Đề thi HK1 môn Vật lý 10 CTST năm 2022-2023
Trường THPT Trần Đại Nghĩa
-
Câu 1:
Chọn đáp án đúng nhất. Mục tiêu của Vật lí là:
A. khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.
B. khám phá ra các quy luật chuyển động.
C. khám phá năng lượng của vật chất ở nhiều cấp độ.
D. khám phá ra quy luật chi phối sự vận động của vật chất.
-
Câu 2:
Đơn vị nào sau đây không thuộc thứ nguyên L [Chiều dài]?
A. Dặm.
B. Hải lí.
C. Năm ánh sáng.
D. Năm.
-
Câu 3:
Một học sinh đo cường độ dòng điện đi qua các đèn Đ1 và Đ2 (hình 1) được các giá trị lần lượt là
I1 = (2,0 ± 0,1)A
2 = (1,5 ± 0,2)A
Cường độ dòng điện I trong mạch chính được cho bởi
I = I1 + I2
Tính giá trị và viết kết quả của I.
A. I = (3,5+0,3)A.
B. I = (3,5-0,3)A.
C. I = (3,5.0,3)A.
D. I = (3,5 ± 0,3)A.
-
Câu 4:
Một ô tô chạy từ địa điểm A đến địa điểm B với vận tốc 40 km/h. Sau đó ô tô quay trở về A với tốc độ 60 km/h. Giả sử ô tô luôn chuyển động thẳng đều. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường đi và về.
A. 48 km/h.
B. 50 km/h.
C. 0 km/h.
D. 60 km/h.
-
Câu 5:
Một xe đi nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ trung bình v1 = 15km/h và nửa đoạn đường sau với tốc độ trung bình là v2 = 25km/h . Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường?
A. 16,75 km/h.
B. 17,75 km/h.
C. 18,75 km/h.
D. 19,75 km/h.
-
Câu 6:
Một người có thể bơi với vận tốc 2,5 m/s khi nước sông không chảy. Khi nước sông chảy với vận tốc 1,2 m/s theo hướng bắc nam thì sẽ làm thay đổi vận tốc của người bơi. Tìm vận tốc tổng hợp của người đó khi bơi ngược dòng chảy.
A. 1,3 m/s theo hướng Đông.
B. 1,3 m/s theo hướng Tây.
C. 1,3 m/s theo hướng Bắc.
D. 1,3 m/s theo hướng Nam.
-
Câu 7:
Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. v = 7.
B. v = 6t2+2t-2.
C. v = 5t – 4.
D. v = 6t2-2.
-
Câu 8:
Một chiếc xe thể thao đang chạy với tốc độ 110 km/h thì hãm phanh và dừng lại trong 6,1 giây. Tìm gia tốc của nó.
A. 5 km/s2.
B. -5 km/s2.
C. 5 m/s2.
D. -5 m/s2.
-
Câu 9:
Một máy bay có vận tốc khi tiếp đất là 100 m/s. Để giảm vận tốc sau khi tiếp đất, máy bay chỉ có thể có gia tốc đạt độ lớn cực đại là 4 m/s2. Tính thời gian ngắn nhất để máy bay dừng hẳn kể từ khi tiếp đất?
A. 25 s.
B. 20 s.
C. 15 s.
D. 10 s.
-
Câu 10:
Một quả bóng bàn được bắn ra theo phương ngang với vận tốc đầu bằng không đến va chạm vào tường và bật lại trong khoảng thời gian rất ngắn. Hình 7.5 là đồ thị (v – t) mô tả chuyển động của quả bóng trong 20 s đầu tiên. Tính quãng đường mà quả bóng bay được sau 20 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.
A. 37,5 m.
B. 75 m.
C. 112,5 m.
D. 150 m.
-
Câu 11:
Lúc 7h15 phút giờ sáng, một người đi xe máy khởi hành từ A chuyển động với vận tốc không đổi 36 km/h để đuổi theo một người đi xe đạp chuyển động với v = 5 m/s đã đi được 36 km kể từ A. Hai người gặp nhau lúc mấy giờ.
A. 7h 15 phút.
B. 8h 15 phút.
C. 9h 15 phút.
D. 10h 15 phút.
-
Câu 12:
Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng
A. 9,8√2 m/s.
B. 9,8 m/s.
C. 98 m/s.
D. 6,9 m/s.
-
Câu 13:
Một vận động viên đẩy tạ như hình dưới. Các vận động viên phải dùng hết sức để đẩy một quả tạ sao cho nó có tầm xa nhất. Yếu tố nào ảnh hưởng chính đến tầm xa.
A. Vận tốc ném ban đầu.
B. Góc ném (góc hợp bởi phương ngang và phương của vận tốc ban đầu).
C. Độ cao của vị trí ném vật.
D. Cả 3 yếu tố trên.
-
Câu 14:
Một ô tô khách đang chuyển động thẳng, bỗng nhiên ô tô rẽ sang phải. Người ngồi trong xe bị xô về phía nào?
A. Bên trái.
B. Bên phải.
C. Chúi đầu về phía trước.
D. Ngả người về phía sau.
-
Câu 15:
Chọn đáp án đúng. Đặc điểm của lực ma sát nghỉ là
A. điểm đặt trên vật ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt.
B. phương tiếp tuyến và ngược chiều với xu hướng chuyển động tương đối của hai bề mặt tiếp xúc.
C. độ lớn lực ma sát nghỉ bằng độ lớn của lực tác dụng gây ra xu hướng chuyển động.
D. Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 16:
Đơn vị của khối lượng riêng của một chất?
A. kgm3
B. gcm3
C. m3g
D. Cả A và B.
-
Câu 17:
Lực cản của chất lưu có đặc điểm:
A. Điểm đặt tại trọng tâm của vật.
B. Phương trùng với phương chuyển động của vật trong chất lưu.
C. Ngược với chiều chuyển động của vật trong chất lưu.
D. Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 18:
Có hai lực đồng quy →F1 và →F2. Gọi α αlà góc hợp bởi →F1 và →F2 và →F=→F1+→F2. Nếu F=√F21+F22 thì:
A. α=00
B. α=900
C. α=1800
D. 0<a<900
-
Câu 19:
Ba lực có cùng độ lớn bằng 10 N trong đó →F1 và →F2 hợp với nhau góc 600. Lực →F3 vuông góc mặt phẳng chứa →F1 và →F2. Hợp lực của ba lực này có độ lớn.
A. 15 N.
B. 30 N.
C. 25 N.
D. 20 N.
-
Câu 20:
Công thức tính moment lực đối với một trục quay
A. M = F.d
B. M=Fd
C. M=dF
D. M = F2.d
-
Câu 21:
Một thanh sắt AB dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho 14 chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra B, người ta đặt một lực có độ lớn F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh bắt đầu bênh lên. Tính khối lượng của thanh. Lấy g = 10m/s2.
A. 2 kg.
B. 6 kg.
C. 5 kg.
D. 4 kg.
-
Câu 22:
Theo định luật 1 Newton thì
A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của lực nào.
C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
-
Câu 23:
Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 2,5 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2 m/s đến 6 m/s trong 2 s. Lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng
A. 7,5 N.
B. 5 N.
C. 0,5 N.
D. 2,5 N.
-
Câu 24:
Một lực có độ lớn 3 N tác dụng vào một vật có khối lượng 1,5 kg lúc đầu đứng yên. Xác định quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2 s.
A. 4 m.
B. 2 m.
C. 0 m.
D. 6 m.
-
Câu 25:
Trường hợp nào trong các trường hợp kể ra dưới đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.
B. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
C. Lực xuất hiện làm mòn đế giày.
D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.
-
Câu 26:
Lực căng dây được kí hiệu là
A. →F
B. →T
C. →P
D. T
-
Câu 27:
Biết thể tích các chất chứa trong bốn bình ở Hình 34.1 bằng nhau, S1=S2=S3=4S4;ρcat=3,6ρnuocmuoi=4ρnuoc. Sự so sánh nào sau đây về áp lực của các chất trong bình tác dụng lên đáy bình là đúng?
A. F1=F2=F3=F4
B. F1>F4>F2>F3
C. F1>F4>F2=F3
D. F4>F3>F2=F1
-
Câu 28:
Một vật nổi được trên bề mặt chất lỏng là do
A. lực đẩy Archimedestác dụng lên vậtlớn hơn trọng lực của vật.
B. lực đẩy Archimedestác dụng lên vật nhỏ hơn trọng lực của vật.
C. lực đẩy Archimedestác dụng lên vật cân bằng với trọng lực của vật.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 29:
Công suất là đại lượng
A. đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
B. đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.
C. đặc trưng cho mức độ thay đổi vận tốc nhanh hay chậm.
D. đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
-
Câu 30:
Nêu những ảnh hưởng của vật lí đến lĩnh vực công nghiệp?
A. Là động lực của cuộc cách mạng công nghiệp.
B. Nhờ vật lí mà nền sản xuất thủ công nhỏ lẻ được chuyển thành nền sản xuất dây chuyền, tự động hóa.
C. Giúp giải phóng sức lao động của con người.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 31:
Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện?
A. đảm bảo các thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống cách điện an toàn.
B. quan sát, chỉ dẫn các biển báo tín hiệu nguy hiểm.
C. sử dụng các phương tiện bảo hộ, an toàn.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 32:
Kể tên một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng mà em biết?
A. Cường độ dòng điện có đơn vị là A.
B. Diện tích có đơn vị đo là m2.
C. Thể tích có đơn vị đo là m3.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 33:
Cách ghi kết quả đo của một đại lượng vật lí
A. x=ˉx±Δx
B. x=x1+x2+...+xnn
C. x=Δxˉx
D. x=Δx.ˉx
-
Câu 34:
Chọn đáp án đúng
A. quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.
B. tập hợp tất cả các vị trí của một vật chuyển động tạo ra một đường nhất định, đường đó gọi là quỹ đạo.
C. chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.
D. cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 35:
Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.
A. s = 800 m và d = 200 m.
B. s = 200 m và d = 200 m.
C. s = 500 m và d = 200 m.
D. s = 800 m và d = 300 m.
-
Câu 36:
Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính độ dịch chuyển tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên.
A. →d13=→d12+→d23
B. →d12=→d13+→d23
C. d12=d13+d23
D. d23=d12+d13
-
Câu 37:
Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3h, khi chạy ngược dòng về mất 6h. Hỏi nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước thì từ A đến B mất bao lâu?
A. 12 h.
B. 10 h.
C. 9 h.
D. 3 h.
-
Câu 38:
Chọn đáp án đúng.
A. Khi a = 0: chuyển động thẳng đều, vật có độ lớn vận tốc không đổi.
B. Khi a ≠ 0 và bằng hằng số: chuyển động thẳng biến đổi đều, vật có độ lớn vận tốc tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
C. Khi a≠ 0 nhưng không phải hằng số: chuyển động thẳng biến đổi phức tạp.
D. Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 39:
Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.
A. 400 m.
B. 500 m.
C. 120 m.
D. 600 m.
-
Câu 40:
Một vật ở độ cao 5 m so với mặt đất, được truyền vận tốc ban đầu v0 = 2m/s. Theo phương ngang. Xác định thời gian rơi của vật. Lấy g = 10m/s2.
A. 1 s.
B. 2 s.
C. 3 s.
D. 4 s.