Đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021
Trường THPT Trần Quốc Tuấn
-
Câu 1:
Tư tưởng tiến bộ nào của chủ nghĩa xã hội không tưởng được chủ nghĩa xã hội kế thừa và phát triển?
A. Công bằng và bình đẳng.
B. Không tư hữu và không bóc lột.
C. Bảo vệ phụ nữ và trẻ em.
D. Cả A và B đều đúng.
-
Câu 2:
Ở Đức, để được làm việc trong các nhà máy công nhân phải đóng thuế đặc biệt cho bọn nào?
A. Giai cấp tư sản.
B. Tầng lớp quý tộc mới.
C. Bọn chủ chủ nhà máy.
D. Bọn địa chủ.
-
Câu 3:
Vì sao nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp?
A. Vì đem lại nhiều lợi nhuận.
B. Vì đa số dân cư sống bằng nghề nông.
C. Vì thương nghiệp không phát triển.
D. Vì chi phí sản xuất thấp.
-
Câu 4:
Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ đã không dẫn đến hành động gì của nhân dân?
A. Khởi nghĩa đòi lật đổ đế chế II.
B. Đòi thiết lập chế độ cộng hòa
C. Tổ chức kháng chiến chống quân Phổ.
D. Tự vũ trang và xây dựng phòng tuyến bảo vệ thủ đô.
-
Câu 5:
Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là
A. Phong trào bãi công, biểu tình của quần chúng cuối năm 1904
B. Công nhân Xanh Pêtécbua biểu tình thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống
C. Quân đội và cảnh sát của Nga hoàng gây vụ thảm sát “Ngày chủ nhật đẫm máu”
D. Nước Nga thất bại trong cuộc Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905)
-
Câu 6:
Vì sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới?
A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.
C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.
D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh vừa thi hành pháp lệnh.
-
Câu 7:
Sự kiện lịch sử nào được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?
A. Cuộc biểu tình ở Xanh Pêtécbua (9 -1 – 1905)
B. Khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pôtemkin (5 – 1905)
C. Cuộc tổng bãi công biến thành cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân Mátxcơva (12 – 1905)
D. Các Xô viết đại biểu công nhân được thành lập (cuối năm 1905)
-
Câu 8:
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 của nhân dân Pa-ri?
A. Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.
B. Bất bình trước thái độ ươn hèn của chính phủ tư sản khi Phổ tấn công.
C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.
D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông -mác.
-
Câu 9:
Lênin nhận định: Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân vì:
A. Giới cầm quyền ở Anh chỉ chú tâm đến xâm lược thuộc địa.
B. Anh có hệ thống thuộc địa trải dài khắp toàn cầu.
C. Anh chỉ chú trọng xuất khẩu tư bản.
D. Anh tiến hành xâm lược thuộc địa sớm nhất.
-
Câu 10:
Tại sao khi tư sản Anh tập trung vốn đầu tư sang thuộc địa thì công nghiệp trong nước lạc hậu?
A. Trong nước thiếu phát minh của tri thức.
B. Công nhân Anh thất nghiệp – thị trường nội địa kém.
C. Đa số dân Anh chuyển sang thuộc địa để làm giàu.
D. Kĩ thuật lạc hậu – năng suất thấp.
-
Câu 11:
Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của các bang miền Bắc nước Mĩ trước nội chiến?
A. Nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển
B. Kinh tế của trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế
C. Một phần phát triển kinh tế đồn điền, sử dụng sức lao động của nô lệ
D. Ứng dụng những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật
-
Câu 12:
Chính sách nào sau đây không được Công xã Pa-ri đề ra trong quá trình tồn tại của mình?
A. Tách nhà thờ ra khỏi trường học.
B. Công nhân được phép làm chủ những xí nghiệp lớn.
C. Thực hiện giáo dục bắt buộc và miễn phí.
D. Quân đội cảnh sát cũ bị giải tán.
-
Câu 13:
Đâu không phải lí do khiến công nghiệp Pháp phát triển chậm lại từ cuối thập niên 70 trở đi?
A. bồi thường chiến tranh do bại trận.
B. nghèo tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu.
C. giai cấp tư sản chỉ quan tâm đầu tư vào thuộc địa.
D. kĩ thuật lạc hậu so với các nước đế quốc trẻ.
-
Câu 14:
Tại sao Mỹ, Đức phát triển muộn nhưng nhanh chóng vượt qua Anh về sản lượng công nghiệp?
A. Do giàu tài nguyên thiên nhiên.
B. Do thu lợi từ các cuộc chiến tranh.
C. Do có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
D. Do áp dụng nhiều thành tựu mới của máy móc, thiết bị sản xuất.
-
Câu 15:
Sự khác biệt cơ bản của xuất khẩu tư bản giữa Anh và Pháp là gì?
A. Hình thức.
B. Số lượng.
C. Chất lượng.
D. Kết quả.
-
Câu 16:
Yếu tố nào đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ giữa thế kỉ XIX?
A. Lãnh thổ đất nước mở rộng quá nhanh
B. Miền Tây phát triển nền kinh tế trại chủ
C. Nền kinh tế phát triển nhanh, cung vượt quá cầu
D. Sự tồn tại của chế độ nô lệ ở miền Nam
-
Câu 17:
Cuộc nội chiến ở Mĩ (1861-1865) không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước
B. Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam
C. Duy trì được chế độ liên bang
D. Tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ vươn lên mạnh mẽ cuối thế kỉ XIX
-
Câu 18:
Nguyên nhân chủ yếu giúp chính phủ Liên bang có thể giành thắng lợi trước chủ nô miền Nam là
A. Có vũ khí tối tân, hiện đại.
B. Nhận được sự ủng hộ của nô lệ và người dân
C. Nhận được sự giúp đỡ của quốc tế
D. Giới chủ nô không có đường lối đấu tranh đúng đắn
-
Câu 19:
Điểm khác nhau nào giữa các nước đế quốc dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:
A. Tốc độ phát triển kinh tế của các nước đế quốc.
B. Mức độ chi phối đời sống kinh tế - xã hội của các tổ chức độc quyền.
C. Sự chênh lệch về diện tích thuộc địa.
D. Sự chênh lệch về đối tác xuất khẩu tư bản.
-
Câu 20:
Nguyên nhân chủ yếu của các cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc là gì?
A. Mâu thuẫn sắc tộc.
B. Mâu thuẫn biên giới lãnh thổ.
C. Mâu thuẫn lợi ích.
D. Mâu thuẫn về ý thức hệ.
-
Câu 21:
Nội dung nào sau đây thể hiện sự đối lập giữa thái độ chống Phổ của quần chúng nhân dân so với Chính phủ tư sản lâm thời?
A. Tự tổ chức thành các đơn vị Quốc dân quân.
B. Quyết định đầu hàng quân Phổ.
C. Mở cửa cho quân phổ tiến vào nước Pháp.
D. Xin đình chiến với quân Phổ.
-
Câu 22:
Điểm khác nhau giữa hai phái Bônsêvích và Mensêvích là gì?
A. Tán thành hay phản đối đường lối cách mạng của Lênin
B. Ủng hộ hay phản đối việc làm phải cách mạng lật đổ chế độ Nga hoàng
C. Về đánh giá vai trò của giai cấp công nhân và đảng tiên phong của nó
D. Nhận thức về vai trò của đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lãnh đạo
-
Câu 23:
Ý nào sau đây phản ánh vai trò của Lê -nin đối với Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga?
A. Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác.
B. Lãnh đạo phong trào 1905 – 1907 thắng lợi.
C. Đẩy mạnh truyền bá lí luận giải phóng dân tộc.
D. Thông qua chủ trương Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc.
-
Câu 24:
Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 thực sự là
A. cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của quân Đức.
B. cuộc cách mạng tư sản lần thứ tư ở Pháp.
C. cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
D. một cuộc chính biến lật đổ Đế chế III, thiết lập nền Cộng hoà III ở Pháp
-
Câu 25:
Ý nào dưới đây không phải là bài học mà Công xã Pa-ri để lại?
A. Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước "của dân, do dân, vì dân"
B. Phải thực hiện liên minh công nông vững chắc.
C. Phải xây dựng một chính đảng chân chính của giai cấp vô sản
D. Phải thực hiện liên minh với giai cấp vô sản quốc tế
-
Câu 26:
Nhân tố quan trọng thường xuyên quyết định đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là gì?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật sản xuất.
D. Sự chi phối của các tổ chức độc quyền.
-
Câu 27:
Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Đức đứng thứ mấy ở châu Âu?
A. Đứng thứ nhất
B. Đứng thứ hai
C. Đứng thứ ba.
D. Đứng thứ tư.
-
Câu 28:
Luận điểm nào không chứng tỏ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới?
A. Kiên quyết đấu tranh cho quyền lợi cho giai cấp công nhân.
B. Tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác.
C. Tập hợp đông đảo nhân dân lao động vào mặt trận thống nhất chung.
D. Dựa vào quần chúng nhân dân lao động đấu tranh vì tiến bộ xã hội.
-
Câu 29:
Bản chất của cuộc nội chiến ở Mĩ năm 1861-1865 là
A. Chiến tranh li khai
B. Cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai
C. Cuộc đầu tranh giải phóng nô lệ
D. Công cuộc thống nhất đất nước
-
Câu 30:
Lịch Sử hình thành và phát triển của nước Mĩ cho đến hiện nay vẫn chưa thể giải quyết triệt để vấn đề gì?
A. Bình đẳng với phụ nữ
B. Vấn đề nô lệ
C. Vấn đề phân biệt chủng tộc
D. Vấn đề duy trì chế độ liên bang
-
Câu 31:
Sự thành lập nước Đức thống nhất (1871) có điểm gì đặc biệt?
A. Vua Phổ trở thành hoàng đế Đức
B. Có sự ủng hộ của tất cả các nước láng giềng
C. Được tiến hành ở Cung điện Véc-xai của Pháp
D. Có sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
-
Câu 32:
Điểm nổi bật trong quá trình phát triển công nghiệp Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
A. Tập trung sản xuất và tập trung ngân hàng diễn ra sớm.
B. Tập trung tư bản và tài chính diễn ra muộn.
C. Xuất khẩu tư bản và tập trung tư bản diễn ra muộn.
D. Tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm.
-
Câu 33:
Một trong những ý nghĩa quốc tế của phong trào cách mạng 1905 – 1907 là gì?
A. Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng.
B. Thức tỉnh nhân đấu tranh vào đầu thế kỉ XX.
C. Cổ vũ phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc.
D. Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân Nga.
-
Câu 34:
Phong trào cách mạng 1905 – 1907 mang tính chất?
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
B. Cách mạng giải phóng dân tộc.
C. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 35:
Những lực lượng nào tham gia phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?
A. Công nhân, nông dân, địa chủ.
B. Công nhân, nông dân, binh lính.
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
D. Công nhân, nông dân, tư sản.
-
Câu 36:
Nội dung chính trong hoạt động của phái cơ hội ở Nga đầu thế kỉ XIX là
A. Kêu gọi nhân dân ủng hộ chính phủ tư sản, ủng hộ chiến tranh.
B. Đấu tranh chống chiến tranh đế quốc.
C. Thực hiện khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến Cách mạng”.
D. Tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào trong quần chúng nhân dân.
-
Câu 37:
Điểm giống nhau giữa cách mạng Nga 1905 – 1907 và cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII là
A. Chống lại chế độ quân chủ, lật đổ ách thống trị của nhà vua
B. Cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo
C. Diễn ra trong thời đại đế quốc chủ nghĩa
D. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
-
Câu 38:
Các công ty độc quyền của Đức xuất hiện dưới hình thức phổ biến nào?
A. Cacten và tơrớt.
B. Tơrớt và Xanhđica.
C. Cacten và Xanhđica.
D. Tất cả các hình thức trên.
-
Câu 39:
Trong khoảng thời gian nào, kinh tế Mỹ từ hàng thứ tư vươn lên đứng đầu thế giới?
A. Từ năm 1865 đến năm 1890.
B. Từ năm 1865 đến 1894.
C. Từ năm 1865 đến 1892.
D. Từ năm 1865 đến năm 1870.
-
Câu 40:
Hình thức độc quyền cao và phổ biến ở Mỹ là gì?
A. Cácten
B. Xanhđica.
C. Tơrớt.
D. Rốc-phe-lơ.