Đề thi HK2 môn GDCD 12 năm 2023-2024
Trường THPT Xuân Diệu
-
Câu 1:
Công dân thực hiện bầu cử bằng cách nào dưới đây là đúng với pháp luật?
A. Tự viết phiếu bầu và nhờ người khác bỏ phiếu hộ.
B. Nhờ người khác viết phiếu bầu và tự mình bỏ phiếu.
C. Ủy quyền cho người khác viết phiếu bầu và bỏ phiếu giúp.
D. Tự mình viết phiếu bầu và bỏ phiếu.
-
Câu 2:
Biểu hiện nào dưới đây là đúng với nguyên tắc bầu cử phổ thông?
A. Ủy quyền cho người khác đi bầu cử.
B. Người tàn tật không bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu giúp.
C. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
D. Giữ bí mật nội dung phiếu bầu của mình.
-
Câu 3:
Đâu là nội dung của nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
A. Cử tri tự mình viết phiếu và bỏ phiếu.
B. Mỗi cử tri có một phiếu bầu với giá trị ngang nhau.
C. Giữ bí mật nội dung phiếu bầu của mình.
D. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền đi bầu cử.
-
Câu 4:
Vào ngày bầu cử Hội đồng nhân dân, ông A đang phải điều trị sau phẫu thuật tại bệnh viện. Nhân viên X thuộc tổ bầu cử lưu động đã tự ý bỏ phiếu thay ông. Nhân viên X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Công khai.
B. Ủy quyền.
C. Thụ động.
D. Trực tiếp.
-
Câu 5:
Khi vợ chồng anh B gặp khó khăn, anh T đã cho vay 1 khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh B bầu cử cho chồng mình. Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh B vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó. Trong trường hợp này, vợ anh T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng.
B. Trực tiếp.
C. Phổ thông.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 6:
Do bận việc, anh T đã nhờ chị H bỏ phiếu bầu cử giúp và được chị H đồng ý giúp. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ M không biết chữ, nhân viên X của tổ bầu cử nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M tự bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Anh T, chị H, cụ M và nhân viên X.
B. Anh T và chị H.
C. Chị H và cụ M.
D. Chị H, cụ M và nhân viên X.
-
Câu 7:
Ở phạm vi cơ sở, nhân dân sẽ được thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào?
A. Góp ý kiến xây dựng các văn bản luật.
B. Bàn bạc, quyết định những công việc cụ thể tại phường mình cư trú.
C. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề quan trọng của đất nước.
D. Phản ánh với đại biểu về những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật.
-
Câu 8:
Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân ở phạm vi cả nước?
A. Biểu quyết công khai tại các hội nghị toàn thể nhân dân xã.
B. Giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền xã.
C. Bàn bạc và quyết định những công việc cụ thể, thiết thực ở nơi mình sinh sống.
D. Thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.
-
Câu 9:
Quyền nào sau đây là thuộc hình thức dân chủ gián tiếp?
A. Tố cáo.
B. Khiếu nại.
C. Bầu cử và ứng cử.
D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
-
Câu 10:
Trong cuộc họp tổng kết cuối năm của xã A, kế toán B từ chối công khai việc thu chi ngân sách và bị người dân phản đối. Ông V yêu cầu được chất vấn kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Chủ tịch xã và ông V.
B. Chủ tịch xã và người dân xã A.
C. Kế toán B, ông V và người dân xã A.
D. Người dân xã A và ông V.
-
Câu 11:
Nhân dân thôn X đã họp và quyết định mức tiền quyên góp của từng hộ để xây dựng điểm sinh hoạt cộng đồng. Việc này cũng được lãnh đạo xã chấp thuận và ủng hộ kinh phí. Việc họp bàn và quyết định của bà con thôn X thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. Cơ sở.
B. Xã hội.
C. Văn hóa.
D. Cả nước.
-
Câu 12:
Trong cuộc họp toàn dân xã X về xây dựng nhà văn hóa, anh A và anh Z liên tục có những ý kiến trái chiều nhau. Trong lúc gay gắt, anh A cho rằng anh Z chỉ là nông dân hông nên phát biểu nhiều. Thấy vậy, chủ tịch xã cắt ngang ý kiến của hai anh và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp này, những ai vi phạm pháp luật về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Anh A.
B. Chủ tịch xã.
C. Chủ tịch xã và anh A.
D. Anh A và anh Z.
-
Câu 13:
Dù hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, chị A làm đơn xin nghỉ thêm một tháng và được giám đốc Y đồng ý. Vì thiếu người làm, giám đốc Y đã tuyển thêm nhân viên mới thay thế vị trí của chị A. Khi đi làm trở lại, chị A bị giám đốc điều chuyển sang làm công việc khác không đúng với hợp đồng lao động đã kí. Chị A phải sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
A. Tố cáo.
B. Khiếu nại.
C. Kháng nghị.
D. Phản biện.
-
Câu 14:
Thấy vợ mình là chị B bị ông X - giám đốc sở Y ra quyết định chuyển công tác đến 1 đơn vị ở xa dù đang nuôi con nhỏ. Anh N là chồng chị B đã thuê anh K chặn xe ô tô công vụ do ông X sử dụng đi đám cưới để đe dọa ông này. Do hoảng sợ, ông X đã điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh Z cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa năm triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì ông X từ chối đưa tiền nên anh Z đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà ông X không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Ông X, anh Z và anh K.
B. Anh Z, anh K.
C. Ông X và anh Z.
D. Ông Z, anh Z, anh K và anh N.
-
Câu 15:
Sau khi được anh A - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm X nhận vào làm công việc bảo vệ. Anh B đã mấy lần bắt gặp A nhận tiền của Y để tiếp tay cho Y cùng đồng bọn vào khai thác gỗ tại rừng phòng hộ. Anh B đã kể chuyện này cho vợ nghe và còn đưa cả bằng chứng cho vợ xem. Vợ anh B đã gọi điện và tống tiền anh A. Trong trường hợp trên, những ai cần bị tố cáo?
A. Vợ chồng B, A và Y.
B. Vợ B, A và Y.
C. Hạt trưởng A.
D. Hạt trưởng A và Y.
-
Câu 16:
Khi gặp tình huống nào sau đây, công dân được quyền khiếu nại?
A. Thấy người trộm cắp xe đạp ở cổng trường trung học.
B. Phát hiện đối tượng nghi ngờ buôn bán ma túy.
C. Sau khi nghỉ sinh đúng quy định đi làm lại bị giám đốc cho thôi việc không rõ lí do.
D. Thấy một nhóm thanh niên chuẩn bị đua xe trái phép.
-
Câu 17:
Công dân khi phát hiện hành vi phạm tội, việc làm nào sau đây là đúng với pháp luật?
A. Tố cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền.
B. Coi như không biết.
C. Che giấu tội phạm.
D. Giúp đỡ tội phạm bỏ trốn.
-
Câu 18:
Em B rất yêu thích vẽ và mong muốn đăng kí thi vào trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Nhưng bố mẹ B cho rằng học vẽ không có tương lai nên bắt B phải thi vào trường Đại học Thương mại. Bố mẹ B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập.
B. Phát triển.
C. Sáng tạo.
D. Giải trí.
-
Câu 19:
Dù đã gần 50 tuổi nhưng bác Lan vẫn quyết tâm theo học cao học ngành Quản trị kinh doanh tại trường đại học Kinh tế quốc dân. Bác Lan đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học không hạn chế.
B. Tự do lựa chọn ngành nghề học tập.
C. Tự do lựa chọn hình thức học tập.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 20:
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, chị A đã đi làm được hai năm, sau đó vừa làm vừa học liên thông đại học. Chị A đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học ở bậc cao hơn.
B. Học không hạn chế.
C. Học bất cứ ngành nghề nào.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 21:
Trường hợp nào dưới đây là thuộc diện được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học?
A. Con em thương binh, bệnh binh, liệt sĩ.
B. Đạt giải học sinh giỏi quốc gia.
C. Người dân tộc thiểu số.
D. Thi tốt nghiệp THPT đạt loại giỏi.
-
Câu 22:
Chính sách nào dưới đây giúp thực hiện quyền sáng tạo của công dân?
A. Miễn giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
B. Cấp học bổng cho học sinh học giỏi.
C. Giúp đỡ học sinh ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
D. Chăm lo điều kiện làm việc cho người nghiên cứu.
-
Câu 23:
Sau khi học xong lớp 9, do muốn theo đuổi ngành múa nên bạn H đã xin bố mẹ cho học hệ phổ thông năng khiếu của trường cao đẳng Múa Việt Nam và được bố mẹ đồng ý, dù gia đình bạn có truyền thống làm nghề Sư phạm. H đã thực hiện quyền học tập nào dưới đây?
A. Học suốt đời.
B. Học không hạn chế.
C. Tự do lựa chọn ngành, nghề học tập.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 24:
Quyền tự do kinh doanh của mỗi công dân được quy định tại điều bao nhiêu của Hiến pháp năm 2013?
A. Điều 30.
B. Điều 31.
C. Điều 32.
D. Điều 33.
-
Câu 25:
Mọi công dân khi đã có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận:
A. Cho phép kinh doanh.
B. Đăng kí kinh doanh.
C. Hoạt động kinh doanh.
D. Nộp thuế doanh nghiệp.
-
Câu 26:
Trong các nghĩa vụ của công dân khi tiến hành hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ nào được coi là quan trọng nhất?
A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Bảo vệ quền lợi người tiêu dùng.
-
Câu 27:
Công dân không bị bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây khi hoạt động kinh doanh?
A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
C. Tạo ra nhiều việc làm mới cho những người trong độ tuổi lao động.
D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
-
Câu 28:
Nhận định nào dưới đây không đúng với nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển các lĩnh vực xã hội?
A. Giải quyết vấn đề việc làm.
B. Xóa đói giảm nghèo.
C. Phòng, chống tệ nạn xã hội.
D. Tăng trưởng kinh tế đất nước.
-
Câu 29:
Nhà nước áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, đảm bảo phát triển giống nòi là nội dung phát triển lĩnh vực nào ở nước ta?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 30:
Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của những ai?
A. Nhà nước.
B. Công dân.
C. Các tổ chức trong và ngoài nước.
D. Nhà nước và mỗi công dân.
-
Câu 31:
Để bảo vệ môi trường, những việc làm nào dưới đây là bị pháp luật nghiêm cấm?
A. Phục hồi môi trường.
B. Chôn lấp chất thải độc hại, chất phóng xạ.
C. Quản lí chất thải.
D. Bảo tồn tài nguyên môi trường.
-
Câu 32:
Trong quá trình bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công việc có tầm quan trọng đặc biệt là gì?
A. Bảo vệ tài nguyên rừng.
B. Bảo vệ tài nguyên đất.
C. Bảo vệ tài nguyên nước.
D. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản
-
Câu 33:
Người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có thể bị xử lí hành chính, kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo:
A. Tính chất, hoàn cảnh vi phạm.
B. Hoàn cảnh, điều kiện vi phạm.
C. Điều kiện, mức độ vi phạm.
D. Mức độ, tính chất vi phạm.
-
Câu 34:
Nhận định nào sau đây không đúng với nội dung của tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc?
A. Tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc.
B. Bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
C. Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng
D. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải xử lí nghiêm minh, kịp thời.
-
Câu 35:
Củng cố quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là gì?
A. Quân đội nhân dân.
B. Công an nhân dân.
C. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
D. Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
-
Câu 36:
Nhà nước sử dụng những công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
A. Thuế.
B. Lãi suất của ngân hàng.
C. Tỉ giá ngoại tệ.
D. Tín dụng.
-
Câu 37:
Luật nào là không có quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường?
A. Luật Giáo dục.
B. Luật Xây dựng.
C. Luật Du lịch.
D. Luật Chuyển giao công nghệ.
-
Câu 38:
Ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh trong những trường hợp nào thì sẽ được miễn hoặc giảm thuế?
A. Tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân.
B. Nông sản sạch.
C. Được Nhà nước khuyến khích.
D. Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.
-
Câu 39:
Bộ luật nào dưới đây không có những quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường?
A. Luật Giáo dục.
B. Luật Xây dựng.
C. Luật Du lịch.
D. Luật Chuyển giao công nghệ.
-
Câu 40:
Để phát huy mọi tiềm năng của xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, pháp luật ghi nhận và đảm bảo quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tiếp cận thông tin.
B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền lựa chọn việc làm.
D. Quyền bình đẳng trong lao động.