Đề thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2022-2023
Trường THPT Trần Quang Khải
-
Câu 1:
Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron của nguyên tử 19K là
A. 1s22s22p63s23p6 4s1.
B. 1s22s22p43s1.
C. 1s22s22p53s1.
D. 1s22s22p53s2.
-
Câu 2:
Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ở anot thu được:
A. NaOH.
B. Cl2.
C. HCl.
D. Na.
-
Câu 3:
Nhận xét nào sau đây về NaHCO3 là không đúng?
A. Dung dịch NaHCO3 có pH < 7.
B. NaHCO3 là muối axit.
C. NaHCO3 bị phân huỷ bởi nhiệt.
D. Ion HCO3- trong muối có tính lưỡng tính.
-
Câu 4:
Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3, Al(OH)3, Ca(HCO3)2., Cr(OH)3, CrO. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 5:
Cho V lit CO2(đkc) vào 600 ml dd NaOH 1M thì thu được dung dịch chứa 2 muối có số mol bằng nhau. Giá trị V là
A. 8,96 lit.
B. 13,44 lit.
C. 4,48 lit.
D. 6,72 lit.
-
Câu 6:
Cho 9,3 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì kế tiếp nhau tác dụng hết với nước thu được 3,36 lít khí (đktc). Hai kim loại đó là
A. K và Rb.
B. Li và Na.
C. Na và K.
D. Rb và Cs.
-
Câu 7:
Cation M2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6. M là kim loại nào sau đây?
A. Be.
B. Mg.
C. Ca.
D. Ba.
-
Câu 8:
Dãy chất nào sau đây đều có thể tan trong nước ở điều kiện thường?
A. MgO, Na2O, CaO, Ca.
B. Na2O, Ba, Ca, Fe.
C. Na, Na2O, Ba, Ca, K.
D. Mg, Na, Na2O, CaO.
-
Câu 9:
Có các hóa chất sau: HCl, CaO, K3PO4, Na2CO3, Na. Hóa chất nào sau đây làm mềm nước cứng tạm thời chứa Ca(HCO3)2?
A. CaO; K3PO4; Na2CO3.
B. Cả 5 chất.
C. Na2CO3, K3PO4.
D. Na2CO3; K3PO4; Na, CaO.
-
Câu 10:
Cho Ba kim loại đến dư vào dung dịch H2SO4 loãng được dung dịch X và kết tủa Y. Dung dịch X phản ứng được với tất cả các chất trong dãy sau?
A. Al, CrO, CuO.
B. Al, Al2O3, CrO.
C. Al, Al2O3, Al(OH)3, Zn(OH)2.
D. Al, Fe, CuO.
-
Câu 11:
Cho hỗn hợp X gồm CaCO3, MgCO3, BaCO3 có khối lượng 36,8 gam vào cốc chứa dung dịch HCl dư người ta thu được 8,96 lít khí (đktc). Tổng khối lượng các muối thu được sau phản ứng là
A. 27 g.
B. 42,8 gam.
C. 41,2 g.
D. 31,7 g.
-
Câu 12:
Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,940.
B. 1,182.
C. 2,364
D. 1,970.
-
Câu 13:
Ở nhiệt độ cao, Al khử được ion kim loại trong oxit.
A. BaO.
B. MgO.
C. K2O.
D. Fe3O4.
-
Câu 14:
Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất tác dụng được với Al (dạng bột)?
A. dd FeCl3; H2SO4 đặc, nguội; dd KOH.
B. Cl2; dd Ba(OH)2; dd HCl; O2.
C. H2; I2; dd HNO3 đặc, nguội; dd FeCl3.
D. dd Na2SO4, dd NaOH, Cl2.
-
Câu 15:
Trong việc sản xuất Nhôm từ quặng Boxit, Criolit ( 3NaF.AlF3) có vai trò nào dưới đây?
1)Tăng nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
2) Giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
3) Tạo chất lỏng dẫn điện tốt.
4) Tạo dung dịch tan được trong nước.
5)Tạo hỗn hợp có khối lượng riêng nhỏ, nổi lên trên bề mặt Nhôm, bảo vệ cho nhôm không bị oxi hóa.
A. 2, 3, 5.
B. 1, 3, 5.
C. 2, 3, 4, 5.
D. 1, 2, 4, 5.
-
Câu 16:
Nung hỗn hợp gồm 10,8g bột nhôm với 16g bột Fe2O3 không có không khí, nếu hiệu suất phản ứng 80% thì khối lượng Al2O3 thu được là
A. 8,16 g.
B. 10,20 g.
C. 20,40 g.
D. 16,32 g.
-
Câu 17:
Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 7,8.
B. 43,2.
C. 10,8.
D. 5,4.
-
Câu 18:
Cho các chất sau: Cr, CrO, Cr(OH)2, Cr2O3, Cr(OH)3. Có bao nhiêu chất thể hiện tính chất lưỡng tính?
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 19:
Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch muối CrCl3, nếu thêm tiếp dung dịch brom thì thu được sản phẩm có chứa crom là
A. CrO2.
B. Cr(OH)3.
C. Na2Cr2O7.
D. Na2CrO4.
-
Câu 20:
Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm
A. AgNO3, Fe(NO3)2.
B. Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)3, AgNO3.
D. Fe(NO3)3.
-
Câu 21:
Khi cho dung dịch muối sắt (II) vào dung dịch kiềm, thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là
A. Fe(OH)2.
B. Fe2O3.
C. Fe(OH)3.
D. FeO.
-
Câu 22:
Nhúng thanh sắt lần lượt vào các dung dịch sau: CuCl2, AgNO3dư, ZnCl2, FeCl3, HCl, HNO3 loãng. Số trường hợp xảy ra phản ứng tạo hợp chất sắt (II) là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
-
Câu 23:
Để tác dụng hoàn toàn với 4,64 g hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 160 ml dung dịch HCl 1M. Nếu khử hoàn toàn 4,64 g hỗn hợp trên bằng CO ở nhiệt độ cao thì khối lượng Fe thu được là
A. 3,36 g.
B. 4,36 g.
C. 3,63 g.
D. 4,63 g.
-
Câu 24:
Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu bằng dung dịch HNO3dư, kết thúc thí nghiệm thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp B gồm NO và NO2 có khối lượng 12,2 gam. Khối lượng muối nitrat sinh ra là
A. 43 gam.
B. 34 gam.
C. 3,4 gam.
D. 4,3 gam.
-
Câu 25:
Hỗn hợp X gồm Fe và Cu với tỉ lệ % khối lượng là 4 : 6. Hoà tan m gam X bằng dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) dung dịch Y và có 0,65m gam kim loại không tan. Khối lượng muối khan có trong dung dịch Y là
A. 5,4 gam.
B. 6,4 gam
C. 11,2 gam.
D. 8,6 gam.
-
Câu 26:
Cho nguyên tử Cu (z = 29), cấu hình electron của ion Cu2+ là
A. 1s22s22p63s23p63d9
B. 1s22s22p63s23p64s23d7.
C. 1s22s22p63s23p64s13d10.
D. 1s22s22p63s23p63d104s1.
-
Câu 27:
Cho các dung dịch X1: dung dịch HCl; X2: dung dịch KNO3; X3: dung dịch HCl + KNO3; X4: dung dịch Fe2(SO4)3 ; X5 : AgNO3. Dung dịch nào có thể hoà tan được bột Cu?
A. X1, X4, X2.
B. X3, X4, X5.
C. X3, X2.
D. X1, X2, X3, X4.
-
Câu 28:
Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện 10A trong 1 thời gian thu được 0,224 lít khí (đktc) ở anot. Biết điện cực đã dùng là điện cực trơ và hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng catot tăng là
A. 1,28 gam.
B. 3,2 gam.
C. 0,64 gam.
D. 0,32 gam.
-
Câu 29:
Để làm mềm nước cứng tạm thời, đơn giản nhất nên
A. cho nước cứng tác dụng với dung dịch muối ăn bão hòa.
B. để lắng, lọc cặn.
C. cho nước cứng tác dụng với dung dịch HCl dư sau đó đun sôi kĩ dung dịch để đuổi khí.
D. đun nóng, để lắng, lọc cặn.
-
Câu 30:
Để nhận biết các dung dịch muối: Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, Na2SO4 đựng riêng biệt trong 5 lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là dung dịch:
A. Ba(OH)2.
B. HCl.
C. amoniac.
D. BaCl2.