510 câu trắc nghiệm Nguyên lí hệ điều hành
Với hơn 500 câu trắc nghiệm Nguyên lí hệ điều hành (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành IT tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu về kiến trúc và nguyên lý hoạt động của hệ điều hành; cơ chế quản lý tài nguyên trong hệ điều hành, bao gồm quản lý và điều độ tiến trình, cơ chế đa luồng, các cơ chế quản lý bộ nhớ, quản lý và điều khiển vào ra, hệ thống file... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nguyên tắc nào sau đây giúp cho hệ thống sử dụng bộ nhớ một cách linh hoạt và hệ điều hành không bị phụ thuộc vào cấu hình bộ nhớ cụ thể?
A. Nguyên tắc lặp chức năng
B. Nguyên tắc tương đối trong định vị
C. Nguyên tắc Macro Processor
D. Nguyên tắc khởi tạo khi cài đặt
-
Câu 2:
Tất cả các hệ điều hành đều sử dụng nguyên tắc này trong đối thoại giữa người và máy, nó giúp cho quá trình đối thoại linh hoạt hơn mà không cần tới một chương trình dịch phức tạp. Nguyên tắc nói trên thuộc đáp án nào sau đây?
A. Nguyên tắc lặp chức năng
B. Nguyên tắc tương đối trong định vị
C. Nguyên tắc Macro Processor
D. Nguyên tắc khởi tạo khi cài đặt
-
Câu 3:
Để cho dữ liệu trong máy tính thực sự an toàn. Khi thiết kế hệ điều hành, người ta đặc biệt quan tâm đến nguyên tắc nào sau đây?
A. Nguyên tắc giá trị chuẩn
B. Nguyên tắc tương đối trong định vị
C. Nguyên tắc Macro Processor
D. Nguyên tắc bảo vệ nhiều mức
-
Câu 4:
Hãy chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau: "Hệ điều hành được nạp ... "
A. trước khi các chương trình ứng dụng được kích hoạt
B. sau khi các chương trình ứng dụng được kích hoạt
C. trong khi các chương trình ứng dụng được kích hoạt
D. khi các chương trình ứng dụng có yêu cầu nạp hệ điều hành
-
Câu 5:
Chức năng nào sau đây không phải là chức năng của hệ điều hành?
A. Đảm bảo giao tiếp giữa người dùng và máy
B. Thực hiện tìm kiếm thông tin trên Internet
C. Tổ chức quản lí và sử dụng một cách tối ưu tài nguyên của máy tính
D. Cung cấp phương tiện để thực hiện các chương trình khác
-
Câu 6:
Hệ điều hành đảm nhiệm công việc nào dưới đây?
A. Soạn thảo văn bản
B. Giao tiếp với ổ đĩa cứng, quản lí bộ nhớ trong
C. Chơi trò chơi điện tử
D. Giải các bài toán trên máy tính
-
Câu 7:
Hãy chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau: “Khi khởi động máy tính, hệ điều hành được nạp vào ... “
A. bộ nhớ RAM
B. bộ nhớ ROM
C. ổ cứng máy tính
D. bộ xử lý trung tâm
-
Câu 8:
Hãy chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hệ điều hành thường được lưu trữ trong ... “
.
A. ROM
B. RAM
C. Bộ nhớ ngoài
D. Bộ xử lí trung tâm
-
Câu 9:
Hệ điều hành có bao nhiêu tính chất cơ bản?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 10:
Khi thiết kế và xây dựng hệ điều hành, người ta phải tuân thủ bao nhiêu nguyên tắc?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 11:
Chức năng quản lý tiến trình của hệ điều hành bao gồm:
A. Tạo và xóa các tiến trình của người sử dụng và hệ thống
B. Ngừng và bắt đầu lại các tiến trình
C. Tạo các cơ chế để đồng bộ hóa các tiến trình
D. Cả 3 phương án đều đúng
-
Câu 12:
Trong các phương án sau đây, đâu là chức năng quản lý bộ nhớ trong của hệ điều hành?
A. Cấp phát và thu hồi không gian nhớ cho các tiến trình
B. Lưu trữ dữ liệu của người dùng vào bộ nhớ hiện đang sử dụng
C. Quyết định người dùng được phép sử dụng và tiến trình nào được phép đưa vào
D. Định dạng bộ nhớ khi cần thiết
-
Câu 13:
Hãy cho biết trong các phương án sau, phương án nào không phải nhiệm vụ của hệ điều hành trong việc quản lý file?
A. Ánh xạ các file lên bộ nhớ phụ
B. Ghi dự phòng các file lên bộ nhớ ổn định
C. Tạo, xóa file và thư mục
D. Cấp quyền truy nhập cho người dùng vào bộ nhớ ngoài
-
Câu 14:
Hệ thống máy tính cho phép nhiều người cùng sử dụng, nhiều tiến trình hoạt động song song. Để đảm bảo an toàn và bảo vệ hệ thống, hệ điều hành cần phải làm gì?
A. Bảo vệ các tài nguyên sử dụng chung, ngăn chặn khả năng sai sót của tiến trình
B. Cho phép cài đặt các phần mềm bảo vệ
C. Ngăn chặn sự lây lan phá hoại của các chương trình virus
D. Ngăn chặn sự phá hoại của các đối tượng thông qua hệ thống mạng
-
Câu 15:
Để các máy tính có thể kết nối với nhau thành mạng máy tính thì hệ điều hành phải hỗ trợ khả năng nào?
A. Khả năng quản lý trên mạng
B. Khả năng chia sẻ tài nguyên trên mạng
C. Khả năng truyền thông trên mạng
D. Cả 3 phương án đều đúng
-
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây là chính xác về hệ thống giải thích lệnh?
A. Là thành phần đóng vai trò tạo giao diện giữa hệ thống máy tính và người dùng, giúp máy tính hiểu và xử lý các chỉ thị, các lệnh của người dùng
B. Là thành phần đóng vai trò tạo giao diện giữa hệ thống máy tính và người dùng, giúp hệ điều hành hiểu và xử lý các chỉ thị, các lệnh của người dùng
C. Là thành phần quan trọng nhất của hệ điều hành, đóng vai trò tạo giao diện giữa hệ thống máy tính và người dùng, giúp máy tính hiểu và xử lý các chỉ thị, các lệnh của người dùng
D. Là thành phần quan trọng nhất của hệ điều hành, đóng vai trò tạo giao diện giữa hệ thống máy tính và người dùng, giúp CPU hiểu và xử lý các chỉ thị, các lệnh của người dùng
-
Câu 17:
Các chương trình đi kèm với hệ điều hành Windows nhằm hỗ trợ người dùng thực hiện các thao tác: truy cập Web, Paint, Notepad, các chương trình trò chơi giải trí”. Đáp án nào sau đây nói về các chương trình trên?
A. Các chương trình điều khiển
B. Các chương trình tiện ích
C. Các chương trình ứng dụng
D. Các chương trình thiết kế hệ thống
-
Câu 18:
Đáp án nào sau đây là phát biểu chính xác về tiến trình?
A. là một chương trình đang ở trong bộ nhớ ngoài
B. là một chương trình đang xử lý, sở hữu một không gian địa chỉ, một con trỏ lệnh, một tập các thanh ghi và stack
C. là một chương trình đang xử lý, sở hữu một con trỏ lệnh, một tập các thanh ghi và các biến
D. là một chương trình trong bộ nhớ, sở hữu một con trỏ lệnh, một tập các thanh ghi và các biến
-
Câu 19:
Hãy cho biết, có bao nhiêu trạng thái của tiến trình trong máy tính?
A. 3 trạng thái
B. 4 trạng thái
C. 5 trạng thái
D. 6 trạng thái
-
Câu 20:
Khi nào thì một tiến trình chuyển trạng thái từ Waiting sang trạng thái Ready?
A. Tiến trình được cấp phát không gian nhớ
B. Tiến trình được cấp phát CPU
C. Tiến trình được tăng độ ưu tiên
D. Tiến trình được cung cấp đủ tài nguyên
-
Câu 21:
Hệ điều hành quản lý hoạt động của các tiến trình trong hệ thống thông qua khối mô tả tiến trình (Process Control Block – PCB). Thành phần nào sau đây không thuộc khối mô tả?
A. Con trỏ trạng thái của tiến trình
B. Thông tin về tiến trình đang sử dụng hoặc được phép sử dụng
C. Vùng nhớ lưu trữ giá trị các thanh ghi mà tiến trình đang sử dụng
D. Số thứ tự của tiến trình
-
Câu 22:
Đáp án nào sau đây mô tả đúng về tiến trình độc lập?
A. Trạng thái của nó không bị chia sẻ với bất kỳ tiến trình nào khác
B. Tiến trình có thể dừng hoặc bắt đầu lại mà không gây ảnh hưởng đến tiến trình khác
C. Việc thực hiện tiến trình là đơn định
D. Cả 3 phương án đều đúng
-
Câu 23:
Đáp án nào sau đây mô tả đúng về tiến trình hợp tác?
A. Trạng thái của nó bị chia sẻ cho các tiến trình khác
B. Nếu tiến trình dừng hoặc bắt đầu lại sẽ gây ảnh hưởng đến tiến trình khác
C. Tiến trình không thể tái hiện
D. Cả 3 phương án đều đúng
-
Câu 24:
Giả sử tiến trình A sinh ra tiểu trình B và C. Hãy cho biết câu nào sau đây là không chính xác?
A. Tiểu trình B và C không sử dụng chung con trỏ lệnh
B. Tiểu trình B và C không sử dụng chung tập thanh ghi
C. Tiểu trình B và C không sử dụng chung stack
D. Tiểu trình B và C không sử dụng chung không gian địa chỉ
-
Câu 25:
X là một vùng nhớ lưu trữ các thông tin mô tả về tiến trình, nó có nhiều thành phần. Thông tin về danh sách các tài nguyên hệ thống mà tiến trình X đang sử dụng thuộc loại thành phần nào sau đây?
A. Định danh của tiến trình
B. Trạng thái của tiến trình
C. Thông tin giao tiếp
D. Ngữ cảnh của tiến trình
-
Câu 26:
Tiến trình đang thực thi sẽ chuyển về trạng thái nào khi xảy ra sự kiện đợi một thao tác yêu cầu tạm dừng?
A. Ready
B. Halt
C. Waiting
D. New
-
Câu 27:
Hành động nào hệ điều hành sẽ thực thi một tiến trình mới sinh ra?
A. Cấp CPU ngay cho tiến trình
B. Giao ngay các tài nguyên mà tiến trình cần
C. Tạo ngay khối PCB để quản lý tiến trình
D. Cả 3 phương án trên đều đúng
-
Câu 28:
Độ ưu tiên của các tiến trình cho biết ...?
A. process được sử dụng CPU nhiều
B. process chiếm nhiều vùng nhớ
C. tầm quan trọng của process
D. process được xử lý nhanh hơn
-
Câu 29:
Có bao nhiêu phương pháp giải quyết bài toán đoạn tới hạn?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 30:
Trong các phương pháp sau, phương pháp nào không phải là phương pháp giải quyết bài toán đoạn tới hạn?
A. Phương pháp khóa trong
B. Phương pháp kiểm tra và xác lập
C. Phương pháp đèn hiệu
D. Phương pháp dùng trình ký tự
-
Câu 31:
Trong các phương án sau, phương án nào là phương pháp giải quyết bài toán đoạn tới hạn?
A. Phương pháp dùng trình thư ký
B. Phương pháp tổ chức liên lạc giữa các tiến trình
C. Phương pháp tổ chức khóa chương trình
D. Phương án a và b đúng
-
Câu 32:
Thuật toán “Dekker” được dùng để giải quyết bài toán tới hạn. Hãy cho biết thuật toán trên thuộc phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp khóa trong
B. Phương pháp kiểm tra và xác lập
C. Phương pháp đèn hiệu
D. Phương pháp dùng trình thư ký
-
Câu 33:
Hai phép xử lý WAIT và SIGNAL được sử dụng trong phương pháp nào sau đây để giải quyết bài toán tới hạn?
A. Phương pháp khóa trong
B. Phương pháp kiểm tra và xác lập
C. Phương pháp đèn hiệu
D. Phương pháp dùng trình thư ký
-
Câu 34:
Khi tiến trình muốn sử dụng tài nguyên, hệ thống gắn monitor vào tiến trình. Nếu được phép sử dụng tài nguyên thì tiến trình sẽ được tiếp tục bình thường, ngược lại thì tiến trình được xếp vào hàng đợi. Hãy cho biết trên đây là cơ chế hoạt động của phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp khóa trong
B. Phương pháp dùng trình thư ký
C. Phương pháp kiểm tra và xác lập
D. Phương pháp đèn hiệu
-
Câu 35:
"Mỗi tiến trình sử dụng một byte trong bộ nhớ RAM để làm khóa. Khi tiến trình vào đoạn tới hạn, byte khóa của nó được gán =1 để thông báo cho các tiến trình còn lại biết tài nguyên găng đã được sử dụng”. Đáp án nào sau đây nói về vấn đề trên?
A. Phương pháp khóa trong
B. Phương pháp dùng trình thư ký
C. Phương pháp kiểm tra và xác lập
D. Phương pháp đèn hiệu
-
Câu 36:
Phương pháp … không đòi hỏi công cụ đặc biệt, do đó có thể tổ chức bằng một ngôn ngữ bất kỳ và thực hiện trên mọi hệ thống. Tuy nhiên độ phức tạp sẽ tăng khi số tiến trình nhiều hoặc số lượng đoạn tới hạn trong các tiến trình lớn. Hãy lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ thiếu trên?
A. Dùng trình thư ký
B. Khóa trong
C. Kiểm tra và xác lập
D. đèn hiệu
-
Câu 37:
Phương pháp ... đơn giản, độ phức tạp không tăng khi số tiến trình và số đoạn tới hạn tăng. Tuy nhiên tiến trình vẫn phải chờ đợi tích cực, khó xác định được tiến trình nào sẽ vào đoạn tới hạn khi có quá nhiều tiến trình cùng chờ. Hãy lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ thiếu trên?
A. dùng trình thư ký
B. khóa trong
C. kiểm tra và xác lập
D. đèn hiệu
-
Câu 38:
Ở phương pháp này, mỗi tiến trình chỉ cần kiểm tra quyền vào đoạn tới hạn một lần, sau đó nó được vào đoạn tới hạn hoặc phải xếp hàng đợi; trong khi đợi, tiến trình không ở trạng thái tích cực. Hãy cho biết đáp án nào sau đây nói đến vấn đề trên?
A. Phương pháp khóa trong
B. Phương pháp dùng trình thư ký
C. Phương pháp kiểm tra và xác lập
D. Phương pháp đèn hiệu
-
Câu 39:
Phương pháp tổ chức liên lạc giữa các tiến trình được hệ điều hành xây dựng dựa trên 3 thao tác: (1) Receive message (2)Send message (3)Communication link Hãy lựa chọn thứ tự thực hiện các thao tác trong các phương án sau:
A. (1) – (2) – (3)
B. (2) – (1) – (3)
C. (3) – (2) – (1)
D. (2) – (3) – (1)
-
Câu 40:
Đáp án nào sau đây phát biểu chính xác về hiện tượng “bế tắc”?
A. Bế tắc là trạng thái khi hai hoặc nhiều tiến trình cùng chờ đợi một số sự kiện nào đó từ bên ngoài
B. Bế tắc là trạng thái các tiến trình cùng chờ đợi một số sự kiện nào đó từ bên ngoài được nạp vào để tiếp tục hoạt động
C. Bế tắc là trạng thái khi nhiều tiến trình cùng chờ đợi một số sự kiện nào đó và nếu không có tác động đặc biệt từ bên ngoài thì sự chờ đợi đó là vô hạn
D. Bế tắc là trạng thái nhiều tiến trình cùng chờ đợi một số sự kiện nào đó và nếu không có tác động đặc biệt từ bên ngoài thì sẽ dẫn đến xung đột
-
Câu 41:
Trong các lựa chọn sau, lựa chọn nào không phải là điều kiện xảy ra bế tắc trong hệ thống?
A. Có tài nguyên găng
B. Có hiện tượng giữ và đợi
C. Không có hệ thống phân phối lại tài nguyên
D. Có hiện tượng tranh chấp tài nguyên
-
Câu 42:
Để phòng tránh bế tắc xảy ra trong hệ thống, hệ điều hành sử dụng biện pháp khác nhau. Trong các biện pháp sau, biện pháp nào không phải là biện pháp phòng tránh bế tắc của hệ điều hành?
A. Ngăn ngừa bế tắc
B. Dự báo và tránh bế tắc
C. Phát hiện và xử lý bế tắc
D. Duy trì một thời gian nhất định rồi mới xử lý bế tắc
-
Câu 43:
Để phòng ngừa bế tắc xảy ra, cần phải đảm bảo 4 điều kiện sau: - Loại bỏ tài nguyên găng; - Loại bỏ yếu tố giữ và đợi - ……..? -Loại bỏ yếu tố chờ đợi vòng tròn. Hãy chọn phương án nào sau đây để điền vào điều kiện còn thiếu ở trên.
A. Xây dựng hệ thống ngắt cứng không che được
B. Xây dựng hệ thông ngắt mềm che được
C. Xây dựng hệ thống ngắt tài nguyên
D. Xây dựng hệ thống ngắt cứng và ngắt mềm không che được
-
Câu 44:
Khi hệ thống gặp bế tắc, hệ điều hành có thể áp dụng phương pháp nào sau đây để giải quyết. Hãy lựa chọn một phương án đúng nhất?
A. Thông báo cho Operator biết để tự xử lý
B. Đình chỉ hoạt động của tiến trình
C. Thu hồi tài nguyên từ một số tiến trình để cấp phát cho các tiến trình đang có nhu cầu
D. Cả 3 phương án đều đúng
-
Câu 45:
Khi giải quyết bài toán miền găng, điều kiện nào sau đây là không cần thiết?
A. Không có hai tiến trình nào ở trong miền giăng cùng một lúc
B. Phải giả thiết tốc độ các tiến trình, cũng như về số lượng bộ xử lí
C. Một tiến trình bên ngoài miền giăng không được ngăn cản các tiến trình khác vào miền giăng
-
Câu 46:
Phát biểu nào sau đây là chính xác về giờ CPU?
A. là thời gian CPU xử lý các tiến trình từ ki bắt đầu đến khi kết thúc
B. là thời gian mà CPU phục vụ cho tiến trình hoạt động
C. là tổng thời gian xử lý một tiến trình đưa vào hệ thống
D. là tổng thời gian xử lý các tiến trình đưa vào hệ thống
-
Câu 47:
Một tiến trình đang trong trạng thái thực hiện và nó sẽ rời khỏi trạng thái này nếu?
A. Tiến trình đã hoàn thành công việc và chuyển sang trạng thái kết thúc
B. Tiến trình tự ngắt
C. Tiến trình sử dụng hết giờ CPU dành cho nó
D. Cả 3 phương án đều đúng
-
Câu 48:
Những trạng thái nào sau đây của tiến trình liên quan đến giờ của CPU?
A. New, Ready, Running
B. Ready, Running, Halt
C. Ready, Running, Waiting
D. Running, Waiting, Halt
-
Câu 49:
Tại mỗi thời điểm nhất định, trong hệ điều hành đa nhiệm có bao nhiêu tiến trình được phân phối giờ CPU?
A. 1 tiến trình
B. 2 tiến trình
C. 3 tiến trình
D. Tất cả các tiến trình
-
Câu 50:
Có bao nhiêu trạng thái của tiến trình liên quan đến giờ CPU?
A. 2 trạng thái
B. 3 trạng thái
C. 4 trạng thái
D. 5 trạng thái