Đề thi HK2 môn Vật lí 10 CTST năm 2022-2023
Trường THPT Trần văn Giàu
-
Câu 1:
Moment lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng
A. Làm vật quay
B. Làm vật chuyển động tịnh tiến
C. Vừa làm vật quay vừa chuyển động tịnh tiến
D. Làm vật cân bằng
-
Câu 2:
Chọn phát biểu đúng về Moment lực
A. Moment lực tác dụng lên vật là đại lượng vô hướng
B. Moment lực đối với một trục quay được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó
C. Moment lực là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực
D. Đơn vị của moment lực là N/m
-
Câu 3:
Một bu lông nối khung chính và khung sau của xe đạp leo núi cần moment lực 15 N.m để siết chặt. Nếu bạn có khả năng tác dụng lực 40 N lên cờ lê theo một hướng bất kì thì chiều dài tối thiểu của cờ lê để tạo ra moment lực cần thiết là bao nhiêu?
A. 0,38 m
B. 0,33 m
C. 0,21 m
D. 0,6 m
-
Câu 4:
Năng lượng có tính chất nào sau đây?
A. Là một đại lượng vô hướng
B. Có thể tồn tại ở những dạng khác nhau
C. Có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, các thành phần của hệ
D. Các đáp án trên đều đúng
-
Câu 5:
Vật dụng nào sau đây không có sự chuyển hóa từ điện năng sang cơ năng?
A. Quạt điện
B. Máy giặt
C. Bàn là
D. Máy sấy tóc
-
Câu 6:
Lò nung trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây?
A. Thực hiện công
B. Truyền nhiệt
C. Phát ra các tia nhiệt
D. Không trao đổi năng lượng
-
Câu 7:
kW.h là đơn vị của
A. Công
B. Công suất
C. Hiệu suất
D. Lực
-
Câu 8:
Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500 N lên sàn ô tô cách mặt đất bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể). Kéo thùng thứ nhất dùng tấm ván 4m, kéo thùng thứ hai dùng tấm ván 2 m. So sánh nào sau đây đúng khi nói về công thực hiện trong hai trường hợp?
A. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn hai lần
B. Trong cả hai trường hợp công của lực kéo bằng nhau
C. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo lớn hơn và lớn hơn 4 lần
D. Trường hợp thứ hai công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần
-
Câu 9:
Một dây cáp sử dụng động cơ điện tạo ra một lực không đổi 50 N tác dụng lên vật và kéo vật đi một đoạn đường 30 m trong thời gian 1 phút. Công suất của động cơ là:
A. 50 W
B. 25 W
C. 100 W
D. 75 W
-
Câu 10:
Xét một vật chỉ chịu tác dụng của trường trọng lực, tại vị trí vật có động năng cực đại thì
A. Thế năng cực tiểu
B. Thế năng cực đại
C. Cơ năng cực đại
D. Cơ năng bằng 0
-
Câu 11:
Chọn câu sai về động năng?
A. Công thức tính động năng:
B. Đơn vị động năng là: kg.m/s2
C. Đơn vị động năng là đơn vị công
D. Đơn vị động năng là: W.s
-
Câu 12:
Trong các quá trình chuyển động sau đây, quá trình nào mà động lượng của vật không thay đổi?
A. Vật chuyển động chạm vào vách và phản xạ lại
B. Vật được ném ngang
C. Vật đang rơi tự do
D. Vật chuyển động thẳng đều
-
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây SAI về động lượng
A. Động lượng là một đại lượng vectơ
B. Xung của lực là một đại lượng vectơ
C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật
D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi
-
Câu 14:
Khẳng định nào sau đây là không đúng trong trường hợp hai vật cô lập va chạm mềm với nhau?
A. Năng lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn
B. Cơ năng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn
C. Động lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn
D. Trong quá trình va chạm, hai vật chịu lực tác dụng như nhau về độ lớn
-
Câu 15:
Trong điều kiện nào dưới đây, hai vật chuyển động đến va chạm đàn hồi với nhau và đứng yên sau va chạm?
A. Hai vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp đến va chạm với nhau
B. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên
C. Hai vật có khối lượng bằng nhau, chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc
D. Không thể xảy ra hiện tượng trên
-
Câu 16:
Một người có khối lượng 50 kg nhảy ngang với vận tốc 2 m/s lên một chiếc thuyền trôi dọc theo bờ sông với vận tốc 1 m/s. Biết khối lượng của thuyền là 173,2 kg. Tìm độ lớn vận tốc của thuyền khi người đã nhảy vào thuyền.
A. 0,896 m/s
B. 0,875 m/s
C. 0,4 m/s
D. 0,5 m/s
-
Câu 17:
Tìm chiều dài của một cung tròn của đường tròn có bán kính 0,5 m, được chắn bởi góc 60°
A. 0,5236 m
B. 0,2 m
C. 1 m
D. 30 m
-
Câu 18:
Tính độ lớn gia tốc hướng tâm của điểm đầu mút một kim giờ dài 8 cm, coi kim giờ chuyển động tròn đều.
A. 1,6923.10−9 (m/s2)
B. 2,6923.10−9 (m/s2)
C. 3,6 (m/s2)
D. 9,6 (m/s2)
-
Câu 19:
Gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều tăng hay giảm bao nhiêu nếu vận tốc góc giảm còn một nửa nhưng bán kính quỹ đạo tăng 2 lần.
A. Giảm 1/2
B. Tăng 1/2
C. Tăng 1/4
D. Giảm 1/4
-
Câu 20:
Chọn phát biểu sai về chuyển động?
A. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm
B. Xe chuyển động vào một đoạn đường cong (khúc cua có mặt đường nghiêng), lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực ma sát
C. Xe chuyển động đều trên đỉnh một cầu võng, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai trò lực hướng tâm
D. Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm
-
Câu 21:
Một vật khối lượng m đặt trên đĩa quay đều với vận tốc góc ω. Vật đã vạch nên đường tròn bán kính R. Vật đã chuyển động tròn đều nên lực đóng vai trò lực hướng tâm là:
A. Trọng lực
B. Phản lực của đĩa
C. Lực ma sát nghỉ
D. Hợp lực của 3 lực trên
-
Câu 22:
Một tài xế điều khiển một ôtô có khối lượng 1000 kg chuyển động quanh vòng tròn có bán kính 100 m nằm trên một mặt phẳng nằm ngang với vận tốc có độ lớn là 10 m/s. Lực ma sát nghỉ cực đại giữa lốp xe và mặt đường là 900 N. Ôtô sẽ:
A. Trượt vào phía trong của vòng tròn
B. Trượt ra khỏi đường tròn
C. Chạy chậm lại vì tác dụng của lực li tâm
D. Chưa đủ cơ sở để kết luận
-
Câu 23:
Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm, khi bị biến dạng kéo chiều dài lò xo là 24 cm, tính độ biến dạng của lò xo.
A. 4 cm
B. - 4 cm
C. 44 cm
D. 30 cm
-
Câu 24:
Đặt một lò xo trên nền nhà và sat tường. Lấy tay ép lò xo vào tường, lò xo bị biến dạng. Lực nào sau đây gây ra sự biến dang của lò xo
A. Lực của tay
B. Lực của tường
C. Lực của tay, tường và Trái đất
D. Lực của tay và tường
-
Câu 25:
Hai lò xo A và B có chiều dài tự nhiên bằng nhau. Độ cứng lò xo A là 100 N/m. Khi kéo hai lò xo có cùng lực F thì lò xo A giãn 2 cm, lò xo B giãn 1 cm. Độ cứng lò xo B là:
A. 100 N/m
B. 200 N/m
C. 300 N/m
D. 10 N/m
-
Câu 26:
Lò xo nào sau đây có độ cứng lớn nhất?
A. Khi chịu tác dụng lực 1.103 N, lò xo bị nén 4,5 cm
B. Khi chịu tác dụng lực 2.103 N, lò xo bị dãn 4,5 cm
C. Khi chịu tác dụng lực 1.103 N, lò xo bị dãn 5,5 cm
D. Khi chịu tác dụng lực 3.103 N, lò xo bị dãn 5,5 cm
-
Câu 27:
Cánh tay đòn của lực là gì?
A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực
B. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực
C. Khoảng cách từ vật đến giá của lực
D. Khoảng cách từ trục quay đến vật
-
Câu 28:
Quy tắc moment lực dùng được khi nào?
A. Chỉ dùng cho vật rắn có trục quay cố định
B. Chỉ dùng cho vật rắn không có trục quay cố định
C. Không dùng cho vật chuyển động quay
D. Dùng được cho vật rắn có trục cố định và không cố định
-
Câu 29:
Một người dùng chiếc búa dài 25 cm để nhổ một cây đinh đóng thẳng đứng ở một tấm gỗ. Biết lực tác dụng vào cây búa 180 N song song với mặt đất là có thể nhổ được cây đinh. Hãy tìm lực cản của gỗ tác dụng lên cây đinh, biết trục quay tạm thời của búa cách đinh một khoảng 9 cm.
A. 500 N
B. 400 N
C. 200 N
D. 100 N
-
Câu 30:
Cần cẩu khi hoạt động, thực hiện trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây?
A. Thực hiện công
B. Truyền nhiệt
C. Phát ra các tia nhiệt
D. Không trao đổi năng lượng
-
Câu 31:
Một cần cẩu nâng một vật nặng khối lượng 5 tấn từ trạng thái nghỉ chuyển động thẳng đứng nhanh dần đều lên trên với độ lớn gia tốc bằng 0,5 m/s2. Lấy g=10 m/s2. Độ lớn công mà cần cẩu thực hiện được sau thời gian 3 giây là:
A. 116104 J
B. 213195 J
C. 115107 J
D. 118125 J
-
Câu 32:
Công suất được xác định bằng yếu tố nào?
A. Giá trị công có khả năng thực hiện
B. Công thực hiện trong một đơn vị thời gian
C. Công thực hiện trên đơn vị độ dài
D. Tích của công và thời gian thực hiện công
-
Câu 33:
Một cầu thang cuốn trong siêu thị mang 20 người, trọng lượng của mỗi người bằng 500 N từ tầng dưới lên tầng trên cách nhau 6 m (theo phương thẳng đứng) trong thời gian 1 phút. Tính công suất của cầu thang cuốn này:
A. 4 kW
B. 5 kW
C. 1 kW
D. 10 kW
-
Câu 34:
Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5 kW kéo một vật có khối lượng 1200 kg lên cao 30 m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90 s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ này bằng:
A. 100%
B. 80%
C. 60%
D. 40%
-
Câu 35:
Chọn câu sai trong các câu sau. Động năng của vật không đổi khi vật
A. Chuyển động thẳng đều
B. Chuyển động với gia tốc không đổi
C. Chuyển động tròn đều
D. Chuyển động cong đều
-
Câu 36:
Tìm phát biểu SAI trong các phát biểu sau. Thế năng trọng trường
A. Luôn luôn có trị số dương
B. Tuỳ thuộc vào mặt phẳng chọn làm mốc thế năng
C. Tỷ lệ với khối lượng của vật
D. Có thể âm, dương hoặc bằng không
-
Câu 37:
Cơ năng của vật không thay đổi nếu vật chuyển động:
A. Chuyển động thẳng đều
B. Chỉ dưới tác dụng của lực ma sát
C. Chỉ dưới tác dụng của trọng lực
D. Chuyển động tròn đều
-
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây SAI về động lượng?
A. Động lượng là một đại lượng vectơ
B. Xung của lực là một đại lượng vectơ
C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật
D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi
-
Câu 39:
Chọn đáp án đúng. Va chạm mềm
A. Xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm
B. Là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau
C. Động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm
D. Tổng động lượng của hệ trước và chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm
-
Câu 40:
Chọn đáp án đúng. Va chạm đàn hồi
A. Xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm
B. Là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau
C. Động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm
D. Tổng động lượng của hệ trước và chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm