Đề thi HK2 môn GDCD 12 năm 2022-2023
Trường THPT Lê Hồng Phong
-
Câu 1:
Biểu hiện công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là:
A. phải tán thành mọi quan điểm trái chiều.
B. theo dõi diễn biến dịch bệnh.
C. tuyên truyền thông tin thất thiệt về dịch Covid-19.
D. phát biểu ý kiến trong hội nghị.
-
Câu 2:
Việc công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được có điều kiện học tập tốt.
B. Quyền phát triển.
C. Quyền đối với học sinh giỏi.
D. Quyền được có điều kiện học tập tốt.
-
Câu 3:
Chủ thể nào dưới đây có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Chỉ những người có chức quyền.
B. Chỉ những người có chức quyền.
C. Mọi công dân.
D. Chỉ những cá nhân có liên quan.
-
Câu 4:
Phương án nào sau đây là đặc trưng của dân chủ gián tiếp?
A. Phải đủ 20 tuổi trở nên mới được quyền dân chủ gián tiếp.
B. Chỉ có tổ chức mới được quyền dân chủ gián tiếp.
C. Phải có người giới thiệu được quyền dân chủ gián tiếp.
D. Người dân bầu cử ra người đại diện cho mình để quyết định những công việc chung.
-
Câu 5:
Anh B đi xe máy vào đường ngược chiều, bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 700000 đồng. Cho rằng, mức phạt như vậy là quá cao, anh Q có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật?
A. Khiếu nại đến Giám đốc Công an thành phố.
B. Khiếu nại đến người cảnh sát giao thông đã xử phạt mình.
C. Đăng bài lên Facebook nói xói người cảnh sát này.
D. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người cảnh sát đã xử phạt.
-
Câu 6:
Phương án nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
A. Mỗi cử tri đều tự viết phiếu bầu.
B. Mỗi cử tri có một phiếu bầu.
C. Cử tri nhắn tin bầu cử qua điện thoại.
D. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
-
Câu 7:
Người khiếu nại có các quyền và nghĩa vụ do luật nào quy định?
A. Luật Báo chí.
B. Luật khiếu nại.
C. Luật hành chính.
D. Luật Tố cáo.
-
Câu 8:
Mỗi cử tri đều có một lá phiếu có giá trị ngang nhau là biểu hiện của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Công bằng.
B. Tự do.
C. Bình đẳng.
D. Dân chủ.
-
Câu 9:
Trong một cuộc tiếp xúc với cử tri, đại biểu Quốc hội T đã dùng tiền mua chuộc phiếu bầu của người dân. Đại biểu T đã vi phạm quyền dân chủ nào?
A. Quyền bầu cử.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền ứng cử.
D. Quyền tố cáo.
-
Câu 10:
Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ những trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc nào sau đây?
A. Phổ thông.
B. Bỏ phiếu kín.
C. Bình đẳng.
D. Trực tiếp.
-
Câu 11:
Đối với Nhà nước, quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện:
A. quyền lợi của Nhà nước.
B. bản chất dân chủ, tiến bộ.
C. quyền lợi của giai cấp cầm quyền.
D. quyền lực của Nhà nước.
-
Câu 12:
Theo quy định của pháp luật bầu cử, quyền bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và có lợi.
B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp.
D. Phổ thông, có lợi.
-
Câu 13:
Anh A nhờ con trai thay mình đi bỏ phiếu bầu cử nhưng con trai anh đã từ chối. Con trai anh A không vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Phổ thông.
B. Trực tiếp.
C. Bình đẳng.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 14:
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội được quy định trong văn bản nào dưới đây?
A. Luật Hình sự.
B. Luật dân sự.
C. Hiến pháp.
D. Nghị định.
-
Câu 15:
Vì bị sốt nên anh K đã nhờ đồng nghiệp bỏ phiếu bầu hộ mình sau khi đã lựa chọn kỹ danh sách ứng cử viên. Anh K đã không thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Tập trung.
B. Dân chủ.
C. Trực tiếp.
D. Phổ thông.
-
Câu 16:
Trường THPT H tổ chức cho học sinh góp ý kiến vào dự thảo luật giáo dục. Có nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh. Các em học sinh đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền khiếu nại của công dân.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền bày tỏ ý kiến.
-
Câu 17:
Pháp luật quy định thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo?
A. Vô thời hạn.
B. Có thời hạn theo quy định của pháp luật.
C. Theo thời gian thích hợp có thể thực hiện được.
D. Tùy từng trường hợp.
-
Câu 18:
Anh A góp ý xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã là thể hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi:
A. cơ quan.
B. cả nước.
C. địa phương.
D. trung ương.
-
Câu 19:
Bộ giáo dục lấy ý kiến về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bạn T cho rằng việc góp ý này chỉ có giáo viên mới có quyền, bạn P cho rằng chỉ có các lãnh đạo cấp cao mới có quyền góp ý. Còn bạn Y cho rằng mọi công dân đều có quyền tham gia góp ý. Ai là người hiểu đúng về quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân?
A. Bạn Y.
B. Bạn P.
C. Bạn T.
D. Bạn T và Y.
-
Câu 20:
Trong cuộc họp tổ dân phố H, để lấy ý kiến người dân về mức đóng góp xây dựng nông thôn mới. Sở kế hoạch của mình không được người dân nhất trí, nên ông F tổ trưởng dân phố chỉ thông báo mức đóng góp và nói trong cuộc họp này rằng, mức thu này đã được Hội đồng nhân dân xã phê duyệt. Trong tình huống này, ông F đã vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 21:
Khi đang giúp chồng bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh thì chị A phát hiện anh G có hành vi gian lận phiếu bầu, chị A đã kể cho bạn thân là anh H và anh T nghe, vốn mâu thuẫn với anh G nên anh H lập tức đăng tin đồn thất thiệt bôi nhọ anh G trên trang tin cá nhân, còn anh T nhắn tin tống tiền anh G. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Anh G, vợ chồng chị A.
B. Anh G, chị A, anh H và anh T.
C. Vợ chồng chị A, anh G, anh H và anh T.
D. Vợ chồng chị A, anh H và anh T.
-
Câu 22:
Đến ngày bầu cử nhưng lại diễn ra vào đúng ngày các bạn H, N, M đi học thêm môn Toán nên ba bạn đã bàn nhau cùng đến điểm bầu cử và để H ở ngoài trông xe, N và M nhận và viết phiếu bầu cho nhanh. Khi vào trong thấy đông người, sợ muộn học N đã nhờ ông T bỏ phiếu vào thùng giúp cả nhóm. Thấy vậy, ông E tổ trưởng tổ bầu cử không đồng ý. Nhân lúc không ai để ý, N đã chuyển tất cả phiếu bầu cho anh G đứng trên bỏ giúp vào hòm phiếu. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
A. Ông T, anh G và N.
B. N, H, G và ông E.
C. N, H, M và anh G.
D. Anh G, ông T và N.
-
Câu 23:
Trường hợp nào sau đây được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù.
B. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
C. Người đang bị tạm giam.
D. Người mất năng lực hành vi dân sự.
-
Câu 24:
Quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 25:
Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 26:
Công dân từ đủ 21 tuổi trở lên muốn tham gia ứng cử cần phải:
A. Được mọi người yêu mến và tin tưởng.
B. Có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
C. Có bằng cấp và chuyên môn giỏi.
D. Có khả năng diễn thuyết tốt.
-
Câu 27:
Quyền bầu cử và ứng cử của công dân là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện:
A. Quyền làm chủ của mình.
B. Mong ước và nguyện vọng chính đáng của mình.
C. Ý chí và nguyện vọng của mình.
D. Sức mạnh của giai cấp mình.
-
Câu 28:
Quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta, sự bình đẳng của công dân trong đời sống trong lĩnh vực nào của đất nước?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 29:
Công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
D. Quyền tham gia quản lí xã hội.
-
Câu 30:
Quyền công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
D. Quyền tham gia quản lí xã hội.
-
Câu 31:
Ai là người thực hiện quyền tố cáo?
A. Mọi công dân phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.
B. Công dân, tổ chức bị quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của mình.
C. Mọi công dân phát hiện quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của mình và người khác.
D. Mọi công dân, tổ chức phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.
-
Câu 32:
Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 được gọi là:
A. Điều ước quốc tế khu vực.
B. Điều ước quốc tế đa phương.
C. Điều ước quốc tế song phương.
D. Điều ước quốc tế toàn cầu.
-
Câu 33:
Nhà nước áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, đảm bảo phát triển giống nòi là nội dung của phát triển nước ở lĩnh vực:
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 34:
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
A. Nhà nước.
B. Công dân.
C. Các tổ chức trong và ngoài nước.
D. Nhà nước và mỗi công dân.
-
Câu 35:
Để bảo vệ môi trường, những hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm?
A. Phục hồi môi trường.
B. Chôn lấp chất thải độc hại, chất phóng xạ.
C. Quản lí chất thải.
D. Bảo tồn tài nguyên môi trường.
-
Câu 36:
Trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công việc có tầm quan trọng đặc biệt là:
A. Bảo vệ tài nguyên rừng.
B. Bảo vệ tài nguyên đất.
C. Bảo vệ tài nguyên nước.
D. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
-
Câu 37:
Người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có thể bị xử lí hành chính, xử lí kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo:
A. Tính chất, hoàn cảnh vi phạm.
B. Hoàn cảnh, điều kiện vi phạm.
C. Điều kiện, mức độ vi phạm.
D. Mức độ, tính chất vi phạm.
-
Câu 38:
Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc?
A. Tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc.
B. Bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
C. Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
D. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải xử lí nghiêm minh, kịp thời.
-
Câu 39:
Quyền tự do kinh doanh của công dân được quy định tại điều bao nhiêu của Hiến pháp 2013?
A. Điều 30.
B. Điều 31.
C. Điều 32.
D. Điều 33.
-
Câu 40:
Mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận:
A. Cho phép kinh doanh.
B. Đăng kí kinh doanh.
C. Hoạt động kinh doanh.
D. Nộp thuế doanh nghiệp.