Đề thi HK1 môn Vật lý 10 KNTT năm 2022-2023
Trường THPT Trần Quang Diệu
-
Câu 1:
Phân tích lực là phép
A. tổng hợp hai lực song song, cùng chiều.
B. phân tích một lực thành hai lực song song, ngược chiều.
C. thay thế một lực thành hai lực thành phần có tác dụng giống hệt lực ấy.
D. phân tích một lực thành nhiều lực bất kì.
-
Câu 2:
Một vật đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?
A. 4 N.
B. 20 N.
C. 28 N.
D. Chưa có cơ sở kết luận.
-
Câu 3:
Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 30 N. Góc tạo bởi hai lực là 120o. Độ lớn của hợp lực:
A. 60 N.
B. \(30\sqrt 2 \) N.
C. 30 N.
D. \(15\sqrt 3 \) N.
-
Câu 4:
Có hai lực đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \). Gọi α là góc hợp bởi \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) và \(\vec F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \). Nếu \(F = {F_1} - {F_2}\) thì:
A. \(\alpha = {0^0}\)
B. \(\alpha = {\rm{9}}{0^0}\)
C. \(\alpha = {180^0}\)
D. \(0 < a < {90^0}\)
-
Câu 5:
Phân tích lực \(\overrightarrow F \) thành hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) hai lực này vuông góc nhau. Biết độ lớn của lực F = 100N ; F1 = 60N thì độ lớn của lực F2 là:
A. \({{\rm{F}}_{\rm{2}}} = 40N\)
B. \(\sqrt {13600} N\)
C. \({{\rm{F}}_{\rm{2}}} = 80N\)
D. \({{\rm{F}}_{\rm{2}}} = {\rm{6}}40N\)
-
Câu 6:
Chọn câu phát biểu đúng.
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
B. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.
C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
D. Khi thấy vận tốc của vật bị thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
-
Câu 7:
Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động tròn đều.
B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.
C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.
D. Vật tiếp tục chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
-
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.
B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
-
Câu 9:
Tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật gọi là
A. tính biến dạng nén của vật.
B. tính biến dạng kéo của vật.
C. tính đàn hồi của vật.
D. quán tính của vật.
-
Câu 10:
Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách
A. dừng lại ngay.
B. ngả người về phía sau.
C. chúi người về phía trước.
D. ngả người sang bên cạnh.
-
Câu 11:
Về mặt động lực học chất điểm,gia tốc của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
A. Lực tác dụng lên vật và khối lượng của vật.
B. Kích thước và khối lượng của vật.
C. Lực tác dụng lên vật và kích thước của vật.
D. Kích thước và trọng lượng của vật.
-
Câu 12:
Chọn đáp án đúng. Biểu thức của định luật II Newton xét về mặt Toán học?
A. \({\rm{a = }}\frac{{\rm{F}}}{{\rm{m}}}\)
B. \(\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow F }}{{\rm{m}}}\)
C. \(\overrightarrow F = \frac{{\overrightarrow a }}{{\rm{m}}}\)
D. \(\overrightarrow a = m\overrightarrow F \)
-
Câu 13:
Trong biểu thức của định II Newton là \(\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow F }}{{\rm{m}}}\). Thì \(\overrightarrow F \) là
A. Hợp lực của các lực tác dụng lên vật.
B. Là trọng lực.
C. Là lực đẩy tác dụng lên vật.
D. Là lực kéo tác dụng lên vật.
-
Câu 14:
Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:
A. trọng lương.
B. khối lượng.
C. vận tốc.
D. lực.
-
Câu 15:
Chọn phát biểu đúng nhất .
A. Vectơ hợp lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.
B. Hướng của vectơ hợp lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.
C. Hướng của hợp lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.
D. Hợp lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi.
-
Câu 16:
Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:
A. tác dụng vào cùng một vật.
B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn.
D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
-
Câu 17:
Chọn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ:
A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.
B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.
D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.
-
Câu 18:
Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính.
A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực tấm kính tác dụng vào hòn đá.
B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng (về độ lớn) lực tấm kính tác dụng vào hòn đá.
C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực tấm kính tác dụng vào hòn đá.
D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.
-
Câu 19:
Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn?
A. bằng 500 N.
B. nhỏ hơn 500 N.
C. Lớn hơn 500 N.
D. phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất.
-
Câu 20:
Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?
A. Không đẩy gì cả.
B. Đẩy xuống.
C. Đẩy lên.
D. Đẩy sang bên.
-
Câu 21:
Ở gần Trái Đất trọng lực có đặc điểm nào sau đây?
A. Phương thẳng đứng.
B. Chiều từ trên xuống dưới.
C. Điểm đặt tại trọng tâm của vật.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 22:
Trọng lực là
A. Lực hút do Trái Đất tác dụng lên vật.
B. Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật.
C. Lực gây ra gia tốc rơi tự do cho vật.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 23:
Công thức tính trọng lượng?
A. P = m.g.
B. \( = m{\rm{.g}}{\rm{.}}\)
C. \({\rm{P = m}}{\rm{.}}\)
D. \({\rm{P = }}\frac{m}{g}\)
-
Câu 24:
Một vật khối lượng 20 kg thì có trọng lượng gần bằng giá trị nào sau đây?
A. P = 2 N.
B. P = 200 N.
C. P = 2000 N.
D. P = 20 N.
-
Câu 25:
Nhận xét nào sau đây sai?
A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó.
B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.
C. Vì P = mg nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.
D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó.
-
Câu 26:
Khi ôtô chuyển động thẳng đều thì
A. trọng lực cân bằng với phản lực.
B. lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường.
C. các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau.
D. trọng lực cân bằng với lực kéo.
-
Câu 27:
Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ
A. tăng 2 lần.
B. tăng 4 lần.
C. giảm 2 lần.
D. không đổi.
-
Câu 28:
Một vật lúc đầu nằm yên trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động được một đoạn sau đó chuyển động chậm dần vì
A. quán tính.
B. lực ma sát.
C. phản lực.
D. trọng lực
-
Câu 29:
Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật.
B. Áp lực lên mặt tiếp xúc.
C. Bản chất của vật.
D. Điều kiện về bề mặt.
-
Câu 30:
Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực có phương ngang với độ lớn 300 N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ
A. lớn hơn 300 N.
B. nhỏ hơn 300 N.
C. bằng 300 N.
D. bằng trọng lượng
-
Câu 31:
Một vật khối lượng 2,5 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 100 m không vận tốc đầu, sau 20s thì chạm đất. Tính lực cản của không khí (coi như không đổi) tác dụng lên vật lấy g = 10 m/s2.
A. 23,75 N.
B. 40 N.
C. 20 N.
D. 25 N.
-
Câu 32:
Một quả cầu khối lượng m = 1 kg, bán kính r = 8 cm. Tìm vận tốc rơi cực đại của quả cầu. Biết rằng lực cản của không khí có biểu thức F = kSv2 hệ số k = 0,024
A. 14,4 m/s.
B. 144 m/s.
C. 50 m/s.
D. 35 m/s.
-
Câu 33:
Khinh khí cầu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
A. Khí nóng nhẹ hơn, chuyển động nhanh hơn khí lạnh.
B. Bay lên nhờ động cơ.
C. Dựa theo sức gió của môi trường xung quanh.
D. Cả A và C đều đúng.
-
Câu 34:
Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau đây:
A. Lực của mặt nước và lực hút của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước.
B. Lực của 2 em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.
C. Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo.
D. Lực nâng của sàn nhà và lực hút của trái đất tác dụng vào bàn.
-
Câu 35:
Gió tác dụng vào buồm một lực có:
A. phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền.
B. phương song song với mạn thuyền, ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền.
C. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ trên xuống.
D. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ dưới lên.
-
Câu 36:
Đơn vị của moment lực M = F.d là
A. m/s.
B. N.m.
C. kg.m.
D. N.kg.
-
Câu 37:
Cánh tay đòn của lực bằng:
A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
D. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.
-
Câu 38:
Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi
A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
B. lực có giá song song với trục quay
C. lực có giá cắt trục quay
D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay
-
Câu 39:
Khi một vật rắn quay quanh một trục cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng moment lực tác dụng lên vật có giá trị
A. bằng không.
B. luôn dương.
C. luôn âm.
D. khác không.
-
Câu 40:
Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Moment của lực tác dụng lên vật có giá trị là:
A. 200 N.m.
B. 200 N/m.
C. 2 N.m.
D. 2 N/m.