Đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022
Trường THPT Phan Đăng Lưu
-
Câu 1:
Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng
A. 0,008m/s
B. 2m/s
C. 8m/s
D. 0,8m/s
-
Câu 2:
Chọn đáp án đúng. Trong chuyển động ném ngang, chuyển động của chất điểm là:
A. Chuyển động thẳng đều
B. Chuyển động rơi tự do
C. Chuyển động thẳng đều theo phương ngang, rơi tự do theo phương thẳng đứng
D. Chuyển động thẳng biến đổi đều
-
Câu 3:
Hai vật ở cùng một độ cao, vật I được ném ngang với vận tốc đầu , cùng lúc đó vật II được thả rơi tự do không vận tốc đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Kết luận nào đúng?
A. Vật I chạm đất trước vật II.
B. Vật I chạm đất sau vật II
C. Vật I chạm đất cùng một lúc với vật II.
D. Thời gian rơi phụ thuộc vào khối lượng của mội vật.
-
Câu 4:
Một vật khối lượng m, được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu v0. Tầm bay xa của nó phụ thuộc vào:
A. m và v0.
B. m và h
C. v0 và h
D. m, v0 và h.
-
Câu 5:
Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kỳ luôn có
A. Phương ngang, chiều cùng chiều chuyển động.
B. Phương ngang, chiều ngược chiều chuyển động.
C. Phương thẳng đứng, chiều lên trên.
D. Phương thẳng đứng, chiều xuống dưới.
-
Câu 6:
Một vật được ném theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí) thì
A. động năng tăng, thế năng giảm.
B. động năng tăng, thế năng không đổi.
C. động năng không đổi, thế năng giảm.
D. động năng giảm, thế năng tăng.
-
Câu 7:
Hòn bi A có khối lượng lớn gấp đôi hòn bi B. Cùng một lúc từ độ cao h, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Hãy cho biết câu nào dưới đây đúng:
A. chạm đất trước
B. A chạm đất sau
C. Cả hai chạm đất cùng lúc
D. Phụ thuộc vào vận tốc ném bi B
-
Câu 8:
Khi nói về chuyển động tròn của một vật, câu nào sau đây là sai ?
A. Lực quán tính li tâm và lực hướng tâm ngược chiều nhau
B. Lực quán tính li tâm và lực hướng tâm có cùng giá và cùng độ lớn như nhau
C. Nếu coi lực quán tính li tâm là lực tác dụng thì lực hướng tâm là phản lực và ngược lại
D. Lực quán tính li tâm và lực hướng tâm là hai cân bằng nhau
-
Câu 9:
Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích nào kể sau đây?
A. Giới hạn vận tốc của xe
B. Tạo lực hướng tâm
C. Tăng lực ma sát
D. Cho nước mưa thoát dễ dàng.
-
Câu 10:
Một vật có khối lượng 300g chuyển động tròn đều trong thời gian 1 phút đi được 120 vòng. Biết bán kính của quỹ đạo tròn là 10cm. Tìm lực hướng tâm tác dụng lên vật trong quá trình chuyển động?
A. 4,8N
B. 5,8N
C. 4N
D. 5N
-
Câu 11:
Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động tròn đều với tốc độ góc 2 rad/s. Biết bán kính quỹ đạo là R = 5m. Hãy tính lực hướng tâm tác dụng lên vật.
A. 40N
B. 50N
C. 60N
D. 70N
-
Câu 12:
Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật.
B. Bản chất của vật.
C. Điều kiện về bề mặt.
D. Áp lực lên mặt tiếp xúc
-
Câu 13:
Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 300N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ:
A. lớn hơn 300N.
B. nhỏ hơn 300N
C. bằng 300N.
D. bằng trọng lượng của vật.
-
Câu 14:
Một vật tác dụng một lực vào một lò xo có đầu cố định và làm lò xo biến dạng. Điều nào dưới đây là không đúng?
A. Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn bằng lực tác dụng và chống lại sự biến dạng của lò xo
B. Lực đàn hồi cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng
C. Lực đàn hồi lớn hơn lực tác dụng và chống lại lực tác dụng
D. Khi lò xo không biến dạng nữa thì lực đàn hồi của lò xo cũng mất đi
-
Câu 15:
Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng K = 100N/m để lò xo dãn ra được 10cm ? Lấy g = 10m/s2
A. 1 kg
B. 10 kg
C. 100 kg
D. 1000 kg
-
Câu 16:
Chọn đáp án đúng. Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng k = 100N/m để nó dãn ra được 10cm. Lấy g = 10m/s2. ?
A. 1000N
B. 100N
C. 10N
D. 1N
-
Câu 17:
Trong 1 lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21cm. Lò xo được giữ cố định tại 1 đầu, còn đầu kia chịu 1 lực kéo bằng 5,0N. Khi ấy lò xo dài 25cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu ?
A. 1,25N/m
B. 20N/m
C. 23,8N/m
D. 125N/m
-
Câu 18:
Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo giãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì độ giãn của lò xo là:
A. 1 cm
B. 2 cm
C. 3 cm
D. 4 cm
-
Câu 19:
Một vật có khối lượng m = 3 kg đặt trên mặt đất tại nơi có g = 9,8 m/s2, khi đó lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên vật có độ lớn bằng
A. 19,8N
B. 9,8N
C. 29,4N
D. 4,9N
-
Câu 20:
Khi vật chỉ chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó sẽ:
A. chỉ biến dạng mà không biến đổi vận tốc.
B. chuyển động thẳng đều mãi.
C. chỉ biến đổi vận tốc mà không bị biến dạng.
D. bị biến dạng hoặc biến đổi vận tốc
-
Câu 21:
Chọn đáp án đúng. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì:
A. Vật dừng lại ngay
B. Vật đổi hướng chuyển động
C. Vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại
D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3m/s
-
Câu 22:
Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào ?
A. Lớn hơn.
B. Nhỏ hơn.
C. Không thay đổi.
D. Bằng 0.
-
Câu 23:
Nếu hợp lực tác dụng lên một vật là lực không đổi theo thời gian thì vật đó sẽ thực hiện chuyển động:
A. Chậm dần đều hoặc nhanh dần đều
B. Thẳng đều
C. Nhanh dần đều theo phương tác dụng lực
D. Chậm dần đều theo phương tác dụng lực
-
Câu 24:
Câu nào đúng? Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là:
A. Lực mà ngựa tác dụng vào xe.
B. Lực mà xe tác dụng vào ngựa.
C. Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.
D. Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
-
Câu 25:
Một máy bay phản lực có khối lượng 50 tấn, khi hạ cánh chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5m/s2. Độ lớn của lực hãm là:
A. 25000N
B. 2500N
C. 250N
D. 25N
-
Câu 26:
Cho hai lực đồng quy cùng hướng có độ lớn lần lượt bằng 9N và 12 N. Hợp lực của chúng có độ lớn bằng
A. 12 N
B. 9 N
C. 21 N
D. 3 N
-
Câu 27:
Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc có:
A. Phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.
B. Có độ lớn thay đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
C. Có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo tại mỗi điểm.
D. Có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với bán kính của quỹ đạo tại mỗi điểm
-
Câu 28:
Chuyển động của vật nào dưới đây không phải là chuyển động tròn đều ?
A. Chuyển động của con ngựa trong chiếc đu quay khi đang hoạt động ổn định.
B. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi quạt đang quay.
C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi máy bay đang bay thẳng đều đối với người dưới đất.
D. Chuyển động của chiếc ống bương chứa nước trong cái cọn nước
-
Câu 29:
Chọn câu sai. Trong chuyển động tròn đều bán kính r, chu kì T, tần số f.
A. Chất điểm đi được một vòng trên đường tròn hết T giây.
B. Cứ mỗi giây, chất điểm đi được f vòng, tức là đi được một quãng đường bằng 2fπr.
C. Chất điểm đi được f vòng trong T giây.
D. Nếu chu kì T tăng lên hai lần thì tần số f giảm đi hai lần.
-
Câu 30:
Một con kiến bò dọc theo miệng chén có dạng là đường tròn bán kính R. Khi đi được nửa đường tròn, đường đi và độ dời của con kiến trong chuyển động trên là?
A. πR và πR.
B. 2R và πR.
C. πR và 2R.
D. πR và O.
-
Câu 31:
Câu nào sai ? Vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều
A. đặt vào vật chuyển động tròn.
B. luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn.
C. có độ lớn không đổi.
D. có phương và chiều không đổi
-
Câu 32:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Chuyển động nhanh dần đều.
C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Công thức tính vận tốc v = g.t2
-
Câu 33:
Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = vo +at thì:
A. v luôn dương.
B. a luôn dương.
C. a luôn cùng dấu với v.
D. a luôn ngược dấu với v.
-
Câu 34:
Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều , điều kiện nào dưới đây là đúng?
A. a > 0; v > v0.
B. a < 0; v <v0.
C. a > 0; v < v0.
D. a < 0; v > v0.
-
Câu 35:
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, véc tơ gia tốc tức thời có đặc điểm
A. Hướng thay đổi, độ lớn không đổi
B. Hướng không đổi, độ lớn thay đổi
C. Hướng thay đổi, độ lớn thay đổi
D. Hướng không đổi, độ lớn không đổi
-
Câu 36:
Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 4t – 10. (x: km, t: h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là:
A. 4,5 km.
B. 2 km
C. 6 km
D. 8 km
-
Câu 37:
Chọn câu trả lời đúng. Gia tốc của chuyển động tròn đều:
A. là một đại lượng véctơ luôn tiếp tuyến với quĩ đạo chuyển động.
B. là một đại lượng véctơ luôn hướng về tâm quĩ đạo chuyển động.
C. là một đại lượng véctơ luôn cùng phương, chiều với véctơ vận tốc dài.
D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 38:
Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc có:
A. Phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.
B. Có độ lớn thay đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
C. Có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo tại mỗi điểm.
D. Có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với bán kính của quỹ đạo tại mỗi điểm
-
Câu 39:
Chuyển động của vật nào dưới đây không phải là chuyển động tròn đều ?
A. Chuyển động của con ngựa trong chiếc đu quay khi đang hoạt động ổn định.
B. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi quạt đang quay.
C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi máy bay đang bay thẳng đều đối với người dưới đất.
D. Chuyển động của chiếc ống bương chứa nước trong cái cọn nước
-
Câu 40:
Chọn phát biểu SAI khi nói về môi trường truyền âm và vận tốc âm:
A. Môi trường truyền âm có thể là rắn, lỏng hoặc khí
B. Những vật liệu như bông, nhung, xốp truyền âm tốt
C. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi và mật độ của môi trường
D. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường