1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khái niệm nào sau đây về lợi nhuận là đúng.
A. Lợi nhuận là giá trị thặng dư khi được coi là con đẻ của tư bản ứng trước.
B. Lợi nhuận là phần còn lại sau khi đem tổng doanh thu (TR) trừ đi tổng chi phí (TC).
C. Là lợi nhuận sau thuế trong hoạt động kinh doanh.
-
Câu 2:
Phạm trù lợi nhuận bình quân phản ánh:
A. Toàn bộ giai cấp tư sản bóc lột toàn bộ giai cấp công nhân.
B. Các hình thái thu nhập không lao động trong chủ nghĩa tư bản đều có nguồn gốc từ giá trị thặng dư trong sản xuất.
C. Tất cả giai cấp tư sản đều không lao động.
D. Cả 3 yếu tố trên.
-
Câu 3:
Một trong năm đặc trưng về xã hội - xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu” được nêu ra trong:
A. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VI.
B. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII.
C. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII.
D. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX
-
Câu 4:
Luận điểm “Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội” được nêu ra trong:
A. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VI.
B. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII.
C. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII.
D. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX.
-
Câu 5:
Luận điểm công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa bắt đầu được nêu ra từ:
A. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII.
B. Văn kiện đại hội Đảng giữa nhiệm kỳ khóa VII.
C. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII.
D. Văn kiện hội nghị trung ương lần thứ 7 (khóa VII).
-
Câu 6:
Quan điểm “Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” ngày nay được gọilà “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được chính thức khẳng định từ:
A. Hội nghị Ban chấp hành trung ương 6 (khóa IV).
B. Hội nghị Ban chấp hành trung ương 3 (khóa V).
C. Hội nghị Ban chấp hành trung ương 6 (khóa VI).
D. Hội nghị Ban chấp hành trung ương 7 (khóa VII).
-
Câu 7:
Tích lũy nội bộ của nền kinh tế Việt Nam đạt mức 27% GDP vào năm:
A. 1998.
B. 1999.
C. 2000.
D. 2003.
-
Câu 8:
Tỉ trọng sản phẩm nông nghiệp Việt Nam từ 38,7% GDP giảm xuống còn 24,3 % GDP là thành tựu đạt được thời kỳ:
A. 1991 – 1995.
B. 1995 – 1996.
C. 1991 – 2000.
D. 1996 – 2003.
-
Câu 9:
Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất là:
A. Quan hệ sản xuất.
B. Mặt cơ bản của quan hệ sản xuất.
C. Là quan hệ pháp lý.
D. Là quan hệ kinh tế.
-
Câu 10:
Sở hữu Nhà nước ở Việt Nam là:
A. Sở hữu công cộng.
B. Sở hữu tòan dân.
C. Hình thức thể hiện và thực hiện sở hữu tòan dân.
D. Sở hữu xã hội hóa.
-
Câu 11:
Sở hữu tập thể là:
A. Sở hữu của hợp tác xã.
B. Sở hữu của tổ sản xuất.
C. Sở hữu của một nhóm người.
D. Là hình thức sở hữu chung của những người lao động trực tiếp.
-
Câu 12:
Quan hệ sở hữu do:
A. Quan hệ sản xuất quyết định.
B. Nhà nước quyết định.
C. Quốc hội quyết định.
D. Trình độ của lực lượng sản xuất quyết định.
-
Câu 13:
“Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” là Nghị quyết được nêu:
A. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thức IX.
B. Trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX.
C. Trong Nghị quyết Trung ương3 khóa IX.
D. Trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa IX.
-
Câu 14:
“Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” là Nghị quyết được nêu:
A. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX.
B. Trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX.
C. Trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX.
D. Trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa IX.
-
Câu 15:
“Những Đảng viên đang làm chủ doanh nghiệp của tư nhân chấp hành tốt Điều lệ Đảng và luật pháp, chính sách của Nhà nước thì vẫn là Đảng viên của Đảng” được nêu trong:
A. Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX.
B. Trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX.
C. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX.
D. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII.
-
Câu 16:
Thành phần kinh tế Tư bản Nhà nước ở Việt Nam hiện nay thể hiện ở:
A. Các doanh nghiệp liên doanh.
B. Các liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài.
C. Các liên doanh giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân.
D. Các liên doanh giữa kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác.
-
Câu 17:
Đóng góp GDP theo giá thực tế của thành phần kinh tế nhà nước là 38,52% vào năm.
A. 2000.
B. 2001.
C. 2002.
D. 2003.
-
Câu 18:
Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 7,34% vào năm:
A. 2000.
B. 2001.
C. 2002.
D. 2003.
-
Câu 19:
Tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn nước ta tính theo thời gian lao động không được sử dụng là 26,14% vào năm:
A. 2000.
B. 2001.
C. 2002.
D. 2003.
-
Câu 20:
Đóng góp GDP theo giá thực tế của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 13,27% vào năm:
A. 2000.
B. 2001.
C. 2002.
D. 2003.
-
Câu 21:
Các giải pháp đổi mới kinh tế Nhà nước hiện nay là:
A. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
B. Giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
C. Chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.
D. Cả 3 giải pháp trên
-
Câu 22:
Kinh tế tiểu chủ ở Việt Nam hiện nay:
A. Giống với kinh tế tư bản tư nhân nhưng nhỏ hơn.
B. Giống với kinh tế cá thể nhưng lớn hơn.
C. Giống với kinh tế cá thể và khác với kinh tế tư bản tư nhân.
D. Giống kinh tế tư bản tư nhân ở chỗ thuê nhân công, khác kinh tế cá thể ở chỗ thuê nhân công.
-
Câu 23:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vì:
A. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước chưa công nghiệp hóa.
B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội.
C. Tầm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với chủ nghĩa xã hội.
D. Thời kỳ quá độ là thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 24:
“Thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng Xã hội chủ nghĩa” là một nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì:
A. Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. Mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ.
C. Đây là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
D. Cả 3 lý do trên.
-
Câu 25:
Các thành phần kinh tế mâu thuẫn nhau là do:
A. Khác nhau về sở hữu.
B. Khác nhau về mục đích.
C. Sự khác nhau về tính chất và phương thức họat động.
D. Cả 3 lý do trên.
-
Câu 26:
“Phát huy nguồn lực con người là cơ sở để phát triển bền vững” là do:
A. Tất cả các nguồn lực khác nhau đều có hạn.
B. Khả năng sáng tạo của con người là không giới hạn.
C. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
D. Cả 3 lý do trên.
-
Câu 27:
Vì sao, khởi sự công nghịêp hoá, hiện đại hóa Đảng và Nhà nước ta coi “nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”?
A. Vì nông nghiệp là cơ sở để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. Vì đặc điểm kinh tế xã hội ở nước ta khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Vì nền kinh tế là nền kinh tế nông nghiệp.
D. Cả 3 lý do trên.
-
Câu 28:
Sự cần thiết phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam là do:
A. Các điều kiện của kinh tế hàng hóa đang tồn tại khách quan trong nền kinh tế.
B. Tác dụng của phát triển kinh tế hàng hóa đem lại.
C. Yêu cầu đẩy lùi nền kinh tế bao cấp.
D. Cả 3 lý do trên.
-
Câu 29:
Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay là:
A. Phát triển lực lượng sản xuất.
B. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
C. Thiết lập quan hệ sản xuất theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
D. Cả 3 nội dung trên.
-
Câu 30:
“Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần” là:
A. Một trong các mục tiêu của phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
B. Một trong đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
C. Một trong các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế thị trường.
D. Một trong các quan điểm pháttriển kinh tế thị trường.