Đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 Cánh diều năm 2023-2024
Trường THPT Trần Văn Ơn
-
Câu 1:
Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình nông nghiệp nước ta có điểm gì nổi bật?
A. khủng hoảng trầm trọng.
B. phát triển vượt bậc.
C. dần ổn định trở lại.
D. suy yếu nghiệm trọng.
-
Câu 2:
Các chúa Nguyễn ở Đảng Trong đã thực hiện chính sách gì để mở rộng ruộng đồng?
A. tăng cường xâm lược lãnh thổ.
B. tiến hành chiến tranh với Đảng Ngoài.
C. khuyến khích mua bán ruộng đất.
D. khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang.
-
Câu 3:
Các nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam trong thế kỉ XVI – XVIII bao gồm
A. làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức.
B. làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm tranh sơn mài, làm đồ trang sức.
C. làm đường trắng, làm gốm sử, dệt vải lụa, làm giấy.
D. khắc in bản gỗ, dệt vải lụa, rèn sắt, đúc đồng.
-
Câu 4:
Ngành nào từ thế kỉ XVI đến XVIII trở thành ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đảng Ngoài?
A. đúc đồng.
B. làm gốm sứ.
C. khai mỏ.
D. làm giấy.
-
Câu 5:
Thương nhân Hà Lan mỗi lần vào nước ta phải mua tơ xấu của chúa Trịnh đến hàng vạn lạng bạc, trong lúc đó “nợ cũ thì hầu như tuyệt vọng mà bọn quan lại thì ít khi trả tiền ngay, trong khi những việc này không đem trình lên chúa được nếu như không thông qua các bà phi dẫn đến tệ hà làm nặng nề”.
Đoạn trích trên thể hiện điều gì về tình hình ngoại thương nước ta giữa thế kỉ XVIII?
A. nguyên nhân đưa đến sự suy yếu của ngoại thương.
B. sự khủng hoảng của chính quyền Đảng Ngoài.
C. sự suy yếu của chính quyền Đảng Trong.
D. sự phát triển của tệ tham những ở địa phương.
-
Câu 6:
Biểu hiện nào chứng tỏ buôn bán nước nước ta phát triển mạnh ở miền xuôi từ các thế kỉ XVI – XVII?
A. nhiều phường hội được thành lập.
B. chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.
C. thương nhân nước ngoài đến buôn bán lâu dài.
D. nhà nước đóng nhiều thuyển để thuận tiện buôn bán.
-
Câu 7:
Người Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan đến nước ta để mang hàng hóa của họ đổi lấy những gì?
A. vũ khí, thuốc súng, len dạ.
B. tơ lụa, đường, nông sản quý.
C. bạc, đồng, đồ sứ.
D. vũ khí, len dạ, đồ sứ.
-
Câu 8:
Nhân tố nào tạo điều kiện cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Chính sách cải cách của nhà nước.
B. Nhiều thương nhân đến Việt Nam buôn bán.
C. Những đô thị cũ trước đây được phục hồi.
D. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa.
-
Câu 9:
Ý nào sau đây phản ánh không chính xác về đặc điểm của nông nghiệp nước ta cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI?
A. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại
B. Nhà nước không quan tâm nhiều đến sản xuất
C. Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra
D. Ở vùng đất mới Đàng Trong, nông nghiệp tương đối phát triển
-
Câu 10:
Điểm mới nào sau đây thể hiện sự phát triển của thương nghiệp ở nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII?
A. Xuất hiện các chợ họp theo phiên
B. Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của các vùng
C. Thợ thủ công đem hàng đến các đô thị, cảng thị buôn bán
D. Có sự giao lưu buôn bán với một số nước trong khu vực.
-
Câu 11:
Từ thế kỉ XVI đến XVIII, tôn giáo nào từng bước suy thoái khi tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như trước?
A. Nho giáo
B. Đạo giáo
C. Phật giáo.
D. Thiên chúa giáo.
-
Câu 12:
Một trong những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của người Việt được phát huy ở các thế kỉ XVI đến XVIII là
A. ăn trầu.
B. trò chơi dân gian.
C. tổ chức lễ hội.
D. thờ cúng tổ tiên.
-
Câu 13:
Chữ viết nào được truyền bá vào nước ta thông qua quá trình truyền bá của Thiên Chúa Giáo từ thế kỉ XVII?
A. chữ Phạn.
B. chữ Sancrit.
C. chữ Quốc ngữ.
D. chứ tượng ý.
-
Câu 14:
Từ thời kì nào chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống và văn thơ chữ Nôm được đưa vào nội dung thi cử?
A. thời nhà Mạc.
B. thời Lê sơ.
C. thời Lê – Trịnh.
D. thời vua Quang Trung.
-
Câu 15:
Giáo dục thi cử của nước ta ở các thế kỉ XVI đến XVIII có điểm hạn chế gì?
A. các bộ môn khoa học tự nhiên không được đưa vào nội dung thi cử.
B. các kì thi chọn nhân tài không còn được tổ chức nữa.
C. số lượng đi thi và đỗ đạt trong các khoa thi ngày càng nhiều.
D. phát triển thịnh đạt, có sự đổi mới về nội dung thi cử.
-
Câu 16:
Một trong những nội dung của các sáng tác văn học dân gian ở nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII là gì?
A. Ca ngợi chế độ phong kiến và các chính sách tích cực của chế độ.
B. Nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình về một cuộc sống tự do
C. Học hỏi nhiều từ văn học nước ngoài đặt biệt là từ Trung Hoa.
D. Phát triển với nhiều thể loại phong phú.
-
Câu 17:
Văn học dân gian ở vùng các dân tộc ít người có đóng góp gì quan trọng cho kho tàng văn học nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII?
A. Xóa bỏ những ràng buộc của lễ giáo phong kiến.
B. Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước.
C. Làm cho kho tàng văn học thêm đa dạng, phong phú.
D. Duy trì văn học chữ Hán trong đời sống văn học.
-
Câu 18:
Trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành ở nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII là
A. Các công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng.
B. Khắc cảnh sinh hoạt hàng ngày lên các vì, kèo ở đình làng.
C. Các làn điệu dân ca mang tính địa phương.
D. Khắc tượng chân dung các nhân vật vua chúa.
-
Câu 19:
Người lãnh đạo cuộc nổi dậy của binh lính chống triều đình trong năm 1883 là
A. Phan Bá Vành
B. Lê Văn Khôi
C. Cao Bá Quát
D. Nông Văn Vân
-
Câu 20:
Xã hội Việt Nam đầu thời Nguyễn phân chia thành những giai cấp nào?
A. Thống trị và bị trị
B. Địa chủ phong kiến và nông dân
C. Quý tộc và nông dân
D. Địa chủ và tá điền
-
Câu 21:
“Con ơi mẹ bảo con này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
Câu ca dao trên phản ánh hiện trạng gì dưới thời Nguyễn?
A. Tình yêu thương con của bà mẹ
B. Ví quan lại như bọn giặc cướp
C. Tệ tham qua ô lại dưới triều Nguyễn
D. Tình trạng bóc lột nhân dân tàn bạo
-
Câu 22:
Cuộc khủng hoảng xã hội nửa sau thế kỉ XVIII có tác động như thế nào đến nhà nước phong kiến thời Nguyễn?
A. Tăng cường tính chuyên chế, củng cố quan hệ sản xuất phong kiến
B. Tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân
C. Xu hướng thân phương Tây của triều đình
D. Xu hướng thần phục nhà Thanh của triều đình
-
Câu 23:
Lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII là
A. Giai cấp tư sản
B. Quý tộc mới
C. Liên minh giữa quý tộc mới và tư sản
D. Vua Sác-lơ I
-
Câu 24:
Trong những năm 1649- 1653, nước Anh theo thể chế chính trị gì?
A. Quân chủ chuyên chế
B. Cộng hòa
C. Bảo hộ công
D. Quân chủ lập hiến
-
Câu 25:
Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII?
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với phương thức sản xuất phong kiến
B. Chính sách tăng thuế của vua Sác-lơ I
C. Mâu thuẫn giữa tư sản với chế độ quân chủ chuyên chế.
D. Mâu thuẫn giữa những người theo Anh giáo và Thanh giáo
-
Câu 26:
Vua Lu-i XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp (5 – 1789) với mục đích gì?
A. Đề xuất vay tiền và ban hành thêm thuế mới
B. Ban bố tình trạng chiến tranh
C. Thông qua Chính phủ mới
D. Thông qua Hiến pháp mới
-
Câu 27:
Sự kiện nào mở đầu cho cách mạng tư sản Pháp 1789?
A. Vua triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp.
B. Đẳng cấp thứ 3 tuyên bố là Quốc hội.
C. Vua và quý tộc đàn áp cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.
D. Quần chúng nhân dân tấn công ngục Baxti và giành thắng lợi.
-
Câu 28:
Sau sự kiện ngày 14-7-1789, chính quyền ở Pháp thuộc về lực lượng chính trị nào?
A. Phái lập hiến
B. Tư sản công thương
C. Quý tộc mới
D. Tư sản và quý tộc mới
-
Câu 29:
Theo Hiến pháp 1791 nước Pháp lựa chọn theo thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ chuyên chế
B. Quân chủ lập hiến
C. Cộng hòa tư sản
D. Chế độ cộng hòa
-
Câu 30:
Khẩu hiệu nổi tiếng trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) của nước Pháp là
A. Tự do - Bình đẳng - Độc lập
B. Tự do - Bình đẳng - Hạnh phúc
C. Tự do - Bình đẳng - Bác ái
D. Tự do - Bình đẳng - Phát triển
-
Câu 31:
Đến giữa thế kỉ XIX, lãnh thổ Mĩ có đặc điểm gì nổi bật?
A. Bao gồm 13 bang ven biển Đại Tây Dương thuộc Bắc Mĩ
B. Bao gồm các bang rộng lớn ven biển Thái Bình Dương
C. Bao gồm 13 bang ven biển Đại Tây Dương và nhanh chóng mở rộng sang phía Tây
D. Bao gồm 30 bang trải rộng từ đông sang tây
-
Câu 32:
Kinh tế các bang miền Nam nước Mĩ giữa thế kỉ XIX mang đặc trưng gì nổi bật?
A. Phát triển kinh tế công thương nghiệp Tư bản chủ nghĩa.
B. Kinh tế của trại chủ và nông dân tự do chiếm ưu thế
C. ứng dụng những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật
D. Kinh tế đồn điền sử dụng sức lao động của nô lệ
-
Câu 33:
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc nội chiến ở Mĩ là gì?
A. Mâu thuẫn giữa tư sản ở miền Bắc và chủ nô ở miền Nam
B. Mâu thuẫn giữa kinh tế công thương nghiệp và kinh tế đồn điền
C. Mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô
D. Kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mĩ năm 1860
-
Câu 34:
Ngày 1-1-1863, ở Hoa Kì đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Lin-côn trúng cử tổng thống
B. Sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư lập trang trại được ban hành
C. Sắc lệnh xóa bỏ chế độ nô lệ được ban hành
D. Chính phủ Liên bang giành thắng lợi trong cuộc nội chiến
-
Câu 35:
Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của các bang miền Bắc nước Mĩ trước nội chiến?
A. Nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển
B. Kinh tế của trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế
C. Một phần phát triển kinh tế đồn điền, sử dụng sức lao động của nô lệ
D. Ứng dụng những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật
-
Câu 36:
Nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng trong những năm 1850 – 1870, chính phủ đế chế II do Na-pô-lê-ông III đứng đầu đã có quyết định gì?
A. Tiến hành cải cách sâu rộng đất nước.
B. Thành lập chính phủ lâm thời.
C. Gây chiến với Phổ.
D. Giao chính quyền cho tư sản.
-
Câu 37:
Sự kiện nào đánh dấu lần đầu tiên chính phủ của giai cấp tư sản bị lật đổ?
A. Ngày 19-7-1870, Chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ.
B. Cuộc cách mạng 18-3-1871.
C. Ngày 4-9-1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ đế chế II.
D. Ngày 26-3-1871, Công xã Pa-ri được thành lập.
-
Câu 38:
Sau khi Pháp thất bại trong chiến tranh Pháp – Phổ, Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập mang tên
A. Chính phủ tư sản.
B. Chính phủ lâm thời.
C. Chính phủ vệ quốc.
D. Chính phủ phản quốc.
-
Câu 39:
Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là
A. Ủy ban tài chính.
B. Hội đồng công xã.
C. Ủy ban an ninh xã hội.
D. Hội đồng quân sự.
-
Câu 40:
Đứng đầu mỗi ủy ban trong Công xã Pari là
A. một ủy viên công xã.
B. một thành viên công xã.
C. một thành viên Hội đồng công xã
D. một ủy viên ủy ban.