ trong CSDL
D. Khai báo kiểu dữ liệu của CSDL
-
Câu 37:
Ngôn ngữ thao tác dữ liệu thật chất là:
A. Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin
B. Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật thông tin
C. Ngôn ngữ SQL
D. Ngôn ngữ bậc cao
-
Câu 38:
Ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép:
A. Nhập, sửa, xóa dữ liệu
B. Khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL
C. Khai thác dữ liệu như: tìm kiếm, sắp xếp, kết xuất báo cáo…
D. Câu A và C
-
Câu 39:
Cần tiến hành cập nhật hồ sơ học sinh của nhà trường trong các trường hợp nào sau đây?
A. Một học sinh mới chuyển từ trường khác đến; thông tin về ngày sinh của một học sinh bị sai.
B. Sắp xếp danh sách học sinh theo thứ tự tăng dần của tên
C. Tìm học sinh có điểm môn toán cao nhất khối.
D. Tính tỉ lệ học sinh trên trung bình môn Tin của từng lớp.
-
Câu 40:
Việc xác định cấu trúc hồ sơ được tiến hành vào thời điểm nào?
A. Trước khi thực hiện các phép tìm kiếm, tra cứu thông tin
B. Cùng lúc với việc nhập và cập nhật hồ sơ
C. Sau khi đã nhập các hồ sơ vào máy tính
D. Trước khi nhập hồ sơ vào máy tính