Đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022
Trường THPT Thăng Long
-
Câu 1:
Ký hiệu: V0 là thể tích ở 00C, V là thể tích ở t0C, β là hệ số nở khối. Công thức tính thể tích V ở t0C là :
A. V = V0(1 + βt).
B. V = V0 + βt.
C. V = V0 – βt
D. V = \(\frac{{{V}_{0}}}{1+\beta .t}\)
-
Câu 2:
Trong hiện tượng nở vì nhiệt của vật rắn, hệ số nở dài có độ lớn
A. phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật liệu.
B. không phụ thuộc vào bản chất, phụ thuộc kích thước vật liệu.
C. phụ thuộc vào bản chất của vật liệu.
D. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
-
Câu 3:
Hai thanh một bằng sắt, một bằng kẽm dài bằng nhau ở 00C, còn ở 1000C thì chênh lệch nhau 10mm. Tìm chiều dài của hai thanh đó ở 00C. Biết hệ số nở dài của sắt là 11,4.10-6K-1, của kẽm là 34.10-6K-1.
A. 424,5m.
B. 4,425m.
C. 442,5mm.
D. 342mm.
-
Câu 4:
Chiều dài mỗi thanh ray đường sắt ở 00C là 12,5 m. Biết hệ số nở dài của sắt là α = 2.10-5 K-1.Khi nhiệt độ tăng lên đến 500 C thì khoảng cách cần thiết để hở giữa các thanh ray là
A. 0,25 cm
B. 1,25 mm
C. 2,5 cm
D. 1,25 cm
-
Câu 5:
Một khối sắt ở 00C có thể tích là 1000 cm3. Biết hệ số nở dài của sắt là α = 11.10-6 K-1Thể tích của khối sắt đó ở 1000C là
A. 1003,3 cm3
B. 1006,6 cm3
C. 1336,6 cm3
D. 1333,6 cm3.
-
Câu 6:
Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để:
A. làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi
B. dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa
C. thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm.
D. chuyển chất lỏng từ bình này sang bình kia bằng hai bình thông nhau.
-
Câu 7:
Chọn cụm từ thích hợp điền vào khoảng trống.Hiện tượng mực chất lỏng bên trong các ống có đường kính trong nhỏ luôn dâng cao hơn hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống gọi là hiện tượng…………….
A. căng bề mặt
B. dính ướt.
C. mao dẫn
D. không dính ướt.
-
Câu 8:
Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 44mm và đường kính trong là 40mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45 mN. Lực tối thiểu để bứt vòng xuyến ra khỏi bề mặt của Glixerin ở 20°C là 64,3 mN. Hệ số căng bề mặt của glixerin ở nhiệt độ này là
A. 0,0073N/m
B. 0.73 N/m
C. 0,098 N/m
D. \(66,{3.10^{ - 3}}\,\,N/m\)
-
Câu 9:
Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó:
A. động năng cực đại, thế năng cực tiểu.
B. động năng cực tiểu, thế năng cực đại.
C. động năng bằng thế năng.
D. cơ năng cực đại.
-
Câu 10:
Với kí hiệu: \({V_0}\) là thể tích ở \({0^0}C\); \(V\) thể tích ở \({t^0}C\); \(\beta \) là hệ số nở khối. Biểu thức nào sau đây là đúng với công thức tính thể tích ở \({t^0}C\)?
A. \(V = {V_{0}} - \beta t\)
B. \(V = {V_{0}} + \beta t\)
C. \(V = {V_0}.\left( {1 + \beta t} \right)\)
D. V = \(\frac{{{V}_{0}}}{1+\beta t}\)
-
Câu 11:
Một thanh ray của đường sắt ở nhiệt độ 150C có độ dài là 12,5m. Nếu hai đầu các thanh ray khi đó chỉ đặt cách nhau 4,5mm, thì các thanh ray này có thể chịu được nhiệt độ lớn nhất bằng bao nhiêu để chúng không bị uốn cong do tác dụng nở vì nhiệt? cho biết hệ số nở dài của mỗi thanh ray là α = 12.10-6K-1.
A. 50oC
B. 30oC
C. 45oC
D. 100oC
-
Câu 12:
Một lượng khí đựng trong một xilanh có pit-tông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2atm, 15 lít, 300K. Khi pit-tông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm, thể tích giảm còn 12 lít. Xác định nhiệt độ của khí khi nén.
A. 420oC
B. 693oC
C. 147oC
D. 300oC
-
Câu 13:
Công thức \(\frac{V}{T}=\) hằng số áp dụng cho quá trình biến đổi trạng thái nào của một khối khí xác định ?
A. Quá trình bất kì
B. Quá trình đẳng nhiệt
C. Quá trình đẳng tích
D. Quá trình đẳng áp
-
Câu 14:
Một bình kín chứa khí ở 300K và áp suất 2.105Pa, khi tăng nhiệt độ lên gấp đôi thì áp suất trong bình là
A. 105 Pa
B. 2.105 Pa
C. 3.105 Pa
D. 4.105 Pa
-
Câu 15:
Chọn phát biểu đúng: Trong hệ toạ độ (p,V)
A. đường đẳng tích là đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua góc toạ độ
B. đường đẳng nhiệt là đường hypebol
C. đường đẳng nhiệt là đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua góc toạ độ
D. đường đẳng tích là đường thẳng vuông góc với trục áp suất p.
-
Câu 16:
Một lượng khí có thể tích 10lít và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 4atm thì thể tích của khí là:
A. 2,5lit
B. 5 lit
C. 10lit
D. 25lit
-
Câu 17:
Chọn câu sai khi nói về cấu tạo chất
A. Các phân tử luôn luôn chuyển động không ngừng
B. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao và ngược lại
C. Các phân tử luôn luôn đứng yên và chỉ chuyển động khi nhiệt độ của vật càng cao
D. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.
-
Câu 18:
Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất . Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng?
A. 1m
B. 0,6m
C. 5m
D. 0,7m
-
Câu 19:
Chọn câu sai:
A. Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn
B. Nhiệt tự truyền từ vật này sang vật khác bất kỳ
C. Động cơ nhiệt không thể chuyển hoá tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học
D. Độ biến thiên nội năng bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được
-
Câu 20:
Ở độ cao 5m so với mốc thế năng, ném một vật có m = 0,5kg với vận tốc 2m/s, lấy g=10m/s2 . Cơ năng của vật sẽ bằng bao nhiêu?
A. 5J
B. 26J
C. 45J
D. 25J
-
Câu 21:
Một vật được ném thẳng lên cao. Nếu bỏ qua sức cản không khí thì đại lượng nào sau đây của vật không đổi khi vật đang chuyển động.
A. Thế năng
B. Động năng
C. Cơ năng
D. Động lượng
-
Câu 22:
Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Thế năng đàn hồi của lò xo khi giãn ra 5 cm so với trạng thái ban đầu là bao nhiêu?
A. 0,125J
B. 2,5 J
C. 5J
D. 0,25 J
-
Câu 23:
Một khẩu súng có khối lượng 4kg (không kể khối lượng viên đạn) bắn ra viên đạn có khối lượng 50g theo phương ngang. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800m/s. Vận tốc giật lùi của súng (theo phương ngang) là:
A. 2m/s
B. 6m/s
C. 10 m/s
D. 12 m/s
-
Câu 24:
Chọn phát biểu sai khi nói về thế năng trọng trường
A. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng mà vật có do nó được đặt tại một vị trí xác định trong trọng trường của Trái đất.
B. Thế năng trọng trường có đơn vị là N/m2
C. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgz
D. Khi tính thế nănng trọng tường, có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng
-
Câu 25:
Một động cơ điện cung cấp công suất 15kW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000kg chuyển động đều lên cao 30m. Lấy g = 10m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là:
A. 20s
B. 5s
C. 15s
D. 10s
-
Câu 26:
Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi, khối lượng tăng gấp đôi thì:
A. động năng tăng gấp đôi
B. động năng tăng gấp 4
C. động năng tăng gấp 8
D. động năng tăng gấp 6
-
Câu 27:
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?
A. J/s
B. HP
C. kW.h
D. W
-
Câu 28:
Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng:
A. Động lượng có đơn vị là Kg.m/s2.
B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
C. Vật có khối lượng và đang chuyển động thì có động lượng.
D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
-
Câu 29:
Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt phẳng nằm ngang là 30o. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ở chân dốc là:
A. 10\(\sqrt{2}\) m/s
B. 10 m/s
C. 5\(\sqrt{2}\) m/s
D. 5 m/s
-
Câu 30:
Trong biểu thức DU = A + Q nếu Q < 0 thì
A. vật truyền nhiệt lượng cho các vật khác
B. vật nhận công từ các vật khác
C. vật thực hiện công lên các vật khác
D. vật nhận nhiệt lượng từ các vật khác
-
Câu 31:
Người ta truyền cho khí trong xi-lanh nhiệt lượng 100 J . Chất khí nở ra thực hiện công 65 J đẩy pittông lên. Nội năng của khí biến thiên một lượng là bao nhiêu?
A. 100J
B. 65J
C. 50J
D. 35J
-
Câu 32:
Một ấm bằng nhôm có khối lượng 250g đựng 1,5kg nước ở nhiệt độ 250C. Tìm nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước trong ấm (1000C). Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là cAl = 920J/kgK và cn = 4190J/kgK .
A. 488625J
B. 688426J
C. 884626J
D. 462688J
-
Câu 33:
Một thanh ray dài 10m được lắp lên đường sắt ở nhiệt độ 200C. Phải chừa một khe hở ở đầu thanh ray với bề rộng là bao nhiêu, nếu thanh ray nóng đến 500C thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra. ( Biết hệ số nở dài của sắt làm thanh ray là α = 12. 10-6 k-1 ).
A. Δl = 3,6.10-2 m
B. Δl = 3,6.10-3 m
C. Δl= 3,6.10-4 m
D. Δl= 3,6. 10-5 m
-
Câu 34:
Một quả bóng đang bay với động lượng \(\vec{p}\) thì đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:
A. 0
B. -2\(\vec{p}\)
C. 2\(\vec{p}\)
D. \(\vec{p}\)
-
Câu 35:
Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôi – lơ. Mariốt?
A. V/p= hằng số
B. P1V2 = P2V1
C. PV = hằng số
D. PV = hằng số
-
Câu 36:
Một khối khí được biến đổi để thể tích giảm 3 lần và nhiệt độ tuyệt đối tăng gấp đôi. Khi đó áp suất sẽ
A. tăng 1,5 lần
B. giảm 1,5 lần
C. giảm 6 lần
D. tăng 6 lần
-
Câu 37:
Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất . Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng ?
A. 1m
B. 0,6m
C. 5m
D. 0,7m
-
Câu 38:
Một vật khối lượng 5 kg chuyển động trên mặt sàn ngang dưới tác dụng của một lực kéo không đổi có phương ngang vận tốc của vật tăng từ 18 km/h lên đến 54 km/h trên quãng đường 50m. Biết lực ma sát tác dụng vào vật có độ lớn không đổi là 15N. Xác định độ lớn lực kéo tác dụng vào vật ?
A. 20 N
B. 15 N
C. 25 N
D. 30 N
-
Câu 39:
Một khối khí lý tưởng có thể tích 12,8 lít, ở nhiệt độ 247oC và áp suất 1atm. Cho khối khí biến đổi qua hai quá trình liên tiếp.
Quá trình 1: Làm lạnh đẳng áp để thể tích giảm còn một nửa thể tích ban đầu.
Quá trình 2: Nung nóng đẳng tích, áp suất tăng lên thêm một lượng bằng \(\frac{1}{2}\) áp suất ở đầu quá trình 2.
Tìm thể tích áp suất và nhiệt độ cuối cùng của khối khí ?
A. \({T_2} = 290\,\left( K \right);{T_3} = 390\left( K \right)\)
B. \({T_2} = 260\,\left( K \right);{T_3} = 350\left( K \right)\)
C. \({T_2} = 260\,\left( K \right);{T_3} = 360\left( K \right)\)
D. \({T_2} = 260\,\left( K \right);{T_3} = 390\left( K \right)\)
-
Câu 40:
Một khối khí lý tưởng đang ở áp suất 2atm thì được nung nóng đến khi nhiệt độ tuyệt đối tăng lên 2 lần và thể tích tăng lên 2,5 lần. Áp suất của khối khí sau khi nung là:
A. 1,6atm
B. 1,4atm.
C. 2,5atm.
D. 2,8atm.