Đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021
Trường THPT Nguyễn Công Trứ
-
Câu 1:
Động lượng được tính bằng đơn vị nào cho dưới đây?
A. N/s
B. N.s.
C. N.m.
D. N.m/s.
-
Câu 2:
Đơn vị nào trong đây không phải là đơn vị công suất?
A. J.s.
B. W.
C. N.m/s.
D. HP.
-
Câu 3:
Công có thể biểu thị bằng tích của các đại lượng nào?
A. Năng lượng và khoảng thời gian.
B. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian.
C. Lực và quãng đường đi được.
D. Lực và vận tốc.
-
Câu 4:
Một người kéo một hòm gỗ khối lượng 80 kg trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp góc 300 so với phương nằm ngang. Lực tác dụng lên dây bằng 150 N. Tính công của lực trượt đi được 20 m.
A. 598 J
B. 3598 J
C. 1598 J
D. 2598 J
-
Câu 5:
Câu nào sai trong các câu sau? Động năng của vật không đổi khi vật
A. Chuyển động thẳng đều.
B. Chuyển động với gia tốc không đổi.
C. Chuyển động với gia tốc.
D. Chuyển động cong đều.
-
Câu 6:
Chọn đáp án đúng. Động năng của một vật nặng tăng khi
A. Gia tốc của vật a > 0.
B. Vận tốc của vật v > 0.
C. Các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
D. Gia tốc của vật tăng.
-
Câu 7:
Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 0,1 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc vật bằng bao nhiêu?
A. 0,45 m/s.
B. 1,0 m/s.
C. 1,4 m/s.
D. 4,4 m/s.
-
Câu 8:
Một ô tô có khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 80 km/h. Động năng của ô tô có giá trị nào sau đây?
A. 2,52.104 J.
B. 2,47.105 J.
C. 2,42.106 J.
D. 3,2.106 J.
-
Câu 9:
Tính động năng của một vận động viên có khối lượng 70 kg chạy đều hết quãng đường 400 m trong thời gian 45 s.
A. 2765,4(J)
B. 275,4(J)
C. 1765,4(J)
D. 765,4(J)
-
Câu 10:
Một vật khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực nằm ngang 5 N, vật chuyển động và đi được 10 m. Tính vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy.
A. 1,07m/s
B. 7,07m/s
C. 5,07m/s
D. 9,07m/s
-
Câu 11:
Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì
Hãy chọn câu sai.
A. Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau.
B. Thời gian rơi bằng nhau.
C. Công của trọng lực bằng nhau.
D. Gia tốc rơi bằng nhau.
-
Câu 12:
Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao bằng bao nhiêu?
A. 0,102 m.
B. 1,0 m.
C. 9,8 m.
D. 32 m.
-
Câu 13:
Chọn câu đúng. Một vật khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn ∆l (∆l < 0) thì thế năng đàn hồi bằng bao nhiêu?
A. +1/2 k(∆l)2.
B. 1/2 k(∆l).
C. -1/2 k(∆l).
D. -1/2 k(∆l)2.
-
Câu 14:
Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản không khí. Trong quá trình MN
A. Động năng tăng.
B. Thế năng giảm.
C. Cơ năng cực đại tại N.
D. Cơ năng không đổi.
-
Câu 15:
Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8 m) ném lên một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg. Lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?
A. 4 J.
B. 1 J.
C. 5 J.
D. 8 J.
-
Câu 16:
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của phân tử ?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Giữa các phân tử có khoảng cách.
C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
-
Câu 17:
Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ thì giữa các phân tử có đặc điểm gì?
A. Chỉ có lực hút.
B. Chỉ có lực đẩy.
C. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
D. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút.
-
Câu 18:
Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử của vật chất ở thế khí ?
A. Chuyển động hỗn loạn.
B. Chuyển động không ngừng.
C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.
D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
-
Câu 19:
Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí ?
A. Thể tích.
B. Khối lượng.
C. Nhiệt độ tuyệt đối.
D. Áp suất.
-
Câu 20:
Trong các hệ thức sau đây hệ thức nào không phù hợp với định luật Bôi -lơ - Ma-ri-ốt ?
A. p∼1/V
B. V∼1/p
C. V ∽ p
D. p1V1 = p2V2
-
Câu 21:
Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt ?
A. p1V1 = p2V2
B. p1/V1 = p2/V2
C. p1/p2= V1/V2
D. p ∽ V
-
Câu 22:
Một xilanh chứa 150 cm3 khí ở áp suất 2.105 Pa. Pit – tông nén khí trong xilanh xuống còn 100 cm3. Tính áp suất của khí trong xilanh lúc này, coi nhiệt độ như không đổi.
A. 2.105(Pa)
B. 3.105(Pa)
C. 7.105(Pa)
D. 6.105(Pa)
-
Câu 23:
Một quả bóng có dung tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105 Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm3 không khí. Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 45 lần bơm. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không thay đổi.
A. 2,25.105(Pa)
B. 3,25.105(Pa)
C. 4,25.105(Pa)
D. 5,25.105(Pa)
-
Câu 24:
Trong các hệ thức sau đây, hệ thức nào không phù hợp với định luật Sác-lơ ?
A. p ∽ T
B. p ∽ t.
C. p/T = hằng số
D. p1/T1 = p2/T2
-
Câu 25:
Trong hệ tọa độ (p, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích ?
A. Đường hypebol.
B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ.
C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.
D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0.
-
Câu 26:
Hệ thức nào cho sau đây phù hợp với định luật Sác-lơ ?
A. p ∽ t.
B. p1/T1 = p3/T3
C. p/t= hằng số.
D. p1/p2 = T2/T1
-
Câu 27:
Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 30oC và áp suất 2 bar. (1 bar = 105 Pa). Hỏi phải tăng nhiệt độ lên tới bao nhiêu độ để áp suất tăng gấp đôi ?
A. 606K
B. 506K
C. 306K
D. 106K
-
Câu 28:
Một chiếc lốp ô tô chứa không khí có áp suất 5 bar và nhiệt độ 25oC. Khi xe chạy nhanh, lốp xe nóng lên làm cho nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên tới 50oC. Tính áp suất của không khí trong lốp xe lúc này.
A. 5,42(bar)
B. 4,42(bar)
C. 3,42(bar)
D. 2,42(bar)
-
Câu 29:
Trong hệ tọa độ (V, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp ?
A. Đường thẳng song song với trục hoành.
B. Đường thẳng song song với trục tung.
C. Đường hypebol.
D. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ.
-
Câu 30:
Một liên hệ giữa áp suất, thể tích, nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái của khí lí tưởng ?
A. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín.
B. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín.
C. Nung nóng một lượng khí trong một xilanh kín có pit-tông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pit-tông di chuyển.
D. Dùng tay bóp lõm quả bóng bàn.
-
Câu 31:
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm3 khí hiđrô ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 270C. Tính thể tích của lượng khí trên ở nhiệt độ 270C. Tính thể tích của lượng khí trên ở điều kiện chuẩn (áp suất 760mmHg và nhiệt độ 00C ).
A. 36(cm3)
B. 26(cm3)
C. 32(cm3)
D. 14(cm3)
-
Câu 32:
Nội năng của một vật là ?
A. Tổng động năng và thế năng của vật.
B. Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.
D. Nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
-
Câu 33:
Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng ?
A. Nội năng là một dạng năng lượng.
B. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
C. Nội năng là nhiệt lượng.
D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.
-
Câu 34:
Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?
A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
-
Câu 35:
Trong các hệ thức sau, hệ thức nào diễn tả đúng quá trình nung nóng khí trong một bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình.
A. ∆U = A ;
B. ∆U = Q + A ;
C. ∆U = 0 ;
D. ∆U = Q.
-
Câu 36:
Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức ∆U = A + Q phải có giá trị nào sau đây?
A. Q < 0 và A > 0 ;
B. Q > 0 và A > 0;
C. Q > 0 và A < 0;
D. Q < 0 và A < 0.
-
Câu 37:
Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng ?
A. ∆U = Q với Q > 0 ;
B. ∆U = Q + A với A > 0 ;
C. ∆U = Q + A với A < 0 ;
D. ∆U = Q với Q < 0.
-
Câu 38:
Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xi-lanh. Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J.
A. 20 J.
B. 40 J.
C. 60 J.
D. 80 J.
-
Câu 39:
Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 100 J. Khí nở ra thực hiện công 70 J đẩy pit-tông lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí.
A. 20 (J).
B. 30 (J).
C. 40 (J).
D. 50 (J).
-
Câu 40:
Khi truyền nhiệt lượng 6.106 J cho khí trong một xilanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pit-tông lên làm thể tích của khí tăng lên 0,5 m3. Tính độ biến thiên nội năng của khí. Biết áp suất của khí là 8.106 N/m2 và coi áp suất là không đổi trong quá trình khí thực hiện công.
A. ΔU=6.106(J)
B. ΔU=4.106(J)
C. ΔU=2.106(J)
D. ΔU=7.106(J)