Đề thi HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021-2022
Trường THCS Văn Lang
-
Câu 1:
Nhiều vật sau khi cọ xát ………… các vật khác
A. Có khả năng đẩy
B. Có khả năng hút
C. Có khả năng hút hay đẩy
D. Không có khả năng hút hay đẩy
-
Câu 2:
Khi lau kính bằng dẻ khô ta thấy các sợi bông bám vào kính bởi:
A. Tấm kính bị nóng lên nên có thể hút các sợi bông
B. Nhiệt độ của tấm kính thay đổi do vậy nó hút các sợi bông
C. Tấm kính bị nhiễm điện do vậy nó hút các sợi bông
D. Khi lau chùi, kính bị xước và hút các sợi bông
-
Câu 3:
Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào?
A. Vì các hạt bụi nhỏ và rất dính.
B. Vì cánh quạt có điện.
C. Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện.
D. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện.
-
Câu 4:
Ở xứ lạnh, vào mùa đông, một người đi tất (vớ) trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị điện giật. Hãy giải thích vì sao?
A. Vì khi đi trên thảm, có sự cọ xát với thảm nên bị nhiễm điện.
B. Do hiện tượng phóng điện giữa người và tay nắm cửa.
C. Cả A và B đều sai
D. Cả hai câu A và B đều đúng.
-
Câu 5:
Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?
A. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.
B. Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện, nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện.
C. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện.
D. Câu A và C đều đúng.
-
Câu 6:
Một nguyên tử trung hòa về điện khi:
A. Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân.
B. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích âm của hạt nhân.
C. Tổng điện tích dương của các electron có trị truyệt đối lớn hơn điện tích dương của hạt nhân.
D. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối nhỏ hơn điện tích dương của hạt nhân.
-
Câu 7:
Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?
A. Nhận thêm electron
B. Mất bớt electron
C. Mất bớt điện tích dương
D. Nhận thêm điện tích dương
-
Câu 8:
Trong nguyên tử bình thường thì điện tích của hạt nhân so với tổng điện tích âm của các electron là
A. Bằng nhau
B. Lớn hơn
C. Nhỏ hơn
D. Có lúc lớn, lúc nhỏ
-
Câu 9:
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua?
A. Một chiếc quạt đang chạy.
B. Một thanh ebonit cọ xát vào len.
C. Một bóng đèn đang sáng.
D. Máy tính đang hoạt động.
-
Câu 10:
Hạt nào sau đây dịch chuyển thành dòng có hướng thì tạo thành dòng điện
A. Hạt electron
B. Hạt nguyên tử
C. Hạt mang điện dương
D. Hạt electron hoặc hạt mang điện dương.
-
Câu 11:
Khi nối hai cực của một viên pin với một bóng đèn nhỏ nhưng bóng đèn vẫn không sáng. Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể là
A. Dây tóc bóng đèn bị đứt
B. Các đầu dây nối vặn chưa chặt với hai cực pin, với hai chốt của đèn.
C. Pin đã hết
D. Cả ba ý trên đều có thể là nguyên nhân.
-
Câu 12:
Một đèn pin đang sáng, nếu tháo pin ra và đảo chiều một cục pin thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Đèn vẫn sáng
B. Đèn không sáng
C. Đèn sẽ bị cháy
D. Đèn sáng mờ.
-
Câu 13:
Hãy cho biết vật hay chất chất nào sau đây cách điện:
A. Không khí
B. Đoạn dây đồng.
C. Nước muối.
D. Dung dịch axit.
-
Câu 14:
Tại sao trong các thí nghiệm về tĩnh điện người ta phải treo các vật nhiễm điện bằng các sợi tơ mảnh và khô?
A. Vì tơ là chất liệu dễ tìm
B. Vì tơ là chất chỉ cho điện tích truyền qua theo 1 chiều nhất định
C. Vì tơ là chất không cho điện tích truyền qua và rất nhẹ
D. Vì tơ là chất dẫn điện tốt
-
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất dẫn điện và chất cách điện?
A. Các kim loại là những chất dẫn điện
B. Những chất tạo thành vật mà điện tích không thể truyền qua gọi là chất cách điện
C. Các dung dịch muối, axit, bazơ là những chất dẫn điện
D. Những chất tạo thành vật mà điện tích có thể truyền qua gọi là chất cách điện
-
Câu 16:
Trong một mạch điện mà các bộ phận được mắc nối tiếp với nhau, nếu một bộ phận bị hỏng không cho dòng điện chạy qua thì các bộ phận còn lại sẽ:
A. Vẫn có dòng điện chạy qua và hoạt động bình thường
B. Không có dòng điện chạy qua nên ngừng hoạt động
C. Vẫn có dòng điện chạy qua và hoạt động mạnh thêm
D. Vẫn có dòng điện chạy qua nhưng hoạt động yếu đi
-
Câu 17:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Vật dẫn điện……..khi ………….chạy qua.
A. Nóng lên, có dòng điện
B. Nóng lên, không có dòng điện
C. Không nóng lên, có dòng điện
D. Tất cả đều sai
-
Câu 18:
Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường
A. Quạt điện
B. Cầu chì
C. Ti vi
D. Không có trường hợp nào
-
Câu 19:
Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?
A. Thanh nung của nồi cơm điện
B. Rađiô (máy thu thanh)
C. Điôt phát quang (đèn LED)
D. Ruột ấm điện
-
Câu 20:
Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường ?
A. Bóng điện bút thử điện
B. Đèn điôt phát quang
C. Quạt điện
D. Không có trường hợp nào.
-
Câu 21:
Chọn đáp án đúng. Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì cần phải làm như thế nào?
A. Nối một thanh kẽm với cực âm và nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện
B. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muỗi kẽm rồi nối thanh kẽm với cực dương của nguồn điện.
C. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muỗi kẽm và đun nóng dung dịch này một thời gian
D. Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muỗi kẽm
-
Câu 22:
Một bạn nói: Có thể dùng la bàn để kiểm tra xem trong một dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không? Theo em thì bạn đó dựa vào tác dụng
A. Tác dụng sinh lí.
B. Tác dụng hóa học
C. Tác dụng từ.
D. Tác dụng nhiệt.
-
Câu 23:
Để chế tạo máy sấy tóc, người ta ứng dụng tác dụng của dòng điện nào sau đây:
A. Tác dụng sinh lí
B. Tác dụng phát sáng.
C. Tác dụng hóa học
D. Tác dụng nhiệt.
-
Câu 24:
Trong các trường hợp sau đây , trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện?
A. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ
B. Dòng điện chạy qua cái quạt làm cánh quạt quay
C. Dòng điện chạy qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên
D. Dòng điện chạy qua mỏ hàn làm cho mỏ hàn nóng lên
-
Câu 25:
Trong các câu sau đây, câu nào có liên quan đến tác dụng từ của dòng điện?
A. Dòng điện chạy qua cuộn dây làm cho cuộn dây làm cho cuộn dây có tác dụng như 1 nam châm.
B. Dòng điện chạy qua máy bơm nước làm máy bơm nước làmcho máy bơm có thể hút được nước từ dưới thấp đẩy lên cao.
C. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm cho bóng đèn sáng lên.
D. Dòng điện chạy qua bàn là làm cho bàn là nóng lên.
-
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đơn vị của cường độ dòng điện và mối liên hệ giữa các đơn vị của cường độ dòng điện với nhau?
A. Cường độ dòng điện có đơn vị là ampe (A)
B. Liên hệ giữa ampe và miliampe là: 1 mA= 0,001 A
C. Liên hệ giữa ampe và micrô ampe là: 1 A = 10000 µA
D. MA cũng là đơn vị của cường độ dòng điện
-
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối tương quan giữa cường độ dòng điện qua bóng đèn và độ sáng của bóng đèn?
A. Độ sáng của bóng đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện chạy qua nó
B. Trong giới hạn cho phép, bóng đèn càng sáng yếu khi cường độ dòng điện càng giảm
C. Trong giới hạn cho phép, bóng đèn càng mạnh khi cường độ dòng điện càng tăng
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng
-
Câu 28:
Để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn dây tóc trong khoảng 0,1A đến 0,5A. Dùng ampe kế có GHĐ và ĐCNN nào sau đây là phù hợp nhất:
A. GHĐ là 2A, ĐCNN là 0,2A.
B. GHĐ là 400mA, ĐCNN là 2mA.
C. GHĐ là 400mA, ĐCNN là 2mA.
D. GHĐ là 1A, ĐCNN là 0,2A.
-
Câu 29:
Một học sinh dùng ampe kế có ĐCNN là 0,2A để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn nhiều lần khác nhau. Các số liệu được ghi như sau, cách ghi nào đúng:
A. 1300mA
B. 1,3A
C. 1A
D. 0,8A
-
Câu 30:
Với một bóng đèn nhất định, dòng điện chạy qua đèn có cường độ .......thì đèn càng sáng
A. Càng lớn
B. Càng nhỏ
C. Không thay đổi
D. Bất kỳ
-
Câu 31:
Trong một mạch điện có hai ampe kế giống nhau, một đặt trước nguồn điện, một đặt sau nguồn điện. Khi đó:
A. Số chỉ hai ampe kế là như nhau
B. Ampe kế đầu có chỉ số lớn hơn
C. Ampe kế sau có chỉ số lớn hơn
D. Số chỉ hai ampe kế khác nhau
-
Câu 32:
Chọn câu đúng: Dòng điện trong mạch có cường độ nhỏ, khi đó:
A. Tác dụng từ trên nam châm điện càng mạnh
B. Tác dụng nhiệt trên bàn là, bếp điện càng mạnh
C. Tác dụng sinh lí đối với sinh vật và con người yếu
D. Bóng đèn mắc trong mạch càng sáng
-
Câu 33:
Một mạch điện gồm ampe kế mắc nối tiếp với một bóng đèn có cường độ định mức 1,55A. Đèn sẽ sáng bình thường khi ampe kế chỉ:
A. 1,75A
B. 0,45A
C. 1,55A
D. 3,1A
-
Câu 34:
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, ta phải mắc ………… với đoạn mạch đó
A. Ampe kế nối tiếp
B. Ampe song song
C. Vôn kế song song
D. Vôn kế nối tiếp
-
Câu 35:
Trên vôn kế, ở các chốt nối dây có kí hiệu dấu (+) và dấu (-). Chọn câu đúng trong các câu sau
A. Dấu (+) phải được nối với cực dương của nguồn, dấu (-) phải nối với cực âm của nguồn
B. Dấu (+) phải được nối với cực dương của nguồn, dấu (-) phải nối với cực dương của nguồn
C. Dấu (+) phải được nối với cực âm của nguồn, dấu (-) phải nối với cực dương của nguồn
D. Dấu (+) phải được nối với cực âm của nguồn, dấu (-) phải nối với cực âm của nguồn
-
Câu 36:
Chọn câu đúng:
A. 1V=1000mV
B. 5kV=5.106V
C. 1mV=0,01V
D. 0,25mV=250V
-
Câu 37:
Có hai bóng đèn cùng loại 24 V được mắc song song với nhau, để hai đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện sẽ là
A. 12 V
B. 24 V
C. 30 V
D. 32 V
-
Câu 38:
Trên 1 bóng đèn ghi kí hiệu 6V - 3W. Bóng đèn này có thể sử dụng tốt nhất với hiệu điện thế là bao nhiêu?
A. 6 V
B. 3 V
C. 18 V
D. Bất kì hiệu điện thế nào
-
Câu 39:
Cần phải chú ý sử dụng điều nào dưới đây khi sử dụng cầu chì?
A. Phải mắc thật gần dụng cụ hay thiết bị mà nó cần bảo vệ
B. Luôn chọn dây chì thật mảnh (nhỏ) để nó dễ nóng chảy
C. Luôn chọn dây chì lớn (to) để cầu chì bền chắc
D. Luôn chọn dây chì phù hợp đối với mỗi thiết bị hay dụng cụ điện mà nó cần bảo vệ
-
Câu 40:
Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống: Dòng điện……chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại một vị trí ..... của cơ thể.
A. Có thể, bất kì nào
B. Có thể, tay, chân
C. Sẽ, trên đầu tóc
D. Không thể, nào đó